Category Quản trị tài chính

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Assumptions

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Assumptions nghĩa là Giả định.

Giả định là việc không thể thiếu trong việc lập dự báo và dự toán. Công ty phải ghi rõ những giả định cụ thể trong báo cáo để kế toán quản trị có thể dựa vào đó lập dự báo & ngân sách. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để trao đổi với nhà đầu tư, ban quản trị khi trình bày báo cáo ngân sách. Ví dụ: Giả định doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu 10%, hay giả định là nền kinh tế lạm phát 5%.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Cost Management

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Cost Management nghĩa là Quản trị chi phí.

Cost management là một việc không thể thiếu đối với kế toán quản trị. Để có thể quản trị chi phí, kế toán cần học rất nhiều phương pháp tính toán chi phí như:

Cost Plus Pricing: Phương pháp định giá cộng thêm vào chi phí

Indirect cost: Chi phí gián tiếp

Marginal Costing: Phương pháp tính giá trực tiếp

Nếu được giải nghĩa bằng tiếng Việt, mà bạn vẫn chưa hiểu rõ, thì chắc chắn bạn nên tham gia chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA. Vì các thuật ngữ này không đơn giản là dịch ra tiếng Việt mà có thể hiểu được. Mà bạn phải hiểu rõ được cặn kẽ về nguồn gốc, phương pháp tính và cách áp dụng nữa nhé.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Continuous Improvement

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Continuous Improvement nghĩa là Sự cải tiến liên tục.

Sự cải tiến liên tục là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp có thể cải tiến liên tục là câu hỏi khiến nhà quản trị hết sức đau đầu.

Chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA không đơn thuần giải thích thuật ngữ Continuous Improvement, mà còn đưa ra các phương pháp để giúp doanh nghiệp có sự cải tiến liên tục hiệu quả nhất.

Vì vậy, nếu bạn đang muốn phát triển doanh nghiệp hoặc muốn hỗ trợ sếp của mình trong việc cải tiến doanh nghiệp, hãy tham gia ngay khóa học Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA nhé.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Benchmark

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Benchmark nghĩa là Điểm chuẩn.

Benchmark là một phương pháp trong đó doanh nghiệp sẽ chọn một đơn vị đạt chuẩn để so sánh hoặc đặt mục tiêu về chất lượng, dịch vụ hoặc giá cả… hoặc toàn bộ các yếu tố đó. Đơn vị so sánh có thể là đối thủ cạnh tranh tốt nhất, hoặc bộ phận sản xuất tốt nhất, bộ phận dịch vụ tốt nhất….

Phương pháp Benchmark giúp doanh nghiệp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu khi so sánh với đối tượng khác. Từ đó, phân tích về hiệu quả, cách làm để giúp doanh nghiệp trở nên dẫn đầu.

Việc lựa chọn đơn vị để phân tích điểm chuẩn cực kỳ quan trọng. Nếu các bạn quan tâm đến phương pháp Benmarking, hãy tham gia ngay chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA nhé.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Budgeting

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Budgeting nghĩa là Lập ngân sách

Lập ngân sách là một nhiệm vụ không thể thiếu của Kế toán quản trị. Mỗi doanh nghiệp đều muốn lên kế hoạch để biết trước doanh thu và chi phí dự kiến trong thời gian tới. Doanh nghiệp có thể lập ngân sách trong thời gian một hoặc nhiều năm tùy theo quyết định của ban quản trị.

Các thuật ngữ khác liên quan đến lập ngân sách:

  • Budgeted Production: Sản lượng theo ngân sách
  • Budget Policy: Chính sách lập ngân sách
  • Budget Review: Phê duyệt ngân sách
  • Budget Manual: Bộ hướng dẫn lập ngân sách
  • Budgetary Process: Quy trình lập ngân sách
  • Budgetary Control System: Hệ thống kiểm soát ngân sách
  • Budget Guideline: Hướng dẫn lập ngân sách

Nếu các bạn quan tâm đến học về lập ngân sách, hãy tham gia ngay chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA nhé. Vì đây là một phần quan trọng trong Part 1 của chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Breakeven Point

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Breakeven Point nghĩa là Điểm hoà vốn.

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu = tổng chi phí. Trong đó, tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí cố định bao gồm: Chi phí nhà xưởng, máy móc, nhân viên…

Chi phí biến đổi bao gồm: Chi phí đầu vào sản phẩm, chi phí sản xuất…

Doanh nghiệp cần tính điểm hòa vốn để xác định được mức giá và sản lượng tối thiểu của sản phẩm. Từ đó, có thể lên kế hoạch cho việc sản xuất và tính toán mức lợi nhuận cần thiết.

Phương pháp phân tích điểm hòa vốn (Breakeven Analysis) được dạy rất kỹ ở Topic C (Decision Analysis), Part 2 của chương trình Kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Customer Profitability Analysis (CPA)

Chào các bạn, mỗi ngày Tình sẽ chia sẻ một thuật ngữ liên quan đến Kế toán quản trị. Hãy dành ra mỗi ngày một ít thời gian để học từ vựng thuật ngữ mới về Kế toán quản trị bạn nhé!

Thuật ngữ tiếp theo mà Tình muốn chia sẻ chính là Customer Profitability Analysis (CPA) nghĩa là Phân tích lợi nhuận khách hàng

Trong nhiều doanh nghiệp, việc phân tích chi phí khách hàng cũng quan trọng không kém việc phân tích chi phí sản phẩm. Khách hàng hoặc những nhóm khách hàng khác nhau sẽ có sự khác biệt về lợi nhuận. Do đó, phương pháp phân tích Customer Profitability Analysis CPA – lợi nhuận khách hàng nhằm giúp doanh nghiệp tập trung vào nhóm khách hàng có thể đem đến cho doanh nghiệp mức lợi nhuận tốt hơn thay vì tập trung đại trà.

Thực tế, kết hợp Pareto (Nguyên tắc 80/20) và phương pháp phân tích CPA có thể đưa ra kết luận là 20% khách hàng có thể đem đến 80% doanh số cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích CPA giúp doanh nghiệp nhận định được 20% khách hàng này và chú trọng quảng cáo và đẩy mạnh chiến lược để phát triển các sản phẩm hướng đến 20% khách hàng mục tiêu, việc này sẽ giảm bớt được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Business Process Re-engineering (BPR)

Chào các bạn, mỗi ngày Tình sẽ chia sẻ một thuật ngữ liên quan đến Kế toán quản trị. Mỗi ngày, bạn dành 1 chút thời gian để học từ vựng mới, tích tiểu thành đại để cải thiện vốn tiếng anh chuyên ngành của mình nhé.

Thuật ngữ thứ ba mà Tình muốn chia sẻ chính là Business Process Re-engineering (BPR) nghĩa là Cải thiện quy trình kinh doanh

Business Process Re-engineering (BPR) là thuật ngữ chỉ quá trình doanh nghiệp cải tiến quy trình hoạt động. Khi một doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm về kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động BPR được thực hiện nhằm cải thiện một cách nhanh chóng với sự đo lường về chi phí, chất lượng, dịch vụ và tốc độ thay đổi của doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi dịch Covid ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như thời điểm hiện tại. Rất nhiều chủ doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các hoạt đông BPR nhằm giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong tình hình mới.

Nếu muốn biết cách thức chi tiết để thực hiện quá trình BPR, hãy tham gia ngay khóa học CIMA (Kế toán quản trị Anh Quốc) bạn nha.

Chương trình CIMA sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng và kiến thức để trở thành nhà quản trị tài chính & chiến lược chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc cải thiện quy trình kinh doanh hiệu quả.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Thi CMA có khó không?

Đối với bất kỳ chương trình học nào, đặc biệt với các chương trình học để lấy bằng, thì câu hỏi nhiều bạn đặt ra là thi có khó không? Hay có khả năng nào để lấy được bằng không? Vậy hãy thử tham khảo ý kiến của mình về việc thi CMA có khó không nhé

Mình sẽ phân tích một chút về cơ cấu đề thi CMA để các bạn tự trả lời cho mình thi CMA có khó không?

Thi CMA có khó không?

Thời gian thi

Chương trình CMA có tổng cộng 2 phần, mỗi phần thi trong vòng 4 tiếng. Trong đó, 3 tiếng thi trắc nghiệm với 100 câu. Như vậy, mỗi câu bạn có 3 phút để vừa đọc vừa trả lời.

Bốn tiếng là khoảng thời gian khá dài, do đó, bạn phải tập làm quen với cường độ đó trong quá trình học, để không cảm thấy quá tải trong thời gian thi.

Trước khi thi, bạn nên làm các bài thi thử (Mock exam) để tập làm quen trước. Thời gian đầu ôn thi, mình thật sự stress mỗi khi làm bài thi

Nội dung thi

Tất cả nội dung thi đều trong chương trình học CMA. Bạn không phải nghiên cứu quá nhiều về các ngành hay tình huống phi thực tế. Chỉ cần bạn đọc tài liệu đủ, làm bài tập nhiều, hiểu kiến thức thì có thể thi tốt được. Đặc biệt, bạn phải làm quen với việc đọc hiểu và tính toán thật nhanh.

Tất cả nội dung thi đều bằng tiếng Anh, do đó, kỹ năng đọc hiểu thực sự quan trọng. Nhưng đừng lo, trong quá trình học CMA, bạn sẽ phải đọc rất nhiều tài liệu tiếng Anh, nên bạn sẽ dần quen với việc đọc hiểu và tốc độ sẽ tăng dần lên.

Tất tần tật về thi CMA

Hình thức thi

Bài thi CMA được thi hoàn toàn trên máy tính. Như vậy, kỹ năng đánh máy cực kỳ quan trọng, vì bạn phải làm 2 bài tập viết, mỗi bài 30 phút. Mỗi bài 30 phút nhưng có rất nhiều câu hỏi, vừa tính toán vừa phân tích, nên việc đánh máy chậm sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ làm bài của bạn.

Tóm lại, việc thi CMA có khó không ạ? Câu trả lời là thi đi rồi biết ^_<.

Đùa thôi, theo mình, đã thi CMA thì tất nhiên là khó, nhưng không phải là không thể làm được. Cảm giác chinh phục được một kỳ thi quốc tế như CMA thật sự sẽ giúp bạn tự hào về bản thân. Ngoài ra, việc có được chứng chỉ CMA sẽ giúp bạn rất nhiều về cơ hội thăng tiến trong công việc nữa đó.

Hãy phá vỡ mọi rào cản để học tốt kế toán quản trị Hoa Kỳ CMA và chinh phục thành công bạn nhé!

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Hoặc tham khảo thêm các khoá học về Kế toán quản trị theo các đường dẫn sau đây:

Thuật ngữ Kế toán quản trị – Rate of return

Chào các bạn, mỗi ngày Tình sẽ chia sẻ một thuật ngữ liên quan đến Kế toán quản trị. Đừng để tiếng Anh trở thành rào cản của bạn trên bước đường chinh phục thành công. 

Thuật ngữ Kế toán quản trị

Thuật ngữ thứ hai mà Tình muốn chia sẻ chính là Rate of return nghĩa là Tỷ suất hoàn vốn

Để hiểu về thuật ngữ Rate of return, bạn đã nghe qua câu nói High risk – high return nghĩa là Rủi ro càng cao, thu nhập càng lớn. Mặc dù không phải lúc nào cũng vậy, nhưng mức độ chấp nhận rủi ro thường phải tương xứng với cái mà chúng ta có thể nhận được.

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm vào ngân hàng, lãi suất thấp nhưng rủi ro cũng thấp. Nhưng nếu bạn dùng số tiền đó để đầu tư chứng khoán, đồng nghĩa với rủi ro cao hơn, nhưng phần lợi nhuận thu nhập có thể cao hơn.

Ở chương trình CMA (Kế toán quản trị Hoa Kỳ), các bạn sẽ được học mô hình CAPM. Đây là phương pháp tính toán để định lượng về tỷ suất hoàn vốn của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư trước khi đưa ra các quyết định đầu tư/kinh doanh.

Chương trình CMA sẽ giúp bạn phân tích các loại rủi ro trong doanh nghiệp, cách đánh giá và quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Đừng quên theo dõi blogkienthuckinhte.com và fanpage Cafe Quản trị tài chính để có những kiến thức cập nhật nhất, bao gồm mỗi ngày một thuật ngữ kế toán quản trị bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn