5 cuốn sách dành cho các sỹ tử CFA

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008, các tiêu chuẩn tuyển dụng trong ngành tài chính ngân hàng trở nên khắt khe hơn. Và cũng từ đó, CFA chính là điểm cộng cho hồ sơ của các ứng viên đang muốn làm việc trong lĩnh vực đầu tư & tài chính hết sức cạnh tranh. Những người muốn làm việc cho các quỹ phòng ngừa rủi ro hay ngành quản lý đầu tư càng không thể bỏ quên CFA.

Nếu bạn đã quyết tâm theo đuổi con đường Đầu tư Tài chính và chọn CFA để trang bị nền tảng kiến thức thì không nên bỏ qua 5 cuốn sách tham  tham khảo dành cho kỳ thi CFA sau đây.

1. CFA Basics: Pre-Level 1: The Schweser Study Guide to Getting Started, tác giả TS. Bruce Kuhlman.

Như tên gọi của nó, cuốn sách hướng đến cung cấp kiến thức cơ bản cho những người mới bắt đầu và chưa tham gia thi CFA cấp độ 1. Đây là cuốn sách lý tưởng cho những người không thuộc chuyên ngành, không biết nhiều về kế toán và tài chính. Điểm mạnh của cuốn sách này là cấu trúc và cách viết đơn giản, dễ hiểu và dễ theo dõi. Nó cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về CFA do đó những người mới nhập cuộc sẽ không cảm thấy lạc lõng khi mới bước chân vào cuộc đua. Còn nếu bạn là dân tài chính, hãy thoải mái bỏ qua cuốn sách này mà tiến ngay đến những quyển curriculum (giáo trình).

2. Bộ sách Schweser Studynotes CFA Exam (Level 1-3)

Đây là bộ sách được sử dụng nhiều nhất và cũng hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kỳ thi CFA. Bộ sách rất thích hợp để tổng hợp lại kiến thức bên cạnh cuốn curriculum.

3. Stalla CFA Level 1 Study System (Study Guides, Lecture Notes, Passmaster Cd, Multimedia Lecture Disc, Flashcards)

Điều đem đến cho Stalla sự khác biệt đó là chương trình phần mềm kèm theo cuốn sách. Nhờ có những chương trình hỗ trợ này, có thể nhiều người sẽ thấy việc đọc sách trở nên dễ dàng hơn và thích thú hơn với những cách đọc sách có tương tác.

4. Equity Asset Valuation (CFA Institute Investment Series)

Đây là cuốn sách rất quan trọng và được nhiều người dùng vì nó bao gồm 4 khía cạnh then chốt trong ngành định giá cổ phiếu. DDM (mô hình chiết khấu cổ tức), mô hình dòng tiền tự do, phương pháp bội số giá và thu nhập thặng dư. Cuốn sách này không chỉ tốt đối với những người học CFA (đặc biệt ở level 2) mà còn là cuốn sách tham khảo bổ ích đối với những ai đang làm trong ngành thẩm định giá cũng như ngành quản lý tài sản đầu tư. Bên cạnh đó với cách viết mạch lạc, triển khai ý rõ ràng kèm nhiều ví dụ chứng minh cũng là những điểm tốt của Equity Asset Valuation.

5. Quantitative Investment Analysis (CFA Institute Investment Series)

Nếu vẫn còn mắc kẹt trong mê cung số liệu thì đây là cuốn sách rất đáng để bạn dành ra một khoảng thời gian đọc nó. Ngoài những mảng như phân tích báo cáo tài chính, giá trị thời gian của dòng tiền thì Quantitative Investment Analysis đi sâu vào lĩnh vực số liệu. Đây sẽ là cuốn sách ưa thích của những ai làm việc trong mảng này.

(Theo Trí thức trẻ/askivy)

Mời bạn tham dự buổi hội thảo & học thử CFA – Phân tích đầu tư tài chính sẽ diễn ra vào ngày 19/9/2018 sẽ diễn ra tại FTMS TP.HCM
► Thời gian: 18g30 thứ Tư ngày 19/9/2018
 Địa điểm: Tầng 3 tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.
 Link đăng ký: https://goo.gl/KL2oWm
Liên hệ:

Hotline: 0987 290 321 (Ms. Thảo)
Điện thoại văn phòng: (028) 3930 1667
Tư vấn viên:

Trần Thị Tình (ĐTDĐ: 0934 128 486, email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn, skype: tinhtran0903)
Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ĐTDĐ: 0987 290 321, email: ngocthao@ftmsglobal.edu.vn, skype: ngocthao1202)
Phan Thị Ngọc Anh (ĐTDĐ: 0938 310 145, email: anhphan@ftmsglobal.edu.vn, skype: phanngocanhtdt125)

7 chứng chỉ mà chuyên gia đầu tư cần có

Trong lĩnh vực tài chính & đầu tư, bạn có thể bị áp đảo bất cứ lúc nào nếu bạn chưa quen với “đấu trường” này. Có vẻ như bất cứ ai cũng có thể tự xưng là một cố vấn đầu tư. Thậm chí, báo chí vẫn thường đưa tin là các nhà đầu tư không may bị lừa bởi một “cố vấn đầu tư”.
Với các nhà đầu tư thông thái (ngay cả những người đầu tư lần đầu tiên) đều dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, trước khi giao phó số tiền kiếm được của họ cho bất kỳ ai. Trong khi bạn có thể mong muốn kiếm tiền và kiếm tiền, hãy dành thời gian để hiểu một cố vấn đầu tư thực sự là ai và họ có thể làm gì và không thể làm gì cho bạn. Cuối cùng có thể xác định xem đầu tư của bạn có thành công hay không. Bước đầu, để hiểu được điều này thì bạn cần xác định cố vấn đầu tư của bạn có đáng tin hay không thông qua những những chứng nhận mà cố vấn đầu tư của bạn nên có.
Điều gì có nghĩa là nếu chuyên gia tài chính của bạn tuyên bố được chứng nhận? Nếu bạn đang xem xét một cố vấn đầu tư cụ thể, và họ đang yêu cầu được chứng nhận, điều này có thể dễ dàng được kiểm tra. Bạn thực hiện việc này một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng cách truy cập trang web của Hội đồng quản trị tài chính của các tiêu chuẩn. Tại đây bạn sẽ có thể xem tư vấn đầu tư có được chứng nhận là chuyên gia hay không và liệu chứng nhận của họ đã từng bị tạm ngưng hoặc thu hồi hay chưa. Cũng sẽ có một số điện thoại được liệt kê nơi bạn có thể và hỏi họ về bất kỳ biện pháp kỷ luật nào đã được thực hiện.
Tư vấn đầu tư mà tôi đang xem xét tuyển dụng, có thông tin xác thực không? Điều quan trọng là phải hiểu rằng không có luật nào, đòi hỏi các cố vấn đầu tư phải có giấy chứng nhận. Trong khi một số chuyên gia tài chính sẽ có bằng chứng, nhiều người khác thì không. Điểm mấu chốt là bạn phải sẵn sàng để kiểm tra các thông tin người, hoặc thiếu chúng và cảm thấy thoải mái với những gì bạn tìm thấy.
Nhà tư vấn đầu tư của tôi nên có kiến thức nền tảng nào? Điều quan trọng là phải hiểu rằng các cố vấn đầu tư, trên thực tế nhiều chuyên gia tài chính, đến từ tất cả các nền tảng giáo dục và chuyên nghiệp khác nhau. Nếu họ nói rằng họ có một bằng chứng xác thực nào đó, thì điều quan trọng là hỏi ý nghĩa của nó, họ phải làm gì để kiếm được nó, và nó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược đầu tư của họ. Bạn cũng nên hỏi về tổ chức đã cấp chứng nhận và cảm thấy tự do để liên hệ với họ. Bạn sẽ muốn hỏi tổ chức những gì các cá nhân đã làm để kiếm được rằng thông tin xác thực cụ thể và cho dù họ vẫn còn trong tình trạng tốt với nó.
Những chứng nhận nào là phổ biến nhất và được công nhận rộng rãi nhất? Các chứng nhận sau đây được công nhận rộng rãi nhất trong ngành dịch vụ tài chính:

Chuyên viên phân tích tài chính (CFA)
Kế hoạch tài chính được công nhận (AEP)
Kế hoạch tài chính được chứng nhận (CFP)
Chuyên viên tư vấn đầu tư (CIC)
Đại lý bảo hiểm
Tư vấn tài chính (ChFC) CLU)
Chuyên gia tài chính cá nhân (PFS)

Mời bạn tham dự buổi hội thảo & học thử CFA – Phân tích đầu tư tài chính sẽ diễn ra vào ngày 19/9/2018 sẽ diễn ra tại FTMS TP.HCM

► Thời gian: 18g30 thứ Tư ngày 19/9/2018
 Địa điểm: Tầng 3 tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.
 Link đăng ký: https://goo.gl/KL2oWm

Liên hệ:

Hotline: 0987 290 321 (Ms. Thảo)
Điện thoại văn phòng: (028) 3930 1667
Tư vấn viên:

Trần Thị Tình (ĐTDĐ: 0934 128 486, email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn, skype: tinhtran0903)
Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ĐTDĐ: 0987 290 321, email: ngocthao@ftmsglobal.edu.vn, skype: ngocthao1202)
Phan Thị Ngọc Anh (ĐTDĐ: 0938 310 145, email: anhphan@ftmsglobal.edu.vn, skype: phanngocanhtdt125)

Năm nguyên tắc cho một kế hoạch đầu tư

Dưới đây là những gợi ý nhà đầu tư cần lưu ý để bỏ vốn đầu tư đem lại hiệu quả cao.

1. Lập một kế hoạch cụ thể và phải biết rõ địa hạt sẽ bỏ vốn đầu tư

Nếu không có kế hoạch, thì làm sao bạn có thể biết công việc của mình sẽ được triển khai thế nào, liệu có thuận lợi không? Do vậy, trước bất kỳ kế hoạch đầu tư nào, dù lớn hay nhỏ, bạn đều cần phải có kế hoạch, với những phân tích cụ thể, toàn diện.

Quá trình lập kế hoạch bao gồm việc xác định tình hình tài chính hiện tại, dự định đầu tư bao nhiêu và khi nào triển khai đầu tư.

Để tiền đẻ ra tiền, vốn đầu tư ban đầu chỉ là một yếu tố

2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hãy tạo ra một danh mục đầu tư cân bằng để giúp bạn đi đúng hướng và đạt các mục tiêu đề ra.

Tránh “để toàn bộ trứng vào một rổ”, vì như vậy rủi ro sẽ rất lớn, nếu tình huống xấu xảy ra.

3. Thận trọng với các kế hoạch làm giàu quá nhanh

Nên nhớ rằng, thông thường, lợi nhuận dự kiến càng cao thì cũng đồng nghĩa với những rủi ro càng lớn.

Bởi vậy, phải rất thận trọng và tính toán thật kỹ lưỡng trước mỗi kế hoạch đầu tư của mình.

4. Phải thấy yên tâm với những quyết định đầu tư của mình

Nếu những rủi ro liên quan các khoản đầu tư dự kiến làm bạn mất ngủ, thì tốt nhất là bạn đừng thực hiện những kế hoạch đầu tư đó.

5. Giữ sổ sách ghi chép cẩn thận và kiểm tra các báo cáo ngay khi nhận được

Luôn đặt vấn đề với tất cả những gì bạn thấy khúc mắc hoặc không hiểu. Hãy nghiên cứu kỹ những thông tin về triển vọng trước khi đầu tư, tiến hành nghiên cứu và tiên liệu về khả năng đem lại hiệu quả của nguồn vốn dự định đầu tư.
Theo: baodautu.vn

Sở hữu chéo Ngân hàng và doanh nghiệp: Mối tình dở dang

Câu chuyện mối nhân duyên giữa ngân hàng và doanh nghiệp liệu có thành công hay thất bại?

so-huu-cheo-ngan-hang-va-doanh-nghiep-moi-tinh-do-dang

Thị trường tài chính Việt Nam gần cuối tháng 8 đã rung động trước sự kiện bầu Kiên bị bắt do liên quan đến hoạt động kinh doanh trái phép ở 3 công ty riêng khác nhau. Cho dù bầu Kiên không có sở hữu chính thức đáng kể nào ở hầu hết các ngân hàng, nhưng thị trường lại phản ứng khá mạnh mẽ về việc này.

Tại sao vậy? Bởi vì thị trường đồn đoán rằng ông Kiên có sở hữu cổ phần ở rất nhiều ngân hàng và công ty khác nhau nhưng lại không chứng minh được.

Bầu Kiên chỉ là một trường hợp trong mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Xa hơn, người ta có thể lo ngại về vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Nhưng trên thực tế, sở hữu chéo không phải chỉ có duy nhất ở Việt Nam, mà còn từng phát triển rất mạnh ở nhiều nước phát triển.

Liên minh ngân hàng – doanh nghiệp ở Đức và Nhật

Sở hữu chéo là một chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật trên thế giới, được giới thiệu như là một chiến lược quản trị của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thường tập trung nhiều ở các quốc gia có mức độ sở hữu chéo cao. Ở phương Tây là Đức, còn ở phương Đông là Nhật.

Trong khi đó, mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại không phổ biến nhiều ở Anh hay Mỹ. Có lẽ vì những quốc gia này có nền tài chính phát triển định hướng theo thị trường từ lâu đời (huy động vốn dựa vào thị trường, chẳng hạn như thị trường chứng khoán).

Sở hữu chéo được định nghĩa khá đơn giản, là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng – doanh nghiệp sản xuất – công ty bảo hiểm – các quỹ đầu tư… Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả. Vì sao?

Các nghiên cứu trên thế giới đều thừa nhận sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở Đức có sự đóng góp đáng kể của liên minh ngân hàng – doanh nghiệp.

Hệ thống tài chính của Đức lúc bấy giờ đi theo định hướng dựa vào ngân hàng. Đồng thời, lĩnh vực ngân hàng cũng có mức tập trung rất cao. Có 4 ngân hàng lớn chiếm 20% quy mô doanh thu toàn ngành: Deutsche Bank, Dresdner Bank và Commerzbank (thành lập từ đầu thế kỷ XVIII vào thời kỳ công nghiệp hóa đầu tiên của người Đức) và Ngân hàng Bayerische Hypo-und Vereinsbank.

Các ngân hàng này có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình phát triển: nhà cho vay, cổ đông, đại diện ủy quyền hoặc là nhà tư vấn. Đồng thời, đại diện của ngân hàng có thể có mặt trong hội đồng giám sát công ty, cho dù không phải là cổ đông. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính lên sự quản trị của các ngành công nghiệp khác.

Đặc biệt, sức mạnh của sự giám sát này thể hiện qua 2 con đường: tỉ lệ sở hữu cổ phần và mối quan hệ của người đại diện nằm trong ban quản trị công ty và ngược lại.

Chính các mối quan hệ lâu dài, tập trung này đã dẫn đến sự ổn định, gần gũi, phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ đáng kể trong chiến lược phát triển vì lợi ích chung của các bên liên quan.

Bài học thứ hai đến từ Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các doanh nghiệp Nhật tỏ ra khắng khít hơn với một ngân hàng trọng tâm và chủ đạo. Các ngân hàng sau đó đã cho vay và mua lại cổ phần của doanh nghiệp. Một nghiên cứu cho thấy 65-70% tỉ lệ cổ phiếu các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán là đều nằm dưới dạng sở hữu chéo lẫn nhau, cho thấy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Nhật cũng không kém phần “chằng chịt”.

Hình thức sở hữu chéo của Nhật khi đó được ví như một bản “hợp đồng hôn nhân tiềm ẩn” giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp được ví như người chồng phải đưa tiền cho vợ khi cần thiết (bằng cách mua thêm cổ phần). Còn ngân hàng được ví như một người vợ cung cấp tiền cho chồng hằng ngày và có thể kiếm thêm tiền từ các mối quan hệ của người chồng.

Rõ ràng, bằng chứng từ Đức và Nhật cho thấy sở hữu chéo không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực như mọi người vẫn thường nghĩ. Thậm chí, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở cả 2 quốc gia phát triển ở 2 châu lục khác nhau.

Cuộc hôn phối ở Việt Nam

So huu cheo Cac ngan hang dang nam giu nhau nhu the nao

Bối cảnh ở Việt Nam cũng y hệt các nước khác trong khoảng thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa. Doanh nghiệp khát vốn và ngân hàng cũng là địa chỉ cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế.

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Masan và Techcombank. Mối quan hệ này dựa trên cả 2 con đường: sở hữu cổ phần và những người điều hành nằm trong hội đồng quản trị lẫn nhau. Chẳng hạn, Masan sở hữu 19,71% vốn điều lệ của Techcombank. Đồng thời, nếu như ở Masan, ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh lần lượt giữ vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị thì ở Techcombank, vị trí này đảo ngược lại khi ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch và ông Quang là Phó Chủ tịch.

Sự gắn kết bền chặt này đã mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Techcombank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn hiện nay. Còn Masan phát triển mạnh mẽ với mô hình sở hữu tài sản mà NCĐT đã có dịp đề cập đến trong Chuyên đề “Masan: Mô hình sở hữu tài sản” cách đây không lâu.

Không thiếu những mối quan hệ như thế ở các ngân hàng và doanh nghiệp Việt. Nhưng cũng không có nhiều mối quan hệ mang lại lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên, thậm chí có khi còn ảnh hưởng xấu.

Các trường hợp như Vinashin hay Vinalines là ví dụ tiêu biểu. Là một doanh nghiệp nhà nước, có sự tham gia điều hành của Chính phủ, đồng thời có nhiều mối quan hệ với ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần.

Một điểm lợi từ mối quan hệ này chính là tín dụng chỉ định với giá rẻ. Nhưng kết quả lại là khoản nợ xấu khổng lồ cho nền kinh tế. Tuy trên danh nghĩa Chính phủ là người đứng ra gánh vác các khoản nợ, nhưng trên thực tế người dân mới là người phải đóng tiền trả nợ.

Nếu giải thích nguyên nhân của hậu quả trên thì chỉ có thể nằm ở Chính phủ. Là người tham gia điều hành và có mặt ở cả hai nơi, chính phủ có quyền (và bắt buộc phải) giám sát đồng tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, hệ thống quản trị và giám sát yếu kém đã dẫn đến kết cục bi thảm cho cuộc hôn phối giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Các phân tích ở trên chỉ cho thấy một mối quan hệ tương tác giữa ngân hàng – doanh nghiệp. Còn rất nhiều mối quan hệ khác nằm trong sở hữu chéo, vốn đã được giới truyền thông cũng như các học giả phân tích và cảnh báo. Chẳng hạn như hình thức sở hữu giữa doanh nghiệp – ngân hàng – doanh nghiệp. Hoặc các doanh nghiệp – ngân hàng có thêm yếu tố sở hữu kiểm soát của Nhà nước.

Ở Việt Nam hình thức sở hữu chéo được thừa nhận là khá phổ biến nhưng chưa có một nghiên cứu khoa học nào để xác nhận cũng như chứng minh được thành quả từ mối quan hệ sở hữu chéo này. Sở dĩ như vậy là vì mức độ sở hữu chéo ở Việt Nam rất khó đánh giá. Nguyên do là không minh bạch thông tin và các kế sách lách luật sở hữu một cách hợp pháp.

Có nên tiếp tục?

Quay trở lại với câu chuyện của Đức và Nhật, từ sau thập niên 1990, mô hình quan hệ tương trợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp dường như đã giảm đi nhiều. Đức đang chuyển dần sang định hướng thị trường thay vì dựa vào ngân hàng. Còn đối với Nhật, nhiều nghiên cứu khẳng định mối quan hệ này không còn phù hợp.

Đúc kết từ bài học Nhật cho thấy các ngân hàng không thực hiện tốt vai trò giám sát các doanh nghiệp có liên quan. Một lượng tín dụng lớn và kém chất lượng vẫn được cung cấp cho các doanh nghiệp này. Hậu quả là ngân hàng phải gánh chịu những khoản nợ xấu và dẫn đến việc giảm tài sản. Tình hình này đã buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc và mức độ sở hữu chéo đã giảm.

Bài học khác lớn hơn từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là việc các công ty gia đình ở châu Á đều nắm quyền kiểm soát ở các ngân hàng thương mại và sử dụng những ngân hàng này tài trợ cho các dự án của mình và các công ty có liên quan.

Các nền kinh tế đều trải qua giai đoạn sở hữu chéo cao và có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, ở Việt Nam sở hữu chéo chưa biết được có thực sự tác động tích cực gì hay không, nhưng tiêu cực thì rất nhiều. Quả thật, các bài học ở trên thế giới đều đang hiện hữu tại Việt Nam.

Để trả lời câu hỏi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân giữa ngân hàng và doanh nghiệp ở Việt Nam hay không, cần phải có sự vào cuộc của những nhà nghiên cứu về mức độ sở hữu chéo cũng như tác động, đóng góp thực tế của nó đối với nền kinh tế Việt Nam.

Một điều rõ ràng là nếu không cải thiện được hiệu quả đầu tư từ những đồng vốn bỏ ra và sự minh bạch về hệ thống theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của sở hữu chéo thì về căn bản, việc tiếp tục mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không thể nào thúc đẩy tăng trưởng, thậm chí còn kéo thụt lùi khi nợ xấu tăng và giá trị tài sản giảm.

Ngày nay, doanh nghiệp phá sản nhiều, khó khăn cũng không ít. Nhưng đau khổ hơn cả có lẽ là những doanh nghiệp, vốn là bạn thân của các ngân hàng, nay lại bị quay lưng từ chối cho vay. Đây quả là những mối tình dở dang.

Theo nhipcaudautu

Phá sản ngân hàng: Có hay không?

Trong một số trường hợp, cổ đông ngân hàng chưa chắc đã mất hết tiền nếu ngân hàng có nhiều tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như bất động sản.

pha-san-ngan-hang-co-hay-khong?


 

Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại nào tuyên bố phá sản. Và cả thị trường dường như đều có chung niềm tin rằng sẽ không bao giờ có chuyện này xảy ra. Nhưng niềm tin đó liệu có còn đúng, khi trong Thông tư 07/2013 của Ngân hàng Nhà nước mới đây đã xuất hiện cụm từ “phá sản”?

3 con đường cứu ngân hàng

Việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư 07 đã tạo ra bất ngờ, bởi chỉ nửa năm trước, sau sự cố Bầu Kiên, chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”.

Trong lịch sử, đây cũng không phải là lần đầu Ngân hàng Nhà nước xử lý các ngân hàng yếu kém. Quay ngược trở lại giai đoạn khủng hoảng ngân hàng vào những năm 1990, có khá nhiều ngân hàng thương mại đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất, mua lại đổi tên, thậm chí giải thể. Kết quả là số lượng ngân hàng thương mại cổ phần giảm từ 51 (năm 1997) xuống còn 39 (năm 2001). Ngược lại, cũng không ít ngân hàng được vực dậy và phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng như Eximbank, VP Bank hay Maritime.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa hai giai đoạn. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã mở lối cho những ngân hàng yếu kém không thể tái cấu trúc được, cho dù có sự giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước, thì buộc phải phá sản.

Phá sản một ngân hàng thường không đơn giản. Bởi điều khác biệt lớn nhất giữa một ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính là hệ thống người gửi tiền và sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau. Vì thế, phá sản ngân hàng là lựa chọn cuối cùng, khi những nỗ lực xử lý trước đó của ngân hàng trung ương không thành công.

Bước đi đầu tiên và dễ dàng nhất là bơm tiền để các ngân hàng yếu kém duy trì hoạt động với hy vọng chúng sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, đây là biện pháp tốn kém và khó giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

Một phương pháp ưa thích của các ngân hàng trung ương là khuyến khích hoặc ép buộc các thương vụ mua bán sáp nhập. Theo Tiến sĩ Lê Hồng Giang, quan trọng nhất là tìm được một ngân hàng khác chịu ôm phần nợ của ngân hàng yếu kém. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được một khoản tiền mặt khổng lồ.

Đây cũng chính là con đường Việt Nam đang đi, với thương vụ điển hình là Habubank sáp nhập vào SHB. Với khả năng thanh toán gần như bằng 0, vốn chủ sở hữu giảm chỉ còn gần 200 tỉ đồng, Habubank được xem là gặp may khi có SHB đứng ra bảo lãnh mọi khoản nợ. Đối với Ngân hàng Nhà nước, đây là một thành công khi có thể bảo toàn được khoản tiền gửi của người dân tại Habubank trị giá 18.700 tỉ đồng.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành công với thương vụ hợp nhất đình đám giữa 3 ngân hàng ở trong tình trạng mất thanh khoản trầm trọng SCB, FicomBank và TinnghiaBank trong năm 2011. Trong cuộc hợp nhất này, Ngân hàng Nhà nước đã dùng 2 công cụ để xử lý: thứ nhất là tái cấp vốn cho ngân hàng dưới sự tài trợ vốn của BIDV và thứ hai là buộc 3 ngân hàng tự hợp nhất với nhau. “Chi phí xử lý không lớn vì tài sản và nợ hầu như không đổi, chỉ có vốn chủ sở hữu là bị mất bớt”, Tiến sĩ Giang cho biết.

Biện pháp cuối cùng để xử lý ngân hàng yếu kém chính là quốc hữu hóa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng khi ngân hàng đó “quá lớn để sụp đổ”, tức có quá nhiều mối liên kết chằng chịt và to lớn trong hệ thống tài chính. Đây cũng là biện pháp tốn kém nhất. Bài học từ Thái Lan cho thấy, để có tiền hỗ trợ hệ thống ngân hàng, ngoài việc phát hành một lượng trái phiếu khổng lồ, Thái Lan đã 2 lần vay mượn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tới 20 tỉ USD. Kết quả, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã thực hiện sáp nhập và quốc hữu hóa 6 ngân hàng thương mại, 12 công ty tài chính, đồng thời đóng cửa 1 ngân hàng thương mại và 56 công ty tài chính.

Với biện pháp này, ngân hàng trung ương sẽ cử người ngồi vào ghế quản trị ngân hàng, trực tiếp điều hành và thực hiện công việc tái cấu trúc, cải thiện hoạt động kinh doanh. Sau khi đã ổn định mọi thứ, ngân hàng trung ương sẽ bán cổ phần trở lại cho tư nhân và thậm chí còn có thể thu lời để bù đắp cho chi phí tái cấu trúc.

Tiêu biểu cho phương pháp này là Tập đoàn Bảo hiểm AIG. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, AIG được Chính phủ Mỹ quốc hữu hóa vì họ là đầu mối của các hợp đồng bảo hiểm phá sản tín dụng của các tổ chức tài chính trên toàn cầu, trị giá tới hơn 50.000 tỉ USD.

Mọi chuyện sẽ rất tốt đẹp nếu như xử lý thành công các tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán bằng những con đường nói trên; nếu không, chính phủ cũng phải chấp nhận để ngân hàng phá sản. Và ở Việt Nam, với Thông tư mở đường cho việc để ngân hàng phá sản, phải chăng Ngân hàng Nhà nước đã hết chiêu để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém?

Đường nào cho Việt Nam?

Khi một ngân hàng nộp thủ tục xin phá sản, phần tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên: cơ quan thuế, người gửi tiền, các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, người sở hữu trái phiếu của ngân hàng, các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.

Về mặt lý thuyết, các ông chủ ngân hàng sẽ phải chịu thiệt nhiều nhất, nhưng thực tế không hẳn như vậy.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, thành viên Hội đồng Quản trị ABBank, trong một số trường hợp, cổ đông ngân hàng chưa chắc đã mất hết tiền nếu ngân hàng có nhiều tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như bất động sản.

Đó là chưa kể các chiêu tẩu tán tài sản của các ông chủ ngân hàng. Ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), cho biết, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhiều ông chủ ngân hàng ở các quốc gia khủng hoảng đã tăng cường cho các đối tác nước ngoài hoặc công ty sân sau do chính họ lập ra vay. Các khoản vay này được ghi vào nợ xấu và trong trường hợp ngân hàng phá sản hay được giải cứu, chúng đều được xóa bỏ. Vào thời điểm đó, giá trị các khoản tẩu tán lên đến hàng tỉ USD.

Ở đây, có một khái niệm cần làm rõ là cụm từ “ông chủ ngân hàng”. Những lợi thế nói trên chỉ thuộc về cổ đông lớn, có thể là những người đang trực tiếp điều hành ngân hàng và nắm trước những thông tin quan trọng. Cổ đông nhỏ tất nhiên không thể có được cơ hội đó.

Câu chuyện của Habubank là một ví dụ. Chỉ khi đến Đại hội Cổ đông vào tháng 4.2012, cổ đông Habubank mới vỡ lẽ rằng sau báo cáo giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước vốn chủ sở hữu của ngân hàng mình chỉ còn hơn 195 tỉ đồng, trong khi báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) năm 2011 ghi rằng, vốn chủ sở hữu của Habubank là hơn 4.051 tỉ đồng.

Trở lại với vấn đề bảo vệ người gửi tiền, cổ đông lớn ở những ngân hàng yếu kém chưa kịp tẩu tán tài sản thường có xu hướng trì hoãn sự can thiệp của Nhà nước hoặc yêu cầu hỗ trợ thanh khoản, với lý do đảm bảo các khoản tiền gửi cho dân chúng. Lý do này có hoàn toàn thuyết phục?

Hãy xem xét Habubank trước khi sáp nhập. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2012 cho thấy ngân hàng này có tổng tài sản hơn 34.600 tỉ đồng. Như vậy, trong trường hợp phá sản, giả định tài sản của Habubank được thanh lý với mức giá chiết khấu 50%, số tiền thu về đã đủ để chi trả cho người gửi tiền, mà chưa cần sử dụng đến phần bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng/tài khoản.

Tất nhiên, những phân tích này đều dựa trên giả định đơn giản, bởi thực tế Habubank phá sản còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các ngân hàng khác, do liên quan đến các khoản tiền gửi, tiền vay trên thị trường liên ngân hàng và tác động tâm lý đến thị trường. Điều đáng nói ở đây là lý do bảo đảm tiền gửi là chưa hợp lý. Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể đứng ra cam kết trả lại toàn bộ tiền gửi cho người dân, sau khi đã bán xong Habubank, tương tự như cách Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) đã làm với các ngân hàng của nước này.

Quan trọng hơn, dù có cho phá sản ngân hàng hay không thì một bài học lớn từ các nước đi trước là Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ các khoản ra vào của một ngân hàng đã nằm trong danh sách giám sát, thậm chí phải phong tỏa tài sản.

Ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị TienphongBank, cho rằng, ở Việt Nam khó xảy ra chuyện phá sản ngân hàng. Việt Nam vẫn sẽ tập trung giảm số lượng ngân hàng yếu kém bằng cách hợp nhất và sáp nhập, thay vì cho phá sản. Và theo ông, quá trình này sẽ diễn ra chậm chạp, bởi các ngân hàng vẫn có tâm lý chờ đợi Nhà nước rót vốn, thay vì bán mình với giá rẻ.

Hơn nữa, không ít ông chủ ngân hàng tin rằng, trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một biện pháp cuối cùng trước khi cho phá sản, đó là quốc hữu hóa. Trên thực tế, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng đến biện pháp này và có lẽ không ít ông chủ ngân hàng vẫn trông chờ cơ hội được cứu vớt.

Tuy nhiên, còn một ý kiến khác cho rằng không hề có chuyện ngân hàng phá sản. Theo ông Sơn, Quỹ Đầu tư VCP, trong khoảng 150 năm trở lại đây, thế giới chưa từng có vụ phá sản ngân hàng nào.

Người ta thường cho rằng Thái Lan, trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, đã cho phá sản nhiều ngân hàng. Theo ông Sơn, bản chất sự việc không phải như vậy. Một số ngân hàng mất khả năng chi trả được sáp nhập vào các ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ. “Nói chính xác là có những ngân hàng đóng cửa và thương hiệu biến mất”, ông nói.

Tương tự như việc phá sản ở Mỹ. Giai đoạn 2008 – 2012, FDIC đã cho đóng cửa 465 tổ chức tín dụng, phần lớn có quy mô nhỏ. Các khoản tiền gửi, tiền vay, chi nhánh đều được nhập vào một ngân hàng khác và FDIC chấp nhận hứng chịu một phần lỗ.

Việc phá sản ngân hàng, vì thế, có thể sẽ không dễ nhìn thấy như việc phá sản một doanh nghiệp thông thường. Chẳng hạn, bình luận về thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng Việt Nam ở trên, Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng về bản chất thì 3 ngân hàng này đã phá sản, sau đó BIDV đứng ra mua lại và lập ra một ngân hàng mới.

Theo nhipcaudautu

Những giải pháp cơ bản về cơ chế giám sát thị trường tài chính Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thị trường tài chính là nơi tụ tập các giao dịch mua bán, trao đổi các tài sản tài chính hay nguồn lực tài chính. Thông qua thị trường này, lãi suất và giá cả các loại tài sản tài chính – các chứng khoán được hình thành.

images

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính được coi là cơ chế tạo thuận lợi trong việc chuyển tiền từ những người tiết kiệm cho những người vay tiền. thị trường tài chính được vận hành theo quan hệ cung cầu và thông qua hệ thống các định chế tài chính trung gian của thị trường. Hệ thống các định chế này bao gôm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư,…

Giám sát thị trường tài chính là việc theo dõi, kiểm tra hoạt động của cả 3 bộ phận là thị trường tín dụng – ngân hàng; thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm xác định thực trạng của nó, từ đó phát hiện sớm các vấn đề và có hướng xử lý kịp thời.

Hoạt động của thị trường tài chính chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan lẫn khách quan, bên trong và bên ngoài; tích cực lẫn tiêu cực gây biến động, làm mất an ninh của thị trường náy. Từ đó có thể tác động xấu đến cả hệ thống và nền kinh tế quốc dân. Để phát triển thị trường tài chính có hiệu quả cần phải có cơ chế và biện pháp giám sát các hoạt động của thị trường nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro.

Thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam

Cúng với cải cách kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Sau hơn mười năm cải thiện hệ thống tài chính, các bộ phận cơ bản của thị trường tài chính đã được hình thành tương đối đầy đủ, mặc dù mức độ phát triển của từng thị trường cấu thành là không giống nhau. Hệ thống các định chế về tài chính được phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của thị trường tài chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Về quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính được thể chế hóa tường bước. Các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của thị trường tài chính ngày càng được phối hợp một cách tốt hơn.

Sau hơn 2 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO không chỉ khiến số lượng các định chế tài chính tăng lên, mà các loại hình dịch vụ tài chính cũng phát triển mạnh cả về lượng và chất. Tính đến 31/7/2008, Việt Nam có 4 NHTMNN, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 14 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc mở rộng các chức năng hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các quỹ tín dụng, các hội, các đoàn thể và một số Bộ, ngành và một số tổ chức thực hiện dự án có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài hay các tổ chức phi Chính phủ… Điều này đã tạo cho thị trường tài chính Việt Nam hoạt động mở rộng về quy mô và đa dạng hóa các loại hình.

Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam thời gian qua còn kém phát triển, chủ yếu vào ngân hàng hay do ngân hàng chi phối. Đọ sâu tài chính được đo bằng tỉ lệ của tổng phương tiện thanh toán (M2)/GPD và tổng tín dụng trong nước/GDP. Nếu so với các nước trong khu vực, những chỉ số này chỉ tương đương vào những năm đầu của thập niên 1990.

Thị trường tiền tệ

tiente2.jpg

Thị trường tiền tệ, theo Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là thị trường vốn ngắn hạn, là nới mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn dưới một năm. Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng (được thành lập và đi vào hoạt động năm 1993); thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ 10/1994; thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc bắt đầu vận hành năm 1995 và nghiệp vụ thị trường mở chính thức vận hành vào tháng 7/2002. Chức năng của thị trường tiền tệ là tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, đảm bảo vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và là nơi để NHNN Việt Nam thực thi các công cụ chính sách tiền tệ.

Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn. Tham gia thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay là hệ thống các tổ chức tín dụng, gồm có: các NHTM, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân.

Nhìn lại hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt Nam trong những năm qua, vẫn là khu vực cung cấp phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam. Điều này thể hiện về quy mô vốn luân chuyển qua các lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng không ngừng tăng và mở rộng.

Bên cạnh những kết quả đã dặt được trong lĩnh vực thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam như đã nêu trên, còn một số tồn tại, cần được khắc phục trong thời gian tới, đó là:

– Nhiều loại hình dịch vụ cung cấp của các tổ chức tín dụng còn hạn chế, hầu hết các dịch vụ ngân hàng cung cấp chỉ mới ở mức tiếp cận với các dịch vụ truyền thống như của các nước. Chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa có tác dụng trong việc hỗ trợ cho việc phát triển lành mạnh của thị trường tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong cơ cấu doanh thu từ cho vay chiếm tới hơn 70%, còn thu từ các dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm dưới 30%. – Hiện nay các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện chiếm trên 70% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Còn đối tượng khách hàng chủ yếu của NHTM cổ phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng của các NH liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– về mặt rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng cho thấy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tồn tại. Theo công bố của hệ thống NHTM về tủ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tuy đã giảm chỉ còn trên 3% năm 2007 so với 14.6% năm 1997.

– Trên thực tế tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm khoảng trên dưới 3/4, do vậy sự sai lệch về cơ cấu thời hạn bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM là tương đói lớn… Mặc dầu trong vài năm gần đây sự sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức độ rất lớn trong điều kiện lạm phát tương đối cao trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 và trong môi trường đô la hóa cao như ở Việt Nam hiện nay.

– Hoạt động của các NHTM chủ yếu dựa trên nguồn thu chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, điều đó sẽ làm cho hoạt động của các NHTM có rủi ro lớn, tuy răng trong vài năm gần đây các NHTM đã có thêm nhiều dịch vụ mới. Hiện nay phần lớn các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, trong khi thị trường bất động sản đang nguội lạnh và có những biến động không bình thường. Còn các khoản vay được thế chấp chứng khoán tuy tỷ trọng còn nhỏ, song cũng đáng cảnh báo và lo ngại về năng lực của các nhà đầu tư các nhân còn thấp và thị trường trứng khoán Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động về giá.

Nhìn lại sau hơn hai năm gia nhập WTO dòng vốn chu chuyển qua ngân hàng tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và vượt xa dự báo từ đầu năm của các nhà quản lý và quản trị ngân hàng…

Thị trường chứng khoán

images (1)

Thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay vẫn chưa là “hàn thử biểu” của nền kinh tế và chưa là kênh huy động vốn của các doanh nghiệp. Chức năng cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể hiện rõ. Vốn dài hạn vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua thị trường tiền tệ. Đó là điểm bất cập không phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính.

Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 8 năm hoạt động, còn nhiều tồn tại đó là:

– Về quy mô so với các nước trong khu vực còn nhỏ, tuy vốn hóa thị trường tăng nhanh đạt 45%GDP. Giá chứng khoán (chỉ số giá cổ phiếu VN-index) tăng giảm thấp thường, thị trường chứng khoán trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo sự bền vững lành mạnh.

– Về hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều bất cập về tài chính. Mặc dầu các công ty chứng khoán đã phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc vốn điều lệ từ các chủ sở hữu vốn (đối với các công ty trứng khoán trực thuộc ngân hàng thương mại), nhưng nhìn chung vốn điều lệ vẫn còn thấp, điều đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng tham gia thị trường của các công ty chỉ đóng vai trò đầu tư dẫn dắt thị trường hoặc rủi ro do mức vốn khả dụng thấp.

– Về cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. Đội ngũ về nhân sự hành nghề có chuyên môn có giấy phép hành nghề, đặc biệt về chất lượng vè nhân sự lãnh đạo công ty còn thiếu và yếu chủ yếu về nghiệp vụ chuyên môn kinh doanh chứng khoán cũng như tư vấn pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp.

Trên thực tế hiện nay số lượng công ty chứng khoán ở nước ta vượt quá quy mô thị trường, nếu so sánh với các nước trong khu vực (Trung Quốc 107 công ty, Malaysia 37 công ty, Thái Lan 41 công ty, Singgapor 27 công ty và Hàn Quốc trên 50 công ty).

– Tuy số lượng tài khoản đầu tư tăng nhanh, nhưng chủ yếu là tài khoản các nhân, mua bán cổ phiếu ngắn hạn và bị tác động chi phối bởi các nhà đầu tư lớn trên thị trường. Những nhà đầu tư này lại thiếu kỹ năng phân tích đầu tư, phân tích thị trường, do vậy ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn, một số nhà đầu tư lớn nước ngoài mở tài khoản nhưng chưa tham gia đầu tư. Các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trong nước thông qua các tài khoản ủy thác cá nhân và đầu tư trung lập vào cổ phiếu các doanh nghiệp cổ phần hóa, chưa tham gia đầu tư trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và trung tâm  giao dịch chứng khoán Hà Nội.

– Tuy Luật Chứng khoán được ra đời thay thế Nghị định 144/2003/NĐ-CP, ngày 28/11/2003 của Chính phủ về Chứng khoán  và Thị trường chứng khoán, song hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán còn bất cập và chưa được hoàn thiện. So với yêu cầu đòi hỏi của thực tế của sự phát triển thị trường tài chính và các định chế tài chính trong nề kinh tế thị trường với năng lực quản lý và sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế.

Cơ quan quản lý Nhà nước, SGDK và TTGDCK, các công ty chứng khoán, công ty niêm yết trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của thị trường chứng khoán còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và nhiều bất cập.

Thị trường bảo hiểm

Trước đây, thị trường bảo hiểm duy nhất chỉ có 1 doanh nghiệp. Kể từ năm 1933, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP, đặc biệt là khi Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đạt được những kết quả quan trọng sau:

– Quy mô và phạm vi hoạt động của thị trường bảo hiểm đã phát triển mạnh mẽ, với tốc độ cao, bên cạnh việc đảm bảo ổn định, chống lại các nguy cơ rủi ro, thị trường bảo hiểm còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính đầu tư dài hạn của nên kinh tế.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Bảo hiểm đã góp phần tích cực đến ổn định và phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

– Các loại sản phẩm bảo hiểm được phát triển đa dạng, phong phú với gần 70 sản phẩm bảo hiểm nhận thọ và phi nhân thọ thuộc cả lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm. Cơ cấu bảo hiểm đã chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn.

– Xét trên phương diện pháp lý, thị trường bảo hiểm Việt Nam được vận hành trong khuôn khổ pháp lý tương đối đồng bộ, chặt chẽ và áp dụng nguyên tắc phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường bảo hiểm còn một số tồn tại:

– Quy mô thị trường còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và thấp hơn so với các nước trong khu vực.

– Thị trường bảo hiểm phát triển chưa cân đối, các loại hình  sản phẩm chưa đa dạng; năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế và biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại; hoạt động môi giới bảo hiểm còn chậm phát triển; một số cơ chế chính sách hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm; công tác quản lý giám sát còn nhiều bất cập,…

Nhìn lại thực trạng của thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt lá từ sau những năm đổi mới kinh tế và sau hơn 2 năm gia nhập WTO của Việt Nam, đã có những thành công. Bên cạnh những kết quả dật được, cũng còn nhiều hạn chế và tồn tại, đó là:

– Hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thể hiện: thị trường tài chính có quy mô nhỏ, các thể chế trên thị trường chưa hoàn chỉnh, nhiều định chế tài chính trung gian cần tiếp tục hoàn thiện;  sản phẩm  hoàng hóa của thị trường chưa nhiều, phạm vi cung cấp dịch vụ chủ yếu mới tập trung tại khu vực thành thị; sự phối hợp giữa các kênh huy động vốn còn chưa đồng bộ; khung pháp lý mới được xây dựng và hình thành, các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, công khai tuy đã được áo dụng, song còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện; năng lực cung ứng dịch vụ tài chính còn hạn chế

– Vấn đề quản lý, điều hành của Nhà nước còn những mặt hạn chế, chưa có sự phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; còn có tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp vào các hoạt động của chủ thể, trong khi đó lại buông lỏng giám sát thị trường, sự phối hợp quản lý và điều hành giữa các kênh huy động, giữa các loại thị trường (thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường bất động sản…) còn thiếu đồng bộ; năng lực cán bộ quản lý Nhà nước chưa được nâng cao phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; công tác quản lý giám sát để giảm thiểu rủi ro còn nhiều bất cập.

Những giải pháp cơ bản về cơ chế giám sát thị trường tài chính Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Để phát triển thị trường tài chính Việt Nam hoạt động an toàn và hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; có cơ chế kiểm tra giám sát các luồng vốn; mở cửa khu vực tài chính theo các cam kết quốc tế, cần có những giải pháp cơ bản cơ chế và giám sát thị trường tài chính nhằm phòng ngừa hạn chế và rủi ro:

Một là, hoàn thiện và bổ sung các quy định về luật pháp, tạo môi trường pháp lý động bộ thông thoáng về hoạt động tài chính tiền tệ cho hoạt động của thị trường tài chính

Với quan điểm Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường, nhưng sẽ giám sát chặt chẽ thị trường tài chính thông qua khuôn khổ luật pháp và tạo môi trường pháp lý đồng bộ thông thoáng về hoạt động tài chính, tiền tệ. Đồng thời cải thiện tính minh bạch và phát triển tính đa dạng của thị trường.

– Cần rà soát lại nội dung của Luật các tổ chức tín dụng; phân định rõ ranh giới, phạm vi hoạt động của thị trường vốn, thị trường tiền tệ; đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thị trường, đảm bảo huy động tối đa nguồn lực tài chính và giảm thiểu rủi ro của thị trường. Tách bạch hoạt động tín dụng chính sách với tín dụng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội để chuyên thực hiện tín dụng chính sách theo quy định ưu tiên của Chính phủ.

Đối với hoạt động của ngân hàng cần nâng cao tính độc lập của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Cũng như các định chế tài chính, thị trường tiền tệ là định chế quan trọng trong cơ chế chuyền dẫn của chính sách tiền tệ. Một thị trường tiền tệ kém phát triển khó có thể chuyền dẫn chính xác các quyết định của NHTW và ngược lại NHTW khó có thể nhận được các tín hiệu của thị trường để đưa ra các quyết định chính xác nhằm đạt được mục tiêu. Tạo điều kiện thực hiện các công cụ mới của chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, hoàn thiện thị trường liên ngân hàng nội tệ và ngoại tệ.

Các tổ chức tín dụng hoàn toàn tự xác định lãi suất trên cơ sở lãi suất cơ bản. khi lãi suất được tự do hoàn toàn thì đó là tín hiệu phản ánh đúng đắn quan hệ cung cầu. Xây dựng một số NHTW khu vực mới chức năng thực hiện cơ bản toàn bộ nghiệp vụ NHTW, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính cần có trên địa bàn. NHNN cần tăng cường phối hợp với các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế để ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế biến động của các thị trường tài chính trong nước và đảm bảo an toàn cho hệ thống NH Việt Nam, hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả tọa điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao cho thị trường tài chính. Đối với các dịch vụ  ngân hàng truyền thống, hiện cần có cải tiến cải tiến quy trình nghiệp vụ huy động vốn; tăng cường trang thiết bị chương trình phần mềm để mở rộng phạm vi hệ thống thanh toán; mở rộng mạng lưới  giao dịch; cần cải tiến nghiệp vụ sử dụng vốn; mở rộng các dịch vụ hiện có, đồng thời triển khai các dịch vụ mới như: dịch vụ về huy động vốn, phát triển dịch vụ chiết khấu thương phiếu, cho vay thấu chi,…

Tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM. Đối với NHTM Nhà nước cần giải quyết căn bản vấn đề vốn bằng 2 giải pháp cơ bản sau: Một là, cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối. Hai là, hình thành và phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng trên cơ sở sắp xếp và cơ cấu lại hoạt động của các NHTM Nhà nước hiện hành. Đối với NHTM cổ phần cần có cơ chế khuyến khích tăng vốn điều lệ. Mặc dù trong thực tế vừa qua, các NHTM cổ phần đã chủ động trong việc tăng vốn điều lệ với tốc độ khá cao.

– Luật chứng khoán đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Luật chứng khoán ra đời đã tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Chính phủ cần có lộ trình cho việc phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) thuật hợp lý đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa và các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu.

Về địa vị của UBCKNN, hiện nay vẫn còn là cơ quan trong Bộ Tài chính có chức năng và thẩm quyền, đảm bảo tính độc lập cần thiết và thực hiện trong việc xử lý các vấn đề nghiệp vụ chứng khoán. Về lâu dài, theo chúng tôi khi thị trường chứng khoán đã phát triển ổn định sẽ sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

Qua 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán và 2 năm thực hiện Luật chứng khoán cũng cần xem xét loại bỏ các thủ tục hành chính, các loại giấy phép không cần thiết, nhưng cũng đảm bảo yêu cầu của quản lý Nhà nước để thị trường này phát triển an toàn, ổn định. Hoạt động kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, còn mới đối với Việt Nam, có nhiều rủi ro. Vì vậy trong quá trình thực hiện Luật chứng khoán phải luôn xem xét và đánh giá tính khả thi và những nội dung của Luật đã đi vào cuộc sống và còn những điều gì bất cập cần phải hoàn thiện và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cũng như đặc thù thể chế của Việt Nam, nhưng cũng đồng thời phải phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế.

– Để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nên kinh tế; nâng cao năng lực tài chính kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế các giải pháp về cơ chế và giám sát thị trường bảo hiểm:

+ Về cơ chế chính sách: tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản có liên quan phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế theo hướng đảm bảo sự vận hoành an toàn, lành mạnh, năng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm;khuyến khích mọi đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp ở vùng sâu vùng xa. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý thị trường bảo hiểm; tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Về tổ chức hoạt động: sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục mở rộng thị trường, phát triển  sản phẩm bảo hiểm đa dạng và cạnh tranh về giá cả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế xã hội, khai thác tối đa tiềm năng của thị trường bảo hiểm trong nước, tiếm tới mở rộng khả năng khai thác bảo hiểm thị trường quốc tế.

Hai là nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính.

Đối với hệ thống các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính, cần tiếp tục củng cố và phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính hiện có trên cơ sở nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chính cho thị trường. Kiên quyết thực hiện biện pháp giải thể, phá sản đối với các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính không có hiệu quả; thực hiện biện pháp sát nhập hoặc tăng vốn thông qua cổ phần hóa, phát hành thêm cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán đối với các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính. Đồng thời chú ý đến việc phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính mới.

Ba là, tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính.

Nhà nước thực hiện giám sát và chỉ đạo thị trường tài chính thông qua hệ thống pháp luật và sử dụng các công cụ gián tiếp.

Phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính và được tài chính. Gán quyền hạn với trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường, tránh cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động  kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, trong khi lại buông lỏng trách nhiệm giám sát và định hướng thị trường. Tách bạch với chức năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Tăng cường năng lục cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo và giám sát, đảm bảo sự vận hành an toàn và hiệu quả của thị trường. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cải cách tài chính sẽ tiến hành mạnh mẽ, góp phần tạo nên hệ thống thị trường tài chính tiền tệ phát triển đồng bộ. Tăng cường kiểm soát số lượng chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài tham gia thị trường nội địa một cách chặt chẽ theo sự phát triển của thị trường nội địa. cùng với nó là tiến hành tự do háo giá cả dịch vụ tài chính.

Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra và có những biện pháp hạn chế những mặt trái của các đới tượng trên thị trường chứng khoán; tăng cường công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường. Đặc biệt là việc công bố các thông tin về các tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán. Cần cải thiện sự minh bạch và sức bền của thị trường tài chính, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin cập nhật về dữ liệu kinh tế vĩ mô cũng như các phân tích.

Bốn là, thành lập cơ quan quản lý, giám sát thị trường tài chính độc lập như ở các nước phát triển trên thế giới và khu vực

Từ kinh nghiệm của các nước nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro, ngày 3/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 34/2008/QĐ-TTG về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhằm tư vấn cho Thủ tướng về giám sát thị trường tài chính ở cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, cũng như cảnh báo về nguy cơ với ngành này. Ủy ban sẽ là đầu mối điều phối giám sát chuyên ngành, giám sát chung thị trường và việc chấp hành các thông lệ quốc tế về hoạt động của các cơ quan thanh tra trong ngành.

Ngoài ra còn giám sát điều kiện cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đồng thời thực hiện các phân tích, dự báo và cảnh báo về độ an toàn của hệ thống tài chính-ngân hàng và những nguy cơ đối với thị trường này. Mặt khác cơ quan này sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu và thông tin về thị trường tài chính quốc gia cho Thủ tướng. Là một cơ quan mới thành lập, cần tạo điều kiện cho Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và có đủ nguồn lực. vị thế cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tham mưu và giám sát chung thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán,bảo hiểm) và là một kênh thông tin độc lập của Chính phủ.

Năm là, để hạn chế những tác động của cuộc khung hoảng tài chính thế giới hiện nay cần có những biện pháp giám sát thị trường tài chính ở nước ta nhằm giảm thiểu rủi ro.

Để chủ động phòng tránh nhắm hạn chế những tác động xấu của khủng hoảng, các Bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt việc theo dõi, đánh giá tình hình thị trường tài chính Mỹ và thế giới, xác định cho được những tác động và mức đọ ảnh hưởng tới từng lĩnh vực trong thị trường tài chính nước ta, đồng thời có những biện pháp giám sát để chủ động đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp hoặc đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý cụ thể, thích hợp thuộc lĩnh vực được giao nhắm giảm thiểu và hạn chế những tác động tiêu cực của nó.
Theo PGS. NGÔ TRÍ LONG (HV Tài chính)
Tạp chí Kế toán.

Rủi ro khi ký khống giấy tờ giao dịch ngân hàng

Tại một số ngân hàng, khách hàng đến vay tiền được yêu cầu ký tên, đóng dấu khống sẵn vào các chứng từ, giấy tờ như giấy nhận nợ, giấy rút tiền mặt, ủy nhiệm chi… với lý do để việc giải ngân cho vay được nhanh gọn.

Thậm chí có nhân viên tín dụng còn yêu cầu khách hàng ký khống vào các biên bản kiểm tra trước hoặc sau khi cho vay… để đối phó với bộ phận kiểm tra kiểm soát. Với tâm lý là người đi vay tiền (được cho vay đã là mừng), rất ít khách hàng mạnh dạn từ chối yêu cầu này.

Rủi ro khi ký khống giấy tờ giao dịch ngân hàng

Về mặt nguyên tắc, tất cả ngân hàng chuyên nghiệp đều không chấp nhận và luôn khuyến cáo khách hàng vay tiền cũng như gửi tiền không được ký khống vào bất kỳ loại giấy tờ nào có liên quan đến giao dịch ngân hàng.

Tuy nhiên, khoảng mười năm trở lại đây, từ khi các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng mọc lên như nấm và nhiều người “ngủ một đêm thức dậy thành cán bộ quản lý ngân hàng” thì nhiều nguyên tắc, chế độ quy định đã không được tuân thủ.

Bên cạnh đó, cũng có những trưởng phó phòng, nhân viên không được đào tạo, hướng dẫn bài bản căn cơ dẫn đến cung cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, đầy sơ hở và chỉ cần ai đó thiếu đạo đức nghề nghiệp là có thể dễ dàng lợi dụng để tham ô, lừa đảo, tiêu cực.

Ví dụ như với giấy rút tiền, ủy nhiệm chi được ký đóng dấu khống, cán bộ ngân hàng có thể sử dụng để điền vào rồi rút tiền mặt hoặc chuyển sang tài khoản nào đó rồi rút tiền ra.

Điển hình là vụ chiếm đoạt tiền tỉ của Nguyễn Hoàng Ngân (*), trưởng phòng giao dịch Bình Chánh thuộc Ngân hàng Sacombank chi nhánh Chợ Lớn (TP.HCM) hồi tháng 7. Cần lưu ý ở đây không phải là vụ ngân hàng làm giả hồ sơ giải ngân vốn vay mà hồ sơ hoàn toàn thật, chữ ký thật do chính người vay tiền ký khống vào trước theo yêu cầu của Ngân.

Trong thời gian làm trưởng phòng giao dịch của Vietcombank tại Khu chế xuất Linh Trung 2 (TP.HCM), thỉnh thoảng tôi vẫn phát hiện nhiều tờ ủy nhiệm chi hoặc giấy rút tiền chưa ghi nội dung gì do khách hàng (đơn vị, tổ chức) ký đóng dấu lẫn trong các xấp chứng từ đưa cho giao dịch viên ngân hàng để hạch toán do các loại giấy tờ này thường gồm nhiều liên, mỏng và hay dính với nhau.

Những trường hợp này, tôi đều chỉ đạo nhân viên của mình hủy bỏ trước mặt nhân viên của đơn vị, tổ chức nói trên vì các lý do sau:

– Phòng ngừa việc người trong ngân hàng lợi dụng để chiếm đoạt tiền. Trường hợp nếu bị lợi dụng, trong khi chờ điều tra thì phần thiệt sẽ thuộc về khách hàng vì chữ ký và con dấu trên những ủy nhiệm chi, giấy rút tiền này đều là thật.

– Nếu trả lại doanh nghiệp thì phải trả cho chính chủ tài khoản chứ không thể trả cho nhân viên của công ty để tránh bị những nhân viên này lợi dụng những chứng từ đó điền chi tiết vào và tiêu cực. Nhưng cũng cần lưu ý là nếu trả cho chủ doanh nghiệp thì nhân viên giao dịch, kế toán trưởng của doanh nghiệp sẽ bị quở trách, thậm chí mất việc. Vì vậy tốt nhất là hủy bỏ tại chỗ.

Bên cạnh việc cẩn trọng với chuyện ký, đóng dấu khống, khách hàng cũng cần sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để có thể kiểm soát hoạt động tài khoản của mình tức thời qua Internet và điện thoại di động. Và thiết nghĩ, các ngân hàng cũng cần xem lại công tác cán bộ vì rủi ro đạo đức bao giờ cũng là rủi ro cao nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất trong các loại rủi ro của ngân hàng.
Theo dantri.com.vn

Giải mã sự sụp đổ của MF Global

Đầu tư liều lĩnh, nặng gánh nợ nần, thị trường đi xuống và đánh mất lòng tin của khách hàng. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Công ty Môi giới chứng khoán Hoa Kỳ MF Global với số tiền nợ chính thức 39,7 tỷ USD. Theo giới chức tiền tệ Hoa Kỳ, khoảng 700 triệu USD của khách hàng MF Global đã không cánh mà bay.

A man exits the office complex where MF Global Holdings Ltd have an office on 52nd Street in midtown Manhattan New York
Giải mã sự sụp đổ của MF Global

Vấn đề đặt ra ở chỗ MF Global đã phạm vào nguyên tắc tối thượng của Phố Wall: Quỹ đầu tư của khách hàng phải được để riêng không dính đến tiền của công ty, đồng thời phải theo dõi thường xuyên tài khoản kinh doanh của khách hàng.

Nhưng làm sao sự việc nghiêm trọng như trên lại có thể diễn ra khi thị trường tài chính toàn cầu tưởng chừng đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm sau khi Ngân hàng Lehman Brother sụp đổ cách đây 3 năm?

Theo các nhà phân tích, cái chết của MF Global từ lỗi lầm của ông Jon Corzine, từng là Tổng giám đốc Ngân hàng Goldman Sachs và Thống đốc tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ.

Tháng 3-2010, Jon Corzine trở thành Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc MF Global và được thị trường tài chính xem như một anh hùng với tham vọng biến công ty chứng khoán này thành một đại gia không thua kém Goldman Sachs.

Corzine vứt bỏ phương án “phòng thủ rủi ro” của người tiền nhiệm Bernard Dan và tuyên bố sẽ chuyển hóa MF Global từ một hãng môi giới chứng khoán thường thường bậc trung, chỉ ăn hoa hồng của khách hàng, thành một ngân hàng đầu tư toàn diện và kinh doanh rủi ro. Corzine đưa ra một kế hoạch cải tổ 5 năm.

Đầu tiên Corzine đặt cược vào các trái phiếu quốc gia (sovereign bond) châu Âu với khoản đầu tư lên đến 6,4 tỷ USD, hơn cả “người vàng” Goldman Sachs cũng chỉ dám sở hữu nợ quốc gia châu Âu 2,5 tỷ USD. Ông không đầu tư vào những nước quá rủi ro như Hy Lạp mà chỉ đưa quân bài của mình vào các quốc gia có mức độ tín nhiệm nợ tương đối thấp như Italia và Tây Ban Nha bởi tin rằng châu Âu sẽ không để cho 2 nước này sụp đổ.

Ông ta gạt bỏ mọi cảnh báo rằng khoản đầu tư như vậy là quá lớn và sự nghiệp trên Phố Wall và chính trường làm cho bản thân ông rất tự tin vào ván bài rủi ro này.

Nhưng chuyện phải đến đã đến: thực trạng nợ nần của Tây Ban Nha và Italia trầm trọng hơn dự đoán khiến MF Global phải sử dụng vốn của khách hàng để giao dịch. Sự mất cân đối về chỉ số thanh khoản và quan ngại về mức độ rủi ro của các khoản nợ châu Âu đã khiến giới chức tiền tệ Hoa Kỳ ra lệnh MF Global tăng vốn.

MF Global đành phải bán tháo một vài khoản nợ châu Âu của mình ra thị trường. Thứ ba tuần trước, MF Global công bố số tiền lỗ 186 triệu USD. 2 ngày sau đó, các hãng đánh giá tín dụng Moody’s và Fitch đã hạ bậc trái phiếu của MF Global thành… rác (junk bond). Chỉ trong 5 ngày, cổ phiếu của MF Global mất giá đến 67%.

Tại Singapore, MF Global bắt đầu hoạt động từ năm 1996. MF Global Singapore dần trở thành hãng môi giới chứng khoán đứng thứ tư về các sản phẩm chứng khoán phái sinh và cung cấp các dịch vụ thanh toán hợp đồng tương lai, quyền đặt mua trong khu vực châu Á và trên toàn cầu.

Khi MF Global tuyên bố phá sản, khách hàng của MF Global Singapore hoang mang, ùn ùn kéo đến rút tiền. Để trấn an, Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX), thông báo khách hàng của MF Global Singapore có thể thực hiện giao dịch tại các hãng môi giới chứng khoán khác.

Tuy nhiên, không ai lường hết được tổn thất xảy ra vì một hãng môi giới chứng khoán có tầm cỡ của Singapore là Kim Eng Securities cũng là đối tác của MF Global. Điều này có nghĩa khi MF Global Singapore chấm dứt mọi giao dịch, khách hàng Kim Eng cũng không thể truy cập vào các tài khoản của mình.

Rõ ràng, việc phá sản của MF Global đã kéo theo những hệ lụy nặng nề đối với hoạt động tài chính và kinh tế trong khu vực, trong đó nhà đầu tư cá nhân là những người thiệt thòi nhiều nhất.

Theo: kiemtoan.com.vn

Bạn đang lãng phí hàng triệu đô la của mình

Một bài học trong giá trị thời gian của tiền

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tài chính là khái niệm rằng $ 1 ngày hôm nay là có giá trị hơn $ 1 một năm sau. Có hai lý do chính. Đầu tiên, một đồng đô la có thể sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn trong tương lai do tác động của lạm phát. Thứ hai, nếu tôi có đồng đô la trong tay của tôi hôm nay, tôi có thể đầu tư nó và kiếm được lợi tức trong các hình thức cổ tức, lãi suất hoặc lãi trên vốn.

Chìa khóa cho sự thịnh vượng tài chính là nhận ra được giá trị tiềm năng của mỗi đô la hiện tại có trong tay của bạn. Trong thực tế, tôi nghĩ rằng tiền mặt như một hạt giống – bạn có thể ăn nó (chi tiêu) hoặc đầu tư nó (gieo nó).
images (6)

Để giúp minh họa điểm này, chúng ta hãy giả sử bạn tìm thấy một tờ 20 đô la trên lề đường. Bạn đang phải đối mặt với hai ứng dụng tiềm năng: bạn có thể đưa tiền trong tài khoản hưu trí được miễn thuế hoặc đưa mình ra ngoài ăn tối. “Đó chỉ là hai mươi đô la!” Bạn nói với chính mình và lựa chọn cho bữa ăn tối. Trong thực tế, bạn đang chi tiêu xa xỉ hơn rất nhiều. Sử dụng công thưc giá trị thời gian của tiền, chúng ta có thể tính toán chi phí kinh tế thực sự của việc không đầu tư tiền mặt.

FV = Pmt x (1 + i)n
FV = Giá trị tương lai
Pmt = Payment ( Khoản tiền hiện tại )
I = Lợi nhuận của bạn có thể thu được
n = Số năm

Để thực hiện các tính toán, chúng ta phải thực hiện một vài giả định. Đầu tiên, hãy giả sử bạn là 30 tuổi (và do đó 35 năm nữa nghỉ hưu ở tuổi 65). Chúng ta sẽ thay thế 35 cho “n” trong phương trình.

Tiếp theo, chúng ta phải thiết lập tỷ lệ lợi tức dự kiến. Giả định tỉ lệ lợi tức dự kiến trên thị trường cổ phiếu là 12%. Nếu bạn muốn đầu tư vào trái phiếu, lợi nhuận của bạn sẽ thấp hơn. Giả sử rằng bạn đầu tư vào cả hai và hy vọng sẽ kiếm được một tỷ lệ lợi tức dự kiến 10% . Con số này sẽ thay thế cho “i” biến trong phương trình trên

“Pmt”, hoặc Payment, là giá trị của số tiền mà bạn muốn đầu tư (trong trường hợp này $ 20). Bây giờ chúng ta đã tìm ra các biến, và có công thức  như sau: FV = $ 20 x (1 + 0,10) 35

Nhập 1.10 vào máy tính của bạn ( là tổng của 1 + 0,10). Lũy thừa với số mũ 35. Kết quả là 28,1024. Nhân 28,1024 với  pmt là $ 20. Kết quả ($ 562 ) là chi phí thực sự chi tiêu $20 hiện nay (nếu bạn điều chỉnh $ 562 cho lạm phát, nó có thể tương đương với $ 140 đô la hiện tại. Đó có nghĩa là sức mua thực tế của bạn sẽ tăng khoảng 7 lần) .

images (7)
Rõ ràng, điều này là đủ để mua một “entry” tại một nhà hàng năm sao! Trang bị kiến ​​thức này, bạn có thể tự do đưa ra quyết định kinh tế, cụ thể là, bạn muốn ăn một bữa ăn $20  hôm nay hay một bữa ăn $ 140 trong tương lai. Câu trả lời là hoàn toàn mang tính cá nhân. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu khái niệm này,sẽ thật buồn khi biết rằng các mặt hàng xa xỉ  nhỏ mà bạn nghĩ chẳng có giá trị lớn sẽ có giá trị hàng triệu đô la trong tương lai .

Dịch từ : www.beginnersinvest.about.com

Bỏ trứng vào một hay nhiều giỏ?

Những câu chuyện thú vị của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã tạo nên không khí tranh luận sôi nổi quanh chủ đề “bỏ trứng vào một giỏ hay nhiều”?

Trong một cuộc hội thảo mới đây có tên gọi “CEO và chiến lược đa dạng hóa kinh doanh”, nhiều cử tọa – vốn đã quá quen với câu tục ngữ “không bỏ hết trứng vào một giỏ” – vặn lại ông Đoàn: tại sao bàn về chuyện đa dạng hóa kinh doanh, lại là trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy rủi ro như hiện nay mà ông lại một mực nói rằng: “Chỉ nên bỏ trứng vào một giỏ”(?)

Khi nào có nhiều trứng hẵng hay…

Lôi cuốn người nghe bằng những câu chuyện có vẻ như mâu thuẫn nhau, ông chủ của Tập đoàn Phú Thái kể, có lần đi công tác Hàn Quốc, ông tìm ăn phở Việt Nam do một người Hàn Quốc 100% làm chủ. Ông đã ngỡ ngàng vì nhà hàng chỉ bán một món, không hoàn toàn giống phở Việt Nam, nhưng rất ngon, nhà hàng đảm bảo vệ sinh và phục vụ chuyên nghiệp.

Lần khác nữa, ông gặp một vị khách Nhật chỉ chuyên sản xuất… váng đậu! Thấy mọi người xung quanh đều tỏ ra hết sức trọng vọng ông khách có cái nghề gia truyền đã 5 đời rất giản dị này, ông Đoàn mới tìm hiểu và vỡ lẽ: tuy chỉ làm có một mặt hàng, nhưng doanh nghiệp của ông này có sản lượng và chất lượng sản phẩm đứng đầu thế giới.

Nhưng không đơn thuần chỉ nói chuyện “một nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, ông Đoàn tiếp tục kể chuyện đi khảo sát thị trường bánh đậu xanh Hải Dương.

“Ở một doanh nghiệp đã có thương hiệu, mọi thứ từ to đến bé đều phải hỏi đến “cụ” Tổng Giám đốc đã trên 80 tuổi. Thật ra họ cũng chỉ làm có vài mã hàng; chất lượng, bao bì bao nhiêu năm nay vẫn thế, phương thức bán hàng cũng không thay đổi; sản phẩm thì 90% xuất khẩu đi Trung Quốc. Tồn tại mãi với “công thức” đơn giản như vậy thì việc bị làm nhái (như lời doanh nghiệp phàn nàn) không có gì là khó hiểu, chỉ có điều ai muốn “nhái” mà thôi”, Chủ tịch Phú Thái thẳng thắn bình luận.

Vấn đề là ở chỗ đầu tư tập trung không có nghĩa là duy trì một cách làm đơn giản, lặp đi lặp lại năm này qua năm khác mà không có đổi mới, sáng tạo gì để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Còn làm thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì lại phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác mà chỉ có chủ doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược và đối sách, căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.

Trong khi giải đáp câu hỏi của một cử tọa khác, diễn giả Phạm Chi Lan bày tỏ đồng tình với quan điểm này: “Với khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngay từ đầu tôi đã không tán thành chủ trương đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Khi cái bánh thị trường còn nhỏ mà các ông lớn giành làm cả thì khối doanh nghiệp tư nhân chỉ có nhặt vụn bánh! Các doanh nghiệp tư nhân cũng không nên đầu tư dàn trải, nhưng vì một lẽ khác: nguồn lực chưa mạnh, lại phải phân tán vào nhiều lĩnh vực mà chưa chắc đã hiểu biết thấu đáo. Khi nào thực sự có đủ nguồn lực hẵng tính tiếp chuyện mở rộng”.

Một cử tọa tham dự hội thảo nhận xét, thực tế đầu tư của Phú Thái thể hiện đúng phương châm của ông Đoàn. Tuy không chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, nhưng mọi thứ khác ông làm (như logistics) đều xoay quanh, hỗ trợ cho lĩnh vực chính này.

Cần cái nhìn thực tế!

Tuy nhiên, tập trung vào “một nghề cho chín” mới chỉ là một phần của triết lý rộng hơn: biết mình, biết người – nguyên tắc xuyên suốt những kinh nghiệm được ông Đoàn chắt lọc và chia sẻ với đồng nghiệp.

“Vì sao Phở 24 không có lợi nhuận, nhưng họ bán thương hiệu được 20 triệu USD? Đó là nhờ giá trị vô hình họ đã xây dựng được, từ hệ thống cửa hàng, triển vọng trong tương lai cho đến giá trị thương hiệu”…

Bản thân mỗi cá nhân chủ doanh nghiệp cũng là một giá trị, có trường hợp còn là đảm bảo tốt nhất để đối tác quyết định hợp tác kinh doanh.

Ông Đoàn cho biết, khi ký hợp đồng làm đại lý phân phối độc quyền sản phẩm của Caterpillar của Mỹ – tập đoàn máy xây dựng hàng đầu thế giới; đối tác nhất định ký hợp đồng với cá nhân ông (chứ không phải với Tập đoàn Phú Thái), với lý do họ đặt lòng tin vào cá nhân chủ doanh nghiệp, khi thấy người đó đủ năng lực, tư duy, có phẩm chất đạo đức và tính cách đáp ứng được chiến lược kinh doanh tại Việt Nam.

Tập đoàn Phú Thái hiện thuộc quyền quản lý của ông, nhưng rồi đây có thể lên sàn, sang tên đổi chủ, bán cho nước ngoài… Vì vậy, các doanh nhân phải luôn quan tâm để hoàn thiện chính bản thân mình, nếu muốn tìm được đối tác lớn thực sự.

Phải nhìn thẳng vào một thực tế là các doanh nghiệp của chúng ta còn rất nhỏ. “Phú Thái ở trong nước cũng tạm gọi là to, nhưng so với một tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài lưng vốn đến 400 tỷ USD, gấp mấy lần GDP của Việt Nam, thì chúng tôi chưa là gì cả. Nên xác định chúng ta là những doanh nghiệp nhỏ mà tốt. Và chọn bạn lớn mà chơi (nếu được)”, ông Đoàn hài hước.

Khép lại chuỗi câu chuyện của mình bằng những chuyện vui, ông bảo, có lần ông đi gặp một đối tác Úc, một người có tài sản 800 triệu USD. “Ông ấy lấy bánh mì quệt đĩa mứt sạch bóng soi gương được”.

Tinh thần tiết kiệm, không sĩ diện, “hoành tráng” hão là bài học quý cho nhiều doanh nhân Việt, những người đang thoải mái uống rượu 38 năm, “trong khi tôi chẳng thấy doanh nhân Nhật Bản nào vô tư xài loại rượu đó”. Nếu mỗi người Việt Nam vứt đi chỉ một tờ giấy trắng thôi thì đã có tới 83 triệu tờ giấy bị lãng phí…

Nguồn: Tạp chí DOANH NHÂN