Làm thế nào để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Làm thế nào để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Trong cuộc sống có những tình huống đẩy chúng ta vào thế bị động, thậm chí tiến thoái lưỡng nan. Những khi ấy áp lực sẽ khiến mọi người mất bình tĩnh. Có những điều chúng ta hay gặp thường ngày như các cuộc phỏng vấn việc làm, thuyết trình trước đám đông hay một số trường hợp khẩn cấp trong gia đình… Chỉ cần từng ấy thôi cũng đủ khiến chúng ta căng thẳng nếu không quen với việc nhanh nhẹn đối phó. Vậy học cách để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống sẽ không chỉ khiến mọi việc trơn tru ngay lập tức mà theo thời gian, nó hình thành nên thói quen tốt giúp bạn có một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát tâm lý của mình khi có áp lực.

Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng.

Trái tim của bạn đập thình thịch vì sắp chuẩn bị bước vào cuộc phỏng vấn với một chuyện gia nước ngoài, vì chiều nay bạn phải trình bày báo cáo tổng kết cho giám đốc…Có phải bạn đang rất căng thẳng không? Đừng nín thở và cũng không cần thở gấp, hãy điều hòa nhịp thở một cách nhẹ nhàng, từ từ. Tập trung suy nghĩ ở một thời điểm nhất định và cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến bạn căng thẳng.

images (2)

Chọn câu trả lời hợp lý.

Giả định rằng bạn không thể tránh được căng thẳng nhưng có phép màu để thay đổi nguyên nhân gây ra nó. Vậy bạn có thay đổi không? Cách tốt nhất hãy lựa chọn phương pháp đối phó thay vì đổi nguyên nhân gây ra nó. Như vậy bạn sẽ tạo cho mình phản ứng tích cực và nhanh nhạy hơn bởi bất cứ cách giải quyết vấn đề nào cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Bạn có thể thoát khỏi stress ngay lập tức hoặc qua một khoảng  thời gian nhất định. Để lựa chọn phương pháp thích hợp hãy thử trả lời một số câu hỏi sau:

– Vấn đề ở đây là gì? Đôi lúc bạn bỏ qua điều này vì bạn thường không suy nghĩ một cách xa hơn. Ví dụ như tại sao bạn bị căng thẳng trước cuộc phỏng vấn? Tại sao bạn lo lắng khi phải trình bày báo cáo với cấp trên? Có khi nào do kỹ năng ngoại ngữ của bạn chưa tốt và bạn chưa chuẩn bị kỹ mọi việc?

– Có thể kiểm soát tình huống hay không? Tất nhiên bạn không thể kiểm soát được những tác động do khách quan mang lại ví dụ như cơn mưa bất chợt đã làm hỏng kế hoạch bữa tiệc ngoài trời nhưng bạn có thể kiểm soát được việc học của mình để có kết quả tốt hơn trong kỳ thi sắp tới.

– Nguyên nhân gây căng thẳng là quá khứ, hiện tại hay tương lai? Bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng có thể giải quyết vấn đề hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy hãy dẹp bỏ những nguyên nhân trong quá khứ gây ra khó khăn cho bạn.

– Dành sự quan tâm và tập trung của bạn vào những điều quan trọng. Cuộc sống là vô cùng quý giá vì vậy không nên để những thứ không liên quan can thiệp làm ảnh hưởng tới những thứ quan trọng hơn đối với chúng ta.

Hãy hành động

Đối mặt với căng thẳng khi bạn đã sẵn sàng. Nếu bạn chỉ biết ngồi lo lắng thì đó chẳng qua là một cách trì hoãn, nhưng trì hoãn sẽ kéo dài hoặc tăng cảm giác căng thẳng của bạn lên mà thôi. Đối diện với căng thẳng ngay từ đầu là một cách giúp bạn thoát khỏi tình huống xấu mà bạn không thể vượt qua. Nếu bạn hy vọng có thể thay đổi kết quả của một tình huống quan trọng thì cách hợp lý nhất là phải hành động càng nhanh càng tốt. Một khi bạn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản thì bạn đã thoát khỏi sự căng thẳng rồi đấy.

Dịch từ www.beginnersinvest.com

Avatar
admin

Comments are closed.