Category Câu chuyện CEO

10 câu nói nổi tiếng của các nữ lãnh đạo trong giới công nghệ

Công nghệ lâu nay thường được mặc định là lĩnh vực giành cho các đấng mày râu. Tuy nhiên, ngày càng nhiều doanh nhân, thương nhân nữ như bà Marissa Mayer- CEO của Yahoo Inc đang làm nên chỗ đứng cho phụ nữ trong ngành công nghiệp cần nhiều bản lĩnh này.

Dưới đây là các nữ lãnh đạo đang ghi dấu tên tuổi của mình trong làng công nghệ, và những câu nói đầy cảm hứng từ họ.

1. Leah Busque – nhà sáng lập kiêm CEO của TaskRabbit

Khi bạn tìm ra một giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề đang nan giải nào đó, các đối thủ cạnh tranh lập tức nhanh chóng theo chân và tìm cách chiếm lĩnh thị trường của bạn. Leah Busque đã phải đối mặt với điều tương tự sau khi lập công ty TaskRabbit vào năm 2008. TaskRabbit là một thị trường trực tuyến- nơi người dùng đưa ra những nhiệm vụ cần làm. Hãng này sẽ giúp họ hoàn thành với mức chi phí thấp nhất.

Từng là kỹ sư phần mềm tại tập đoàn IBM, nữ CEO này biết cách khiến công ty có chỗ đứng trên thị trường nhờ liên tục đổi mới sản phẩm, tìm kiếm các chuyên gia cố vấn và bồi dưỡng văn hóa trong nội bộ công ty. Từ tháng 5 năm 2011, số lượng đơn hàng và doanh thu của TaskRabbit đã tăng gấp 3 lần, tổng số người dùng tăng 7 lần. Một năm về trước, hãng này mới chỉ có vẻn vẹn 5 nhân viên thì hiện nay đã là 50 người.

Bà Busque đang dự định mở rộng thị trường kinh doanh trong năm 2012 với mục tiêu “cách mạng hóa lực lượng lao động trên thế giới”.

Câu nói nổi tiếng của bà đó là: “Tôi thức dậy mỗi sáng và tự nhủ – tôi có thể đưa công ty đi bao xa trong vòng 24 giờ tới?”.

2. Cassandra Sanford- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của tập đoàn KellyMitchell

Năm 1998, khi nhận ra tiềm năng của mặt hàng linh kiện công nghệ trong tương lai, bà Cassandra Sanford cùng 2 cộng sự đã quyết định lập công ty thiết bị máy tính. Trước đó, Cassandra đã học luật kinh doanh tại Đại học St. Louis và giành vài năm làm chuyên gia công nghệ tại Boeing.

Năm 2004, mục tiêu của Sanford là đạt được doanh thu 25 triệu đôla trong vòng 5 năm. Năm 2008, con số này đã đạt 39 triệu đôla và tiếp tục vượt mức 50 triệu đôla vào năm 2011.

Câu nói nổi tiếng của bà đó là: “Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì, và có niềm tin vào nó thì cứ tiếp tục tiến về phía trước, và thành công sẽ tìm đến bạn.”

3. Mitchelle Zatlyn- nhà đồng sáng lập của Cloudflare

“Người ta thường không nắm lấy cơ hội vì không đúng thời điểm, vì tài chính không đảm bảo. Quá nhiều người nghĩ rộng hơn mức cần thiết như thế. Đôi khi bạn chỉ cần nắm lấy nó”.

Người phụ nữ gốc Canada- Mitchelle Zatlyn nổi tiếng vì sáng lập nên công ty CloudFlare đặt tại San Francisco với dịch vụ mạng bảo mật tốc độ cao. Khi còn học tại Đại học Harvard, Matthew Prince- người đồng sáng lập công ty với Zatlyn sau này đã mời cô tham gia vào dự án dịch vụ nói trên. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp, họ cùng chuyển tới California để mở công ty.

CloudFlare bảo mật và tăng tốc các trang web tương tự như một mạng lưới truyền tải nội dung nhưng dễ cài đặt và điều chỉnh. Hiện nay mỗi tháng hãng này truyền tải tới 65 tỷ trang web, vượt qua cả Amazon, Wikipedia, Twitter, Zynga, AOL, Apple, Bing, eBay, PayPal và Instagram gộp lại.

4. Susan Feldman và Alison Gelb Pincus- đồng sáng lập One Kings Lane

“Hãy làm việc cùng một đội ngũ trung thành và đáng tin cậy. Họ chính là những người làm nên sự khác biệt”.

Trang web One Kings Lane của Susan Feldman và Alison Pincus chỉ giành cho những khách hàng là hội viên, cung cấp các vật dụng gia đình cao cấp với chất lượng ưu việt. Trước khi mở công ty năm 2009, Feldman đã từng làm phó giám đốc kinh doanh cho Polo Jeans và giám đốc kinh doanh cho Ralp Lauren Sleepwear. Pincus thì từng làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, phát triển kinh doanh và truyền thông kỹ thuật số tại Walt Disney, NBC và nhà xuất bản Hachette Filipacchi.

Trong khi các đối thủ như Fab.com và Gilt Groupe đã đang hướng tới thị trường hàng giảm giá thì Feldman và Pincus vẫn tung ra các sản phẩm đúng giá và không có ý định mở rộng phạm vi sản phẩm. Hãng này có tới 2 triệu người đăng ký thành viên và đạt doanh thu hơn 100 triệu đôla năm 2011.

5. Himanshu Bhatia- nhà sáng lập kiêm CEO của Rose International Inc.

“Với cương vị một nhà lãnh đạo, thực hiện những điều mà bạn muốn người khác làm theo chính là phần trách nhiệm lớn lao trên vai bạn”.

Công ty Rose International là một hãng công nghệ thông tin tập trung hướng đến các dịch vụ lao động số lượng lớn. Từng là một kiến trúc sư tại Ấn Độ, Himanshu Bhatia chuyển đến Mỹ năm 1987, có được bằng thạc sỹ quản hệ thống thông tin. Năm nay cô đã 49 tuổi.

Quãng thời gian quản lý hợp đồng tại công ty sản xuất máy bay giúp cô nhận ra nhu cầu cải tiến chất lượng hệ thống, khiến giá cả cạnh tranh hơn và huấn luyện đội ngũ nhân viên nhanh nhạy hơn. Cùng với những mục tiêu ấy, công ty Rose International được thành lập vào năm 1993.

Năm 2006, doanh thu của hãng này đã đạt 61 triệu đôla, và tăng lên 360 triệu đôla vào năm 2011. Năm nay, công ty này được liệt vào danh sách những hãng công nghệ hàng đầu Bắc Mỹ.

6. Sarah Wood- nhà đồng sáng lập kiêm COO của Unruly Media

Nữ doanh nhân người Anh- Sarah Wood nắm được bí quyết khiến các đoạn phim trên mạng được truyền rộng rãi. Năm 2006, cô đã cùng các cộng sự thành lập Unruly Media và tiếp thị phim trực tuyến. Công ty này tạo khiến những bộ phim như “The man Your Man Could Smell Like” hay “Roller Babies” được xem tới 42 triệu và 58 triệu lượt.

Là một COO, cô Wood đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty. Cô được gọi là “Nữ doanh nhân nước Anh của năm” cùng câu nói nổi tiếng: “Phụ nữ đừng ngần ngại tiến về phía trước”.

7. Susan Gregg Koger- nhà đồng sáng lập của ModCloth

Với đam mê giành cho thời trang thêu cổ điển, Susan Gregg Koger đã cùng cộng sự lập nên ModCloth năm 2002 từ chính căn phòng nhỏ thuộc ký túc xá Đại học Carnegie Mellon- Pittsburg. Năm 2006, công ty thu được lợi nhuận đạt 90.000 đôla và tăng vọt lên hơn 15 triệu đôla năm 2009. Gregg Koger thu hút các khách hàng tiềm năng tới trang web của mình bất kể họ có mua hàng hay không. Trong số đó có chương trình “Hãy là người mua” cho phép người xem lựa chọn mẫu mã để đưa vào sản xuất.

Nhu cầu sản phẩm thời trang phong các cổ điển ngày càng tăng đã tạo đà cho công ty trên phát triển mạnh mẽ và hiện đạt doanh thu gần 300 triệu đôla. Nhưng thành công không thay đổi con người Gregg Koger- nữ doanh nhân trẻ không ngừng đi đó đây và tìm kiếm những chất liệu khác biệt cho các sản phẩm của mình.

Cô khẳng định: “Tôi chính là bằng chứng rằng không cần phải là người trong ngành mới có thể hiểu biết về thời trang và gây được ảnh hưởng với nền công nghiệp này”.

8. Rebecca Woodcock- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Cake Health

“Đừng lãng phí dù chỉ một giây. Bạn hãy tiến về phía trước nhanh nhất có thể, và quyết tâm trên con đường ấy”.

Lấy cảm hứng từ một người bạn phải vật lộn với phí tổn chăm sóc sức khỏe, Woodcock thành lập công ty của mình năm 2010 tại San Francisco. Cô từng bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm và chiến lược tiếp thị cho những công ty như Intel, Google và LG. Những kinh nghiệm quý báu ấy giúp cô quản lý trang web quản lý phí tổn chăm sóc sức khỏe của Cake Health và các ứng dụng di động với các công cụ dễ sử dụng.

9. Jean Chong- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Starbates

“Hãy tập trung vào sự lặp đi lặp lại liên tục của sản phẩm hay dịch vụ. Đừng bao giờ quá bảo thủ mà hãy rộng mở trước sự thay đổi và đổi mới”.

Hãng Starbates được doanh nhân Jean Chong thành lập năm 2012 kỳ vọng trở thành chuẩn mực cho sự trung thành của khách hàng. Phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh của hãng này cho phép người dùng chụp quét các mã QR tại các nhà hàng và mở khóa các hợp đồng. Chủ các nhà hàng sẽ có được thông tin về khách hàng và gửi cho họ lời chào hàng.

Trước đó, trước khi khởi nghiệp với hãng đào tạo an toàn thực phẩm Premier Food Safety, Chong từng là giám đốc điều hành của trang web StretchE.com.

10. Juliette Brindak- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Miss O & Friends LLC

“Hãy đón nhận thành công và cả những thấy bại khi nó xảy đến, vì mọi thứ thường thay đổi vì sự chú tâm trong một phút giây”.

Năm 2005, trang web MissOandFriends.com trở thành phương tiện xúc tiến tương tác giữa những cô gái trẻ. Trên thực tế, Brindak taon nên “MissO” chỉ nhằm mục đích giải trí cho chị gái Olivia của mình. Song cha mẹ đã giúp cô hình thành ý tưởng kinh doanh với những nội dung giành cho các bạn gái.

Năm 2011, trang web của cô được xếp hạng 3 trong số các trang web giành riêng cho bạn gái phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hiện nữ doanh nhân trẻ Brindak đã 22 tuổi, thuê nhân viên là thách thức lớn nhất với cô.

Năm nay, cô lập them trang MissOMoms.com nhằm kết nối những phụ nữ có con gái. Cô tiết lộ rằng hai trang web kể trên có tới hơn 3 triệu lượt khách truy cập mỗi tháng.

Theo cafe biz

Tỷ phú Sheldon Adelson: ‘Tôi yêu tiền và hy vọng tiền cũng thích tôi’

“Triết lý dùng tiền của tôi là giúp những người không thể tự giúp mình. Làm tỷ phú không chỉ có sức ép mà còn là trách nhiệm”.

Tiền bạc có mang lại hạnh phúc cho ông không? Người giàu thứ 7 ở Mỹ và 14 thế giới với tài sản ròng 20,5 tỉ đô la Mỹ hiện nay (theo Forbes) – tỷ phú Sheldon Adelson – Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Las Vegas Sands tất nhiên không nhớ rằng ông đã trả lời tôi câu hỏi này hơn 2 năm trước, nhưng câu trả lời không khác lần đầu: Tôi yêu tiền và hy vọng tiền cũng thích tôi.

Ông kể, bất cứ ai gặp tôi ngày nay đều thốt lên: Sao ông giàu thế! Nhưng tôi lại là người sinh ra trong cơ cực. Cha mẹ tôi là người Do Thái. Chúng tôi lớn lên tại khu ngoại ô nghèo Boston. Bố tôi lái taxi, mẹ quản lý một tiệm hàng dệt may nhỏ. Cả gia đình gồm 6 người phải ngủ trong một buồng chỉ vài mét vuông. Tôi đã chứng kiến cách bố mẹ tôi cật lực làm việc để nuôi con, vì vậy tôi luôn đánh giá cao những người lao động.

Adelson bắt đầu kiếm sống từ nhỏ. Khi mới 10 tuổi, ông nói đã làm đủ nghề như bán bánh kẹo, bán báo, nhưng chưa bao giờ cậu bé Adelson nghĩ mình sẽ phải chịu khổ mãi. Ông từng theo học đại học rồi bỏ giữa chừng. Ông không có bằng cấp, nhưng lại có quá nhiều kinh nghiệm thương trường từ chính cuộc sống. Adelson bước vào nghiệp kinh doanh từ nhiều nghề, bất động sản, tư vấn tài chính, rồi đến kinh doanh sòng bạc.

Ông vươn lên vị trí người giàu thứ ba thế giới vào năm 2006, 2007 và 2008 với gia sản 26 tỉ đô la Mỹ và biệt danh “Vua sòng bạc”. Vào thời điểm hoàng kim này, mỗi giờ ông thu về lợi nhuận gần một triệu đô la Mỹ nhờ hệ thống casino sang trọng trải từ Las Vegas (Mỹ) đến Macau (Châu Á). Tốc độ làm giàu này chưa tỉ phú nào đạt được.

1-sheldon-adelson-large

Xung quanh sự nghiệp Adelson có nhiều quan điểm trái chiều, người thì phản đối cách “kinh doanh tội lỗi” của ông, người thì khen ngợi vì ông tạo ra nhiều công ăn việc làm và làm từ thiện rất nhiều. Song cả hai phe đều phải thừa nhận ông là nhà kinh doanh đại tài và có tầm nhìn chiến lược. Ông là người biến Las Vegas từ một thành phố xơ xác giữa sa mạc trở thành trung tâm cho ngành du lịch hội nghị, sự kiện. Ông đã biến vùng đầm lầy của Macau tại Dải Cotai trở thành một thành phố nghỉ dưỡng phức hợp lớn nhất thế giới và hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ông đã biến vịnh Marina của Singapore từ khi chưa có đất trở thành một trong những biểu tượng mới của châu Á với con thuyền lơ lửng trên 3 tòa tháp khổng lồ 57 tầng.

Triết lý kinh doanh của ông là gì? Tôi hỏi. “Đó là tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới và luôn làm mọi việc một cách khác biệt, làm những điều chưa ai làm. Chẳng hạn chưa từng có ai trên thế giới này nghĩ đến việc xây dựng những khu phức hợp nghỉ dưỡng trước tôi. Tôi đã làm việc trong ngành kinh doanh trong suốt 67 năm qua. Đó là cả một chặng đường dài. Tôi biết tôi là một ông già, nhưng điều này giúp tôi. Tôi không cần đến nghiên cứu thị trường. Thường tôi chỉ đến một nơi, cảm nhận và đánh giá từ chính bản năng kinh doanh và quyết định và tôi cũng cho rằng Việt Nam thực sự là một điểm đầu tư rất đáng để mạo hiểm”, Adelson trả lời.

Ở tuổi 79, Adelson là một ông già rất giỏi thuyết phục, lý lẽ gãy gọn, sắc bén. Khi chúng tôi hỏi tại sao ông không tận hưởng sự an nhàn? Ông tỏ vẻ ngạc nhiên pha chút hài hước: Thật vậy sao? Tôi là doanh nhân. Tôi yêu thích và đam mê công việc cũng như thành công. Nó mang lại cho tôi cảm giác mình đang trải nghiệm cuộc sống. Mỗi lần tôi hoàn tất một dự án nào đó, tôi lại muốn lao ngay vào một dự án khác lớn hơn, một cái gì đó chưa từng được thực hiện trước đây. Nó là động lực cuộc sống, là châm ngôn hoạt động của tôi. Tôi không làm tất cả những điều này vì tiền. Tôi đã có đủ tiền. Tất nhiên, để nói cho đúng, tiền chính là thước đo cho sự thành công. Nếu tôi thành công và sự thành công đó mang lại nhiều tiền bạc, thêm nhiều những cổ đông khác sẽ được chia sẻ sự thành công đó. Nhưng tôi không làm việc mọi chỉ vì đam mê kiếm tiền. Một doanh nhân giỏi luôn ước ao vươn lên và hoàn tất các giấc mơ của mình và đó là lý do tôi vẫn tiếp tục làm việc. Tôi không thích bỏ cuộc một cách dễ dàng.

Trỉ phú Adelson nói rằng Tập đoàn đang có kế hoạch xây dựng những khu nghỉ dưỡng phức hợp ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (tại Hà Nội và TPHCM). Họ cũng vừa được cấp phép xây dựng một khu phức hợp có sòng bạc đầu tiên ở châu Âu, tại thành phố Madrid. Ông chỉ tay sang một vùng rộng lớn còn bỏ hoang đối diện khu Vientian hoành tráng: Chúng tôi vừa có giấy phép xây dựng một khách sạn mới. Trong vòng khoảng 1,5 năm nữa, khách sạn mới với khoảng 3.000 phòng sẽ mọc lên phía bên kia và sẽ có thêm một khách sạn khoảng 3.300 phòng ngay tại khu này, quy mô đầu tư của khách sạn mới khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ và có thể hơn.

Lạc quan và đam mê cuộc sống là điều Adelson khó giấu, khi được hỏi tiếp tục đầu tư rất nhiều trong thời buổi ai cũng thận trọng có phải là lựa chọn khôn ngoan hay không? Ông nói rằng người kinh doanh cần mua thấp bán cao chứ không phải ngược lại. Tình hình khó khăn chính là thời điểm tốt để phát triển bởi chi phí sẽ thấp hơn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có.

“Khi chúng tôi xây dựng xong những khu khách sạn mới, mất khoảng 2-3 năm, thì nền kinh tế đã phục hồi rồi. Chúng ta không thể nhìn vào diễn biến trong khoảng một, hai hay sáu tháng để xác định xu hướng dài hạn. Không gì có thể cứ lên thẳng mãi và không gì là xuống mãi. Mọi cái đều có đỉnh và đáy. Vậy, chúng ta hãy bắt đầu vào lúc đáy và xây dựng, kiến tạo để có thể gặt hái vào lúc đỉnh. Một doanh nhân phải luôn bận rộn với các ý tưởng về phát triển”.

Bạn hỏi bí quyết làm giàu của tôi ư? ông tiếp, muốn giỏi giang trên thương trường, bất cứ ai cũng phải hiểu và làm chủ được nghệ thuật tiếp thị. Một yếu tố khác nữa là tôi sẵn sàng mạo hiểm, đánh cược với số phận. Cơ hội trong cuộc sống cũng giống như một người đợi xe bus, chẳng may lỡ chuyến này thì chỉ vài phút sau lại có chuyến khác. Nhưng khi bị ngã, bạn cần phải tự đứng dậy và tự làm lại từ bàn tay trắng.

Chúng tôi kết thúc cuộc trò chuyện bằng việc quay lại quan điểm về tiền. “Tôi không thể nói rằng chúng tôi không hạnh phúc nếu không có tiền. Nhưng lý do để kiếm tiền là vì tôi tin rằng để hạnh phúc phải làm những người khác hạnh phúc. Tình yêu luôn là món quà giá trị nhất. Vì thế chúng tôi làm từ thiện rất nhiều, ít nhất là một tỉ đô la một năm”, ông trầm giọng. “Triết lý dùng tiền của tôi là giúp những người không thể tự giúp mình. Làm tỷ phú không chỉ có sức ép mà còn là trách nhiệm. Chúng tôi may mắn có nhiều tiền và sử dụng đồng tiền đó đúng mục đích là trách nhiệm để đóng góp cho xã hội”.

Nguồn : Nhịp cầu đầu tư

CMO = CFO + CEO

Không chỉ gói gọn trong công tác liên quan đến thương hiệu, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, vai trò lẫn phẩm chất của các CMO (Chief Marketing Officer – giám đốc marketing) đang ngày càng được đòi hỏi cao hơn: kết hợp CFO (giám đốc tài chính) và chịu trách nhiệm như CEO (giám đốc điều hành).

Thay đổi luật chơi

Theo báo cáo của Chief Marketing Officer Council (hội đồng CMO), 27% CMO tham gia khảo sát cho rằng, hiện nay, TV là kênh có ảnh hưởng mạnh nhất, 44% đồng ý rằng công cụ tìm kiếm là hiệu quả.
Bản báo cáo cũng cho biết, các nhà điều hành rất chú ý tới công cụ tìm kiếm và marketing mạng xã hội (social media) nhưng không hài lòng với kết quả chúng đem lại. Khoảng 50% nói rằng chiến lược online marketing sẽ là một thách thức lớn trong năm tới. Dự kiến, ngành truyền thông thế giới sẽ chi khoảng 500 tỷ USD trong năm 2013.
Điều này có nghĩa là, bức tranh marketing mà các thương hiệu vẽ nên trong năm 2013 sẽ rất nhiều màu sắc. Và như vậy, người họa sĩ của bức tranh, các CMO, cũng sẽ phải “biến hóa” rất nhiều.
Theo chuyên gia Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch Ủy ban Giám đốc Marketing cao cấp toàn cầu tại Việt Nam, CMO là “chiến tướng” của doanh nghiệp (DN) nhưng hiện nay, CMO phải là “đại tướng”. CMO ngày nay phải am hiểu nhiều thứ trước nay ngỡ rằng không liên quan, như sử học, nhân học… chẳng hạn.

“Đáng tiếc, nhiều ngành kinh doanh tại Việt Nam chưa có nghiên cứu, chưa có lịch sử để tham khảo. Và hiện nay, Việt Nam cũng chưa có được CMO đúng nghĩa, các trường đại học vẫn chưa trang bị, đào tạo chuyên ngành riêng cho CMO”, ông Nhất nhận xét.
Dõi theo cơ cấu tổ chức của DN Việt Nam trong suốt 10 năm qua cho thấy, các công ty gia đình phát triển tốt như Phở 24, ICP… thì vai trò CMO đều do các CEO đảm nhận. Với kết cấu 90% DN Việt Nam thuộc nhóm vừa và nhỏ, CMO tích hợp trong CEO cũng là chuyện đương nhiên.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Minh Triết, CEO Strategy Asia Group, mô hình kinh doanh trước đây không còn tương thích. DN thành công trong thế kỷ XX đã không còn giữ được phong độ. Câu chuyện của Kodak, Nokia, BlackBerry… và cuộc đổi ngôi của Samsung và Apple minh chứng điều đó. “Việc cạnh tranh bằng chiến lược có thể để thay đổi cuộc chơi”, ông Triết nhận định.

CFO PEU

Tư duy lại vai trò

Không chỉ thay đổi về mặt sản xuất, khái niệm khách hàng cũng đang thay đổi. Khi đó, công tác marketing cũng thay đổi bởi khách hàng là người mang lại cơ hội kiếm tiền cho DN. Ngay khi Nitendo thay đổi thông điệp quảng bá sản phẩm của mình, từ trò chơi điện tử thành trò chơi thể thao thì hãng này bắt đầu thắng lớn.

Tương tự, Instagram sau 28 tháng gây dựng đã bán lại cho Facebook với giá 1 tỷ USD. “Như vậy, CMO phải xác định rõ khách hàng của mình là ai? Tư duy lại về việc kinh doanh của mình nếu muốn có đột phá”, ông Triết cho biết.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chí Vinh, CMO kiêm Phó tổng giám đốc Tập đoàn Nhựa Duy Tân, cho biết, kinh tế biến động lớn như thời gian qua buộc CMO phải có những bước định vị rõ ràng. Ông khẳng định: “Rất nhiều chuyên gia dự báo thời gian này cực kỳ khó khăn. Tương lai cũng sẽ không còn phát triển như cách cũ. Do vậy, tính linh động của CMO hay CFO… là rất quan trọng”.
Không có “quyền sinh sát” của CEO nhưng bản thân CMO trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu cũng phải cùng đội ngũ tính toán cả bài toán bên trong lẫn bên ngoài. Vừa tận dụng tiềm năng của công ty, vừa tối ưu hóa nguồn lực để giảm chi phí khi hoạt động.

Bà Kosephin Yei, Tổng giám đốc Saigonbank Berjaya Securites, cho biết, CEO xây dựng nên thương hiệu, còn CMO là người làm nên hình ảnh của DN. CFO lại là tay hòm chìa khóa, nên CMO muốn chi, còn CFO muốn cắt.

“Đặc thù của Việt Nam là người sáng lập thường kèm cả vai trò CEO, CMO… nên khó phân định. Do vậy, cần phải biết dung hòa các vai trò. CMO cần phải nghĩ như CFO để dung hòa”, bà Kosephin Yei chia sẻ.
Khảo sát MacKenzie cho thấy, Việt Nam nằm trong khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mức tăng trưởng chi tiêu của người Việt rất lớn. Như trường hợp của ngành bia, đang tăng trưởng trên 50%.

Đồng thời, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia được các tập đoàn quốc tế kỳ vọng để tăng trưởng doanh số. Do vậy, nhu cầu CMO của các công ty nước ngoài làm việc ở Việt Nam rất lớn.
“Theo đánh giá, trên 50% các CMO, Sale Markerting… ở Việt Nam có khả năng làm việc xuất sắc. Nhờ hiểu được vấn đề tâm lý người dùng nên họ làm việc khá tốt”, bà Tiêu Yến Trinh, Giám đốc Talentnet Corporation, chia sẻ.

Theo bà Trinh, ở các nước, CFO có cơ hội trở thành CEO nhiều hơn, nhưng riêng ở Việt Nam, tùy ngành, như ngành hàng tiêu dùng, CMO lại có nhiều cơ hội trở thành CEO.

Unilever có hai đời giám đốc xuất thân từ CMO. Do vậy, CMO cần trang bị những tố chất như khả năng hoạch định chiến lược, quan sát và nắm bắt được chuỗi giá trị có thể đóng góp vào chuỗi giá trị của công ty… để khi cờ đến tay có thể nắm bắt nhanh chóng phất.

Nguồn : Doanh nhân Sài Gòn

Quản lý không cần sếp

Một công ty không có sếp mà chỉ có nhân viên là chuyện xưa nay hiếm. Nhưng đó là những gì đang diễn ra tại Morning Star, công ty chế biến cà chua hàng đầu thế giới (http://www.morningstarco.com/) với các nhà máy đặt tại California, Mỹ.

Tại đây, hơn 400 nhân viên đều là sếp của chính họ, không có nhà quản lý nào, cũng chẳng có mệnh lệnh nào từ trên xuống và tất nhiên càng không có chuyện thăng tiến… Bí quyết quản lý nhân sự của một công ty “phẳng tuyệt đối” như thế là gì?

Thật ra, triết lý quản lý không cần sếp đã được Chris Rufer, nhà sáng lập của Morning Star, vận dụng từ cách đây 40 năm khi ông thành lập một công ty vận tải để chuyên chở cà chua cho các nhà máy làm đồ hộp.

Công việc của Rufer chẳng dính dáng gì nhiều đến tấm bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) mà ông đã lấy được từ trường UCLA. “Làm thế nào để anh quản lý các tài xế lái xe tải? Chẳng lẽ lại cử một giám sát theo mỗi xe? Tính chất công việc này cho thấy ai cũng có thể tự làm tốt việc của người đó. Và xem ra cách này có tác dụng tốt hơn”, Rufer giải thích cho cách quản lý không cần sếp của mình.

Và cách quản lý trên vẫn đang được Rufer áp dụng cho công ty chế biến cà chua mà số lượng nhân viên vào mùa cao điểm có thể lên đến hơn 2.400 người (số nhân viên thường xuyên khoảng 400 người). “Những người giỏi đều thích làm việc ở đây và họ rất thành công với công ty này. Đó là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của chúng tôi”, Rufer tự hào chia sẻ.

Morning Star gọi cách quản lý hiện đang áp dụng tại công ty này là “tự quản” (self-management), nhưng chính xác hơn đó là cách “cùng quản lý” (mutual management). Theo đó, nhân viên tự ra mọi quyết định theo những cam kết của mình với các nhân viên khác. Một nhân viên luôn hiểu được những kỳ vọng từ các nhân viên khác từ mình và những mong đợi của mình ở các nhân viên khác.

Những cam kết chung giữa các đồng nghiệp với nhau như vậy được Morning Star gọi là CLOUs (Colleague Letters of Understandings – Thỏa thuận chung giữa các đồng nghiệp). Mỗi điều khoản trong bảng CLOUs của công ty này là một “sứ mệnh kinh doanh của cá nhân” (tức là một “PCM” – personal commercial mission), do mỗi nhân viên đưa ra để thể hiện những gì mà họ cam kết đóng góp cho sự thành công của công ty.

Chẳng hạn, PCM của Rufer, người sáng lập công ty, là “phát triển công nghệ chế biến cà chua đạt tầm cao nhất thế giới và vận hành các công ty theo các triết lý thành lập ban đầu”.

Ngay từ khi mới biết đến mô hình quản lý không có sếp của Morning Star, Brian Hagle, một nhân viên làm việc ở bộ phận làm khô nước ép cà chua, đã rất phấn khởi. “Lúc mới vào làm việc cho Morning Star, tôi đã nghĩ rằng mô hình này nghe có vẻ rất tuyệt. Bây giờ, sau 20 năm gắn bó với công ty, tôi vẫn nghĩ như vậy. Ở đây, hầu như ai cũng là một nhà quản lý hay một CEO (tổng giám đốc). Chúng tôi tự đặt ra các mục tiêu rất cao và khi đạt được các mục tiêu đó, chúng tôi có được cảm giác thật sự về những thành tựu của mình”, Hagle chia sẻ.

Tinh thần làm việc tự lập là một điểm nổi bật khác trong cơ chế tự quản của Morning Star. Một nhân viên có thể tự quyết định mua một thiết bị nào đó để thực hiện công việc của mình nếu thấy điều đó là cần thiết. Hoặc nếu thấy một quy trình nào đó sẽ vận hành tốt hơn với một số người có những kỹ năng nhất định, nhân viên đó có thể tự tìm người cho mình. Các nhân viên chỉ cần tham vấn ý kiến của nhau là có thể ra quyết định.

Để tự lập, tự ra các quyết định, nhân viên cũng phải tự chịu trách nhiệm rất cao và chứng minh rằng người khác có thể tin cậy ở mình. Nhân viên phải tự làm tốt các công việc của mình vì uy tín, năng lực thật sự của cá nhân mới là yếu tố quan trọng nhất để xét lương bổng. Nhưng điều quan trọng hơn là khi sự thăng tiến không còn là động cơ, nhân viên sẽ có xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng công việc của mình.

Tại Morning Star, một ủy ban chế độ đền bù do chính nhân viên bầu ra sẽ đặt ra các mức lương cho từng nhân viên dựa trên việc đánh giá thành tích làm việc của họ so với những gì mà họ đã cam kết trong bản CLOUs và một số chỉ tiêu khác. Hiện nay, Mroning Star có thể trả lương cho nhân viên cao hơn mức lương bình quân trong ngành 15% và mức phúc lợi dành cho nhân viên của công ty này cũng cao hơn các công ty khác trong ngành 35%, trong khi năng suất lao động vẫn rất cao. Làm được điều này một phần là nhờ công ty không phải trả lương cho các nhà quản lý.

VĂN NHẤT theo INC/DNSGCT
Theo: Doanh nhân Saigon Online

Nhân tài, anh là ai?

Kevin Daum, tác giả của cuốn sách thuộc hàng best-seller Video Marketing for Dummies (tạm dịch: Bí quyết tiếp thị bằng video cho doanh nghiệp nhỏ) cho rằng các nhân viên giỏi thường có chung các điểm mạnh sau.

1. Nhiệt tình học hỏi tất cả các khía cạnh của công việc

Nhân viên giỏi nhận thức rằng bản thân mình chỉ là một phần tử nhỏ của tổ chức, của công việc và đâu đó vẫn còn nhiều công việc khác quan trọng hơn công việc của họ. Chính vì vậy, họ luôn tìm cách học hỏi những khía cạnh khác trong hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng nhận thức được tầm quan trọng của hai lĩnh vực tài chính và quản trị, từ đó họ có thể tạo ra những tác động tích cực lên nhiều hoạt động của công ty. Daum khuyên doanh nghiệp nên trang bị tài liệu và tổ chức chương trình hội thảo về các mảng kiến thức cơ bản trong kinh doanh cho nhân viên, chẳng hạn như kế toán, tiếp thị và quản lý để họ có điều kiện học hỏi và phát triển.

2. Xem công ty như của mình

Các nhân viên giỏi thường rất cẩn trọng khi ra các quyết định về chi phí, cơ hội và nghĩ đến tương lai lâu dài của công ty. Họ có thể dễ dàng đánh giá các rủi ro, lợi ích và đặt quyền lợi của cá nhân dưới lợi ích công ty. Để nhân viên giỏi phát huy phẩm chất này, doanh nghiệp cần phải minh bạch trong mọi hoạt động. Khi doanh nghiệp minh bạch và chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về tài chính, triết lý kinh doanh với nhân viên thì nhân viên mới có thể ra những quyết định đúng.

3. Tạo ra những cơ hội chắc chắn

Các nhân viên giỏi không nhất thiết phải làm việc ở phòng kinh doanh hay tiếp thị mới có thể giúp công ty tăng trưởng. Nhưng điểm chung của họ là rất năng động, cởi mở và luôn đánh giá cao các mối quan hệ cũng như sức mạnh của tập thể, để từ đó đưa ra các giải pháp, các cơ hội chắc chắn cho công ty. Nên tạo điều kiện để tất cả nhân viên hiểu được giá trị của doanh nghiệp trong cạnh tranh, từ đó có thể dễ dàng nhận diện các cơ hội. Doanh nghiệp cũng cần khen thưởng kịp thời cho những nhân viên có nhiều nỗ lực trong việc nhận diện và theo đuổi các cơ hội.

4. Giải quyết vấn đề trước khi chúng phát sinh

Các nhân viên giỏi luôn chủ động tìm cách thay đổi những cách làm hiện tại để tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Để nhân viên phát huy điểm mạnh này, nên truyền thông rõ ràng về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty đến họ và khuyến khích họ đưa ra các đề xuất, ý tưởng để cải thiện công việc.

5. Trung thực

Nhân viên giỏi hiểu rằng việc bưng bít những tin xấu sẽ không có lợi cho ai. Họ luôn tìm những cách tích cực để truyền đạt những thông tin xấu đến mọi người trong tổ chức nhằm ngăn chặn vấn đề có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nên tạo một môi trường mở để nhân viên được nói lên sự thật.

6. Tự giác hướng đến những chuẩn mực cao

Các nhân viên giỏi luôn chủ động thực hiện các công việc với những tiêu chuẩn rất cao, đáp ứng được mong đợi, kỳ vọng của sếp mà không cần sếp nhắc nhở. Doanh nghiệp nên theo dõi và khen thưởng kịp thời những nhân viên có ý thức tự giác như thế khi họ thể hiện được các chuẩn mực cao qua kết quả, chất lượng công việc mà họ mang lại cho tổ chức.

7. Phát triển bản thân và những người xung quanh

Các nhân viên giỏi không chỉ nỗ lực vì sự phát triển nghề nghiệp của bản thân mà còn tạo niềm cảm hứng cho các đồng nghiệp xung quanh và giúp đỡ họ phát triển như mình. Nhân viên giỏi luôn thể hiện là một tấm gương cầu tiến mà không ganh tỵ.

8. Không ngừng nghiên cứu và đổi mới để thích nghi với thay đổi

Những nhân viên giỏi nhất luôn chủ động khám phá những cách làm mới, bắt tay thử nghiệm những cái mới và hoàn thiện những cách làm mới ấy mà không cần phải có sự chỉ đạo của cấp trên. Doanh nghiệp nên đầu tư thời gian và chi phí cho các hoạt động nghiên cứu của nhân viên, khuyến khích họ khám phá những dự án mới và khen thưởng cho những nhân viên đưa ra được các phát hiện hữu ích.

9. Chia sẻ hạnh phúc với những người xung quanh

Nhân viên giỏi hiểu được các động cơ, khó khăn của con người và các mối quan hệ trong công việc, cuộc sống. Họ luôn biết cách tự khơi dậy niềm vui, cảm hứng cho bản thân trong công việc, cuộc sống và chia sẻ niềm vui ấy với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh. Doanh nghiệp nên tạo ra một môi trường để nhân viên có thể cởi mở thể hiện và chia sẻ những cảm xúc cá nhân của mình, đồng thời khuyến khích nhân viên làm việc tích cực để thực hiện những ước mơ chính đáng của bản thân họ.

10. Giúp sếp tỏa sáng

Những nhân viên giỏi là những người luôn biết giữ hình ảnh của sếp trước mọi người xung quanh, giúp sếp khẳng định giá trị của mình. Dĩ nhiên, họ cũng là những người biết thể hiện điều này một cách tế nhị và khéo léo. Sếp nên bày tỏ sự cảm ơn nhân viên vì những hành động như thế để họ cảm nhận được giá trị, tầm quan trọng của bản thân và phát huy hơn nữa các năng lực của mình.
ĐÔNG DƯƠNG theo Inc
Theo: Doanh nhân Saigon Online

CEO Việt – Nhìn lại những bộ óc tỷ đô

Những bộ óc hàng đầu của các doanh nhân Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ họ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Họ không những chỉ ảnh hưởng đến sự thành bại của riêng doanh nghiệp mình, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và kinh tế trong khu vực.

Vươn ra tầm khu vực

Các CEO hàng đầu của các tập đoàn lớn được vinh danh tên tuổi trên thế giới như ông Trương Gia Bình (FPT), bà Mai Kiều Liên (Vinamilk), bà Phạm Thị Việt Nga (Dược Hậu Giang), ông Phạm Nhật Vượng (VinGroup) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Cà phê Trung Nguyên) đang thể hiện tầm ảnh hưởng rất lớn của mình đối với từng lĩnh vực mà họ tham gia hoạt động.

Đầu tháng 5/2013, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, đã là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được tập đoàn truyền thông hàng đầu của Nhật Nikkei vinh danh và trao giải thưởng Regional Growth (Phát triển khu vực) vì những đóng góp nổi bật cho sự tăng trưởng của khu vực.

Đây là lần đầu tiên trong 18 năm qua, Nikkei lựa chọn một doanh nhân Việt Nam để trao tặng giải thưởng này. Thành tích của ông Bình không nhỏ: Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, ông đã khéo léo lèo lái FPT, giúp Tập đoàn đạt doanh thu 25.350 tỷ đồng, tương đương trên 1,2 tỷ USD trong năm 2012.

FPT hiện đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới với 15.000 nhân viên. Không chỉ giúp công ty mình phát triển, ông còn đưa cả ngành công nghệ thông tin của Việt Nam tiến lên. Ông đã xây dựng Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm Việt Nam (Vinasa) từ năm 2002, đồng thời thành lập Trường Đại học FPT với quyết tâm đào tạo các chuyên gia công nghệ có chất lượng cao.

Những đóng góp của ông đã làm thay đổi diện mạo của ngành công nghệ thông tin Việt Nam, ông luôn hướng Tập đoàn FPT theo những xu hướng công nghệ mới nhất trên thế giới như: Mobility, Cloud, Big Data… Từ đó, FPT triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp Việt, góp phần hiệu quả trong quản lý cũng như kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Ông Phạm Nhật Vượng, hiện là Chủ tịch Tập đoàn VinGroup, cũng đã được tạp chí uy tín hàng đầu Forbes vinh danh. Ông xếp thứ 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới tháng 3/2013 theo công bố của Forbes, với tổng tài sản ròng 1,5 tỷ USD.

Tạp chí này cho rằng, đây là một thành tựu to lớn của Việt Nam sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam. Theo Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách các tỷ phú thế giới của tạp chí này từ trước đến nay nhờ sở hữu 53% cổ phần của VinGroup.

Hiện tại, VinGroup nắm cổ phần kiểm soát 19 dự án khu nghỉ dưỡng và khu dịch vụ phức hợp ở Hà Nội, TP.HCM, Hưng Yên và Đà Nẵng. Tập đoàn này đã bán khoảng 7.000 – 8.000 căn hộ tính đến cuối 2010, đầu 2011.

Tầm ảnh hưởng lớn

Ngoài ông Bình và ông Vượng, bà Mai Kiều Liên, người được Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp Châu Á vinh danh với danh hiệu “CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư”, cũng xây dựng được tầm ảnh hưởng to lớn của mình. Trong đợt bình chọn lần thứ ba của tạp chí này, bà Mai Kiều Liên là CEO duy nhất và đầu tiên của Việt Nam nhận được giải thưởng này.

Bà Liên đã thành công trong việc giữ vững được sự tăng trưởng và phát triển của Vinamilk trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Năm 2012, Vinamilk đã đạt doanh thu hơn 27.300 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 180 triệu USD. Năm 2012 cũng là năm sản lượng tiêu thụ của Vinamilk đạt được cao nhất từ trước tới nay, với trên 4 tỷ sản phẩm.

Theo đó, bà có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, bà đã hiện đại hóa quy trình sản xuất sữa tiệt trùng, mang lại những sản phẩm tốt nhất cho người Việt.

Bà nhận định, doanh nhân Việt Nam sẽ hoàn toàn không thua kém các doanh nhân châu Á và trên thế giới nếu họ được Nhà nước quan tâm để có một môi trường kinh doanh bình đẳng và hành lang pháp lý rõ ràng.

Cũng trong năm 2013, cùng với bà Liên, Tạp chí Forbes còn trao tặng giải thưởng “Nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á” cho bà Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Hậu Giang. T

ạp chí này cũng khen ngợi kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang năm 1988, bà Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm.

Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD, lợi nhuận ròng tăng 18%, lên 24 triệu USD. Bà được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Dược Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số 1 Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng dược nước ngoài.

Không dừng lại ở đó, danh sách doanh nhân Việt được thế giới ghi nhận còn có ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người đã đóng góp rất nhiều cho sự thành công của ngành cà phê Việt Nam. Ông cũng vinh dự được Forbes tôn vinh là “Ông vua cà phê Việt”.

Ông là người tiên phong mang hương vị cà phê của Việt Nam ra thế giới, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Hiện Trung Nguyên có khoảng 3.000 nhân viên, doanh thu năm 2012 đạt 200 triệu USD, tăng 32% so với năm 2011.

Rõ ràng, những bộ óc “tỷ đô” của các doanh nhân Việt đã chứng minh được họ không hề thua kém các doanh nhân trên thế giới trong việc đóng góp mang tính thay đổi vận mệnh của nền kinh tế.

TUỆ QUÂN

Theo Doanh nhân Saigon Online

Làm giàu từ… thức ăn thừa

Meyer Luskin năm nay 87 tuổi, ông là người sáng lập và CEO của Công ty Scope Industries – chuyên tái chế bánh mì và sản phẩm ngũ cốc quá hạn sử dụng lớn nhất tại Mỹ.

Meyer Luskin và vợ

Được thành lập từ những năm 1950, giờ đây Scope Industries đã trở thành chiếc “máy in tiền” với doanh thu hơn 110 triệu USD mỗi năm. Tài sản năm 2013 của Meyer Luskin lên tới con số 1 tỷ USD.

Meyer Luskin là một tỷ phú rất kín tiếng. Bạn sẽ không thấy ông xuất hiện trên tạp chí Forbes hay trên TV để khoe khoang tài sản. Lần gần đây nhất Meyer phát biểu trước công chúng là vào năm 2011, sau khi ông hiến tặng 100 triệu USD cho Viện ĐH California – Los Angeles (UCLA) – nơi ông từng theo học. Đây là một trong những món quà cá nhân có giá trị lớn nhất mà một trường đại học từng nhận được.

Theo luật Mỹ, các cửa hàng sẽ phải bỏ đi các loại bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng… sau một khoảng thời gian nhất định trong ngày dù chúng vẫn còn dùng được.

Các cửa hàng cũng không được phép quyên góp bánh mì cũ cho người vô gia cư vì lý do vệ sinh và sức khỏe. Vấn đề là, thậm chí các lò bánh mì nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình cũng thải ra một lượng không hề nhỏ rác thải chứ chưa nói đến những cơ sở sản xuất lớn.

Việc tiêu hủy một khối lượng lớn bánh mì hỏng như vậy cũng vô cùng tốn kém. Scope đã xuất hiện. Họ thiết kế và xây dựng những máy ép rác thải công nghiệp, lắp đặt tại hàng trăm doanh nghiệp khác nhau và có người tới chuyển rác đi mỗi tuần vài lần.

Scope không chỉ thu được tiền từ các cơ sở sản xuất cho việc loại bỏ rác thải, mà họ còn bán lại chúng cho một bên thứ ba với khoản tiền khá lớn.

Sau khi thu gom thức ăn thừa quá hạn, xe tải sẽ chuyển chúng đến một trong 12 nhà máy xử lý trên toàn nước Mỹ.  Bánh mì, bánh ngọt, bánh ngô, pizza, khoai tây hỏng… được xay nhuyễn, sấy khô và nướng thành một loại “lương khô”. Nông dân khắp thế giới bỏ tiền mua sản phẩm này của Scope để làm thức ăn cho ngựa, bò, gà…

Scope đã biến những thứ người khác bỏ đi thành vàng. Khách hàng cuối cùng của Scope – gia súc – là những đối tượng dễ tính, luôn có nhu cầu và khẩu vị đơn giản. Đây quả là một mô hình kinh doanh tuyệt vời. Scope Industries ngày nay vẫn là công ty tư nhân thuộc sở hữu của tỷ phú Meyer Luskin, với doanh thu hàng năm trên 110 triệu USD.

Nhiều người cho rằng, câu chuyện thành công của Luskin là một sự bất ngờ và cũng là nguồn cảm hứng cho mọi doanh nhân trên hành trình chinh phục đồng tiền bằng những ý tưởng sáng tạo, độc đáo.

Theo kienthuckinhte.com

CEO Tumblr – sự lãng mạn trong kỷ nguyên Internet đầy toan tính

26 tuổi với tài sản trên 200 triệu USD, David Karp, sáng lập mạng xã hội Tumblr sắp được Yahoo mua lại với giá 1,1 tỷ USD, vẫn sống giản dị, đi Vespa, thích dành thời gian với bạn gái hơn là có những buổi tối “thác loạn” và rất ghét quảng cáo.

Ra đời từ năm 2007 với lượng truy cập lên tới 12 tỷ mỗi tháng, Tumblr từ chối treo quảng cáo cho đến tháng 5/2012, giúp mạng xã hội này có được doanh thu (dù còn rất khiêm tốn so với quy mô của nó) là 13 triệu USD năm 2012.

Nguyên nhân là do Karp, sinh năm 1986, không thích dịch vụ được đánh giá là đẹp mắt của anh bị phân tán bởi những quảng cáo xấu xí, những “đường siêu liên kết màu xanh” rối mắt. Tuy nhiên, mong muốn lãng mạn ấy buộc phải chấm dứt bởi không dịch vụ online nào có thể tồn tại mãi nếu không làm ra tiền.

Việc Yahoo bỏ tới 1,1 tỷ tiền mặt mua lại Tumblr (thông tin chưa chính thức) có thể sẽ làm thay đổi quan niệm của Karp, hoặc Yahoo sẽ giúp anh sáng tạo lại hệ thống quảng cáo trên Internet và tránh đi theo con đường của Google, Facebook, Twitter.

 

David Karp, triệu phú khiêm tốn và giản dị ở tuổi đôi mươi.

Triết lý tối giản

Nếu Mark Zuckerberg của Facebook sở hữu dinh cơ 6 triệu USD thì Karp cũng có một cơ ngơi xứng tầm với anh. Đó là căn hộ rộng 160 mét vuông trị giá 1,6 triệu USD. Nhưng trong đó lại gần như không có gì đáng chú ý.

Một phòng ngủ đơn sơ với tủ đồ mới được lấp đầy một nửa. Một phòng khách chỉ có bộ ghế sofa và TV. Nơi gây ấn tượng nhất chính là gian bếp tầm cỡ khách sạn dành cho bạn gái Rachel Eakley vì cô là một đầu bếp.

“Tôi không có bất cứ cuốn sách nào. Tôi cũng chẳng sắm nhiều quần áo. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy mọi người chất đầy ngôi nhà của họ với đủ thứ đồ khác nhau”, Karp phân bua.

“Karp luôn có xu hướng tìm hiểu những cách giúp cậu ấy có thể loại bỏ đi thứ gì đó”, Marco Arment, nhân viên đầu tiên tại Tumblr, giải thích. Ngay cả cơ thể gày gò, mảnh dẻ của Karp cũng thể hiện điều đó. “Cân nặng của tôi luôn dưới chuẩn 18 kg”, CEO thuộc thế hệ 8x cho hay.

Với anh, sự tối giản không chỉ là lựa chọn về mặt thẩm mỹ. Nó là chìa khóa của sự tự do. Khi đi du lịch hay công tác, anh không cần lên kế hoạch trước vài ngày, kể cả hành trình dài tới Nhật thì hành lý của anh cũng rất nhỏ gọn, năng động.

Karp không chấp nhận sự rườm rà, thừa thãi làm ảnh hưởng đến Tumblr. Nếu như Facebook là nơi mọi người chia sẻ, cập nhật về cuộc sống hàng ngày, còn Twitter là nơi mọi người theo dõi các sự kiện diễn ra trên khắp thế giới thì Tumblr là cách để họ thể hiện bản thân trước công chúng. Giống hai mạng xã hội trên, Tumblr cập nhật các post theo thời gian, nhưng trực quan, đẹp và giàu cảm xúc hơn.

Theo đuổi đam mê hơn kiếm tiền

184 triệu khách truy cập, 120.000 bài viết mới mỗi ngày, 12 tỷ lượt truy cập vào tháng 4/2013 là con số đáng nể với một mạng xã hội chỉ đạt doanh thu khiêm tốn.

Để có được một năm 2013 thành công, Tumblr cần chứng minh rằng nó sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng (chứ không phải đã đạt tới ngưỡng không thể mở rộng), sẽ thực sự kiếm được tiền và David Karp, tài năng trẻ với triết lý tối giản, đúng là người sẽ đưa Tumblr tiến xa trên con đường “trải đầy xác những công ty bị khai tử vì sai chiến lược, sai thời điểm. Họ sẽ phải rất cẩn thận”, theo lời chuyên gia phân tích Brian Blau của Gartner.

Hành trình phát triển Tumblr của Karp bắt đầu khi anh mới chỉ là cậu thiếu niên tuổi teen thông minh và yêu công nghệ. Mẹ của Karp, một giáo viên ở Manhattan, và bố anh, một nhạc sĩ, biết rằng con trai mình cần những con đường rộng mở để theo đuổi niềm đam mê.

Vì thế, mẹ anh đã đến gặp Fred Seibert, vốn là phụ huynh học trò của bà. Từng nằm trong ban lãnh đạo của MTV Networks, Seibert khi đó đã lập công ty riêng về sản xuất hoạt hình.

“Mẹ David hỏi trong công ty tôi có máy tính không vì cậu con trai 14 tuổi của bà rất mê máy tính và liệu cậu bé có thể đến chơi không”, Seibert kể lại.

“Tôi rất run”, Karp nói về chuyến thăm đầu tiên. Nhưng sự thích thú với công việc của các kỹ sư đã lấn át nỗi lo lắng và các cuộc ghé thăm dần trở nên thường xuyên hơn.

“Một hôm, David nói sẽ đến chơi hàng ngày vì cậu ấy đã nghỉ học ở trường”, Seibert cho hay. Karp quyết định không tới trường mà chỉ học ở nhà, anh theo một lớp tiếng Nhật và tìm một gia sư toán cũng như bắt đầu viết phần mềm với dự định xin vào Viện công nghệ MIT với mục đích trở thành kỹ sư máy tính.

Nhưng điều đó đã không diễn ra. Vào thời điểm bạn bè đang viết đơn xin vào đại học, Karp đảm nhận vai trò trưởng nhóm sản phẩm tại website dành cho cha mẹ UrbanBaby. Sau khi CNet mua lại site năm 2006, Karp sử dụng số tiền được chia để thành lập công ty Davidville.

Dù đang xây dựng một nền tảng blog cho công ty của Seibert, Karp tỏ ra không hài lòng với nó. Seibert liền gọi cho nhà đầu tư Bijan Sabet của Spark Capital.

“Seibert nói tôi cần dành thời gian cho David, cậu ấy là một tài năng khó tin”, Sabet kể. Họ gặp nhau và Karp cho ông xem ứng dụng web giúp mọi người tạo và chia sẻ nội dung số như văn bản, ảnh, video… Đó là Tumblr. “Tôi rất ấn tượng. Tôi chưa từng thấy bất cứ thứ gì được thiết kế đẹp đến thế”, Sabet khẳng định.

Tuy nhiên, thuyết phục Karp coi đây là một dự án kinh doanh lại vô cùng khó khăn. “Cậu ấy không muốn được gọi là một doanh nhân và càng không muốn Tumblr trở thành thứ gì đó khác ngoài một công cụ giúp cuộc sống của cậu ấy tốt đẹp hơn. David có niềm đam mê lớn, nhưng đó không phải là đam mê kinh doanh”, Sabet nói.

 

Văn phòng của Tumblr tại Manhattan

Khi Sabet đề nghị Karp thành lập công ty dựa trên Tumblr và cho xem bảng thống kê các danh mục đầu tư, Karp cho rằng nó đòi hỏi “quá nhiều tiền với quá nhiều áp lực”. Nhưng rồi anh cũng đồng ý. Tumblr được công bố vào tháng 2/2007 và chỉ sau 2 tuần đã thu hút 75.000 thành viên. Công ty Davidville được đổi tên thành Tumblr.

Về kích cỡ công ty, khi đó Craigslist có 26 nhân viên còn MySpace và Facebook khoảng 1.000 người. Karp tuyên bố: “Tôi có thể làm việc chỉ với 4 người trong cả cuộc đời mình”. Tuy vậy, khi số người dùng của Tumblr lên 6-7 con số, website bắt đầu gặp vấn đề về độ ổn định.

Việc triển khai bản vá và cải tiến liên tục rơi vào tình trạng thắt cổ chai. “Chúng tôi bị quá tải. Tôi đã không nhìn thấy trước nhu cầu phải có một đội kỹ sư lớn hơn và điều này khiến chúng tôi phải trải qua vài tháng nghiêm trọng”, Karp thừa nhận.

Sabet cho hay ông cam kết với Karp rằng anh sẽ là CEO của Tumblr cho đến khi nào anh không muốn nữa vì “Tumblr sẽ không còn là Tumblr nếu thiếu David”. Tuy nhiên, ông cũng hiểu đã đến lúc Tumblr phải trở thành cỗ máy kiếm tiền – điều rõ ràng không phải thế mạnh của Karp.

Dù đã qua giai đoạn tuổi teen khi khởi nghiệp, Karp vẫn tỏ ra nhút nhát và sống nội tâm.

Chính vì thế, việc sáp nhập vào Yahoo bị người dùng không ủng hộ (Yahoo vốn không thành công về mạng xã hội, và họ lo Tumblr sắp tới sẽ tràn ngập quảng cáo), nhưng lại được giới đầu tư đánh giá cao.

Yahoo sẽ nắm trong tay một lượng người dùng trẻ và giải quyết được vấn đề lớn của Yahoo là tiếp cận thị trường di động, trong khi Tumblr nhận được khoản tiền lớn, nhờ đó giảm bớt sức ép kinh doanh để có thời gian xác định hướng cụ thể trong tương lai (với việc nắm giữ 25% cổ phần Tumblr, Karp sẽ bỏ túi khoảng 250 triệu USD).
Nguồn: VNEXPRESS

Bí mật dự án cuối cùng trước khi nhắm mắt của Steve Jobs

“Steve đã dành nhiều tâm huyết và tình cảm cho dự án xây dựng trụ sở mới này trước khi ông ấy qua đời,” Cook nói.

images (2)

Tại lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng vào ngày 7 tháng 6 năm 2011, Steve Jobs đã trình bày về kế hoạch xây dựng đại bản doanh mới cho Apple trước Hội đồng Thành phố Cupertino. Ăn mặc tuềnh toàng nhưng với phong thái dứt khoát như mọi lần, Jobs giới thiệu một vài phối cảnh của tòa trụ sở hình tròn, đơn nhất, có sức chứa dự kiến khoảng 12.000 nhân viên.

“Tòa nhà này khá giống một con tàu vũ trụ,” Jobs đã mô tả như vậy khi nói về toà nhà khổng lồ hình tròn, bốn tầng lầu với diện tích sử dụng lên tới 261 nghìn m2. Với kích thước này, đại bản doanh mới của Apple sẽ rộng bằng 2/3 Lầu Năm góc và tọa lạc trên một khu đất rộng 176 acres có trồng nhiều cây cối. Hiện nay phần lớn diện tích này được sử dụng làm các bãi đỗ xe có trải nhựa đường.

“Chúng tôi hi vọng rằng,” Jobs nói, “đây sẽ là tòa nhà văn phòng tuyệt vời nhất trên thế giới. Tôi thực sự tin rằng các sinh viên ngành kiến trúc sẽ tới đây để chiêm ngưỡng nó.”

Đẹp không tỳ vết

Bốn tháng sau đó, Jobs qua đời, trước khi bản kế hoạch hoàn chỉnh được nộp lên các nhà hoạch định của thành phố Cupertino. Nhưng trước đó, Jobs đã nói rõ rằng việc xây dựng “Xứ sở Hạnh phúc” này sẽ rất tốt kém.

Apple sẽ trồng thêm 6,000 cây và thuê gần như toàn bộ các con đường và các bãi đỗ xe dưới lòng đất. Nhiều căng-tin sẽ được xây dựng, trong đó có những căng-tin đủ lớn để phục vụ bữa trưa cho 3,000 nhân viên. Jobs đặc biệt chú ý tới các dãy tường uốn cong của tòa nhà chính. Theo kế hoạch, việc xây dựng tòa nhà sẽ cần tới các tấm kính cong cao 40 foot từ sàn nhà cho tới trần nhà nhập từ Đức.

Khi trình bày với Hội đồng thành phố Cupertino, Jobs cho biết: “sẽ không có bất kỳ tấm kính phẳng nào được sử dụng trong tòa nhà…và như chúng ta đều biết, đây không phải là cách xây dựng tiết kiệm nhất.”

Jobs đã tiên liệu đúng về điều này. Kể từ năm 2011, ngân sách cho việc xây dựng đại bản doanh Apple số 2 đã phình lên đáng kể, từ mức dưới 3 tỉ USD lên mức gần 5 tỉ USD. Nếu như dự toán này là chính xác, việc xây dựng thêm trụ sở của Apple sẽ tốn kém hơn cả mức 3.9 tỉ USD dùng để xây dựng khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, và chi phí cho mỗi foot vuông mặt sàn sẽ lên tới 1,500 USD – gấp ba lần chi phí của nhiều tòa tháp công sở đắt nhất tại trung tâm các thành phố lớn.

Trước khi qua đời, Jobs đã hi vọng có thể khởi công công trình này vào năm 2012 và vận hành tòa nhà vào cuối năm 2015. Apple sẽ tiến hành tháo dỡ 26 tòa nhà hiện đang nằm trên mặt bằng xây dựng vào tháng 6, theo thông tin của một người khác cũng tham gia vào kế hoạch xây dựng nói trên. Tại buổi họp công ty thường niên ngày 27 tháng 2, Giám đốc điều hành Tim Cook cho biết thời điểm dự kiến sử dụng tòa nhà đã được lùi lại tới năm 2016.

Một trong những nguyên nhân của việc thay đổi mốc thời gian nói trên là do Apple đang cùng với Foster và cộng sự – hãng thiết kế kiến trúc chính của dự án – nỗ lực cắt giảm khoảng 1 tỉ USD chi phí xây dựng trước khi tiến hành dự án. Từ năm 2010, Jobs và Apple đã thuê hãng thiết kế của Norman Foster – nổi tiếng với thiết kế xây dựng lại Tòa nhà Quốc hội Đức ở Berlin và tòa tháp Hearst ở New York.

apple-spaceship-campus-nov-2012-1353543834

Apple cũng đã chỉ định nhà thầu chính – gồm liên danh của Công ty xây dựng DPR ở thành phố Redwood, bang California và hãng chuyên về cơ khí chế tạo sẵn Skanska USA Building ở New York – nhưng chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng với một loạt các nhà thầu phụ. Một vài nhà thầu sẽ nộp hồ sơ dự thầu vào khoảng tháng Năm. Bên cạnh đó, để xây dựng tòa nhà, đơn vị thi công sẽ phải di dời một khối lượng đất cực lớn, chỉ riêng việc di dời này cũng sẽ cần tới các xe tải làm việc liên tục trong vòng 6 tháng, 24 tiếng mỗi ngày.

1333532350212

Không vừa lòng cổ đông

Việc chi phí bị đội lên là điều thường thấy tại các dự án xây dựng cỡ lớn, ngoài ra, quy mô của dự án xây dựng này cũng đã ra tăng đáng kể, từ chỗ thiết kế trụ sở cho 6,000 nhân viên tới trụ sở cho 12,000 nhân viên, thậm chí là 13,000 người tại một địa điểm.

Khoản tiền 1 tỷ USD vẫn nhỏ hơn 1% khoản dự trữ tiền mặt 137 tỷ USD của Apple. Tuy nhiên, việc chi nhiều tỷ USD xây dựng đại bản doanh số 2 có thể làm ra tăng tranh cãi về việc Apple hiện đang làm gì với lượng tiền của mình. Các nhà đầu tư không kêu ca than vãn nhiều khi Apple còn là thống soái của thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, nhưng thực tế là hiện nay giá cổ phiếu của Apple đã giảm 38% kể từ tháng 9 năm trước, trong khi đó mức độ cạnh tranh với đối thủ Samsumg Electronics khiến cho nhà đầu tư quan ngại nhiều hơn về triển vọng các dòng sản phẩm của Apple.

Hiện giờ, các cổ đông Apple đang yêu cầu công ty trả các khoản cổ tức lớn, mua lại cổ phần, hoặc phát hành loại cổ phiếu ưu đãi (theo đòi hỏi của David Einhorn, sáng lập quỹ Greenlight Capital). Apple đã phát đi tín hiệu cho thấy Công ty có thể sẽ đáp ứng những đòi hỏi trên của cổ đông, nhưng các ý kiến chỉ trích chắc chắn sẽ căn vặn việc sử dụng các tấm kính cong liệu có phải là cách sử dụng ngân sách tốt nhất không.

Keith Goddard, Giám đốc điều hành Capital Advisors có trụ sở tại Tulsa, người nắm giữ 30,537 cổ phiếu của Apple cho biết: “Tôi sẽ cần được thuyết phục thêm nữa để có thể hiểu được tại sao chi phí cho một dự án như thế này lại lên tới mức 5 tỷ USD”. “Đúng là sát muối vào vết thương nếu công ty chi một khoản tiền mà ai cũng thấy rằng hết sức hoang phí, cùng lúc lại tỏ ra keo kiệt trong việc chi trả cổ tức.” Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm, Goddard dự đoán rằng: “việc xây trụ sở mới này sẽ chỉ khiến người ta nghĩ tới những chuyện không mấy tốt đẹp.”

Hơn nữa, tại thung lũng Silicon, không có gì khiến người ta liên tưởng tới việc công ty đã lên tới đỉnh (và chuẩn bị đi xuống) hơn là việc xây dựng một trụ sở mới một cách hoang phí. Các công ty có giá cổ phiếu tăng nhanh như Silicon Graphics, Borland Software (MCRO), và Sun Microsystems đều phải gánh chịu “lời nguyền trụ sở”: Khối tài sản của các công ty này đã sớm bốc hơi sau khi đưa vào hoạt động các trụ sở mới hoành tráng và xa hoa.

Thiết kế gây tranh cãi

Sẽ có ít công ty tư vấn thiết kế công khai đặt nghi vấn với đánh giá của Jobs và Foster, nhưng sẽ có nhiều công ty kín đáo cười thầm về thiết kế hình bánh doughnut này. Trong khi Google, Facebook, và các công ty khác ưa thích các văn phòng có diện tích mặt sàn rộng, nằm trên cùng một tầng để tạo cơ hội gặp gỡ tối đa cho các nhân viên thì thiết kế trụ sở hình tròn của Jobs có thể dẫn tới sự tách biệt giữa các nhân viên và các nhóm dự án. Thiết kế hình tròn sẽ không mang lại sự linh động đáng kể.

Hiện nay, nhiều công ty lựa chọn mô hình “tòa nhà linh động” với thiết kế bên trong có thể dễ dàng điều chỉnh được. Trụ sở phía Tây của Facebook tại Mountain View dự kiến sẽ là một công trình khổng lồ dài ¼ dặm (khoảng 400 mét) – về cơ bản là một nhà kho lớn có thể được điều chỉnh một cách nhanh chóng khi bắt đầu hay kết thúc các dự án.

“Có vẻ là cái đẹp đã đánh bại năng suất,” theo Scott Wyatt, một nhà quản lý của NBBJ – hãng tư vấn kiến trúc có trụ sở tại Seatlle và hiện đang thiết kế các văn phòng tại vùng này cho Goolge và Samsung. “Tôi lo ngại rằng thiết kế văn phòng hình tròn sẽ khiến cho các bộ phận của công ty bị tách rời, thay vì tìm cách kết nối chúng.” Theo Wyatts, thay vì thiết kế một trụ sở tốt để làm việc, “công trình này có lẽ được coi như một đồ vật, giống như chiếc iPhone là một đồ vật vậy.”

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Apple đang chùn bước. Một trong những lý do là công ty thực sự cần thêm không gian làm việc. Kể cả sau khi đưa trụ sở mới này vào vận hành, Apple sẽ vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở chính hiện nay là Infinite Loop, với sức chứa 2,800 nhân viên. Với lượng tiền mặt dự trữ, Apple có khả năng để thực hiện dự án này, kể cả ở mức chi phí 5 tỷ USD.

Tuy nhiên, Tim Cook đã tiết lộ tại buổi họp mặt thường niên của Apple hồi tháng Hai rằng công trình này sẽ không giống y hệt như những gì Jobs đã vạch ra. “Steve đã dành nhiều tâm huyết và tình cảm cho dự án xây dựng trụ sở mới này trước khi ông ấy qua đời,” Cook nói. “Chúng tôi hi vọng rằng những nỗ lực của chúng tôi trong giai đoạn thiết kế sẽ giúp công trình trở nên hoàn mỹ hơn. Chúng tôi muốn xây dựng công trình này một cách đúng đắn nhất.”

Nguồn: nhipcaudautu.vn

 

Biến niềm đam mê thành lợi nhuận

Có rất nhiều lý do để các doanh nhân thành lập doanh nghiệp. Một trong những lý do quan trọng, trở thành động lực, chính là niềm đam mê. Ella Gorgla có sự đam mê đối với thời trang. Nhưng quan trọng hơn thế, bộ óc kinh doanh khôn ngoan – được xây dựng từ những kiến thức từ ghế nhà trường, các kinh nghiệm và một linh cảm tốt – đã biến niềm đam mê ấy của bà thành một doanh nghiệp mang lợi nhuận.

Sinh ra ở Liberia và lớn lên ở tiểu bang Ohio (Mỹ), Gorgla học ngành kỹ sư và tốt nghiệp trường Columbia Business và trường London Business. Bà từng làm việc chuyên về phát triển chiến lược kinh doanh cho những “ông lớn” như Accenture, Ernst & Young và IBM. Tuy vậy, không một công việc nào đòi hỏi sự yêu thích thời trang của bà.

Nhưng Gorgla đã nắm bắt được cơ hội khi bà nhìn thấy được tiềm năng trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là mua bán qua mạng, bởi nó không tốn nhiều chi phí và lại dễ dàng để thành lập hơn. Qua quan sát thực tế, bà còn nhận thấy rằng có nhiều lúc chị em phụ nữ chỉ cần dùng một túi xách một lần duy nhất để thể hiện mình thôi, vì thế, thuê sẽ là phương sách tiết kiệm hơn.

Egorgla

Bà bắt đầu thành lập một thị trường thử nghiệm tên là I-ELLA, nơi mà phụ nữ có thể mua, thuê, trao đổi và bán đồ hàng hiệu, giày dép, phụ kiện, túi xách… Từ đó, bà đã tạo nên một doanh nghiệp “thời trang bán lại” trị giá hàng triệu đô la. I-ELLA hiện có 65.000 thành viên mua bán, trao đổi, thuê mướn sản phẩm của các hãng thời trang nổi tiếng như Marc Jacobs, Louis Vuitton, Chanel và Valentino. Sản phẩm có thể được thuê theo tuần hay tháng hoặc mua với giá rẻ hơn. Trung bình giá của một sản phẩm là 140 đô la.

Để thu hút nhiều thành viên, Gorgla cộng tác với những nhà sản xuất âm nhạc, diễn viên, người mẫu, stylist, ca sĩ nổi tiếng như John Legend, Estelle, La La Vasquez Anthony, Veronica Webb, Whitney Port và Mary Alice Stephenson. Từ 10% tới 75% giá bán của mỗi sản phẩm được trích ra và gửi đến các quỹ từ thiện. Nói tóm lại, I-ELLA là một doanh nghiệp khá thành công trong kinh doanh lẫn trong khía cạnh đạo đức.

i-ella-large

Sau đây là 5 bí quyết dẫn tới thành công của Gorgla:

1. Can đảm

Gorgla đã có đam mê với thời trang và những kỹ năng kinh doanh, nhưng điều quan trọng làm nên thành công lại là sự kiên trì. Có thể lúc đầu nhiều người sẽ từ chối đầu tư vào doanh nghiệp của bạn nhưng không có nghĩa là bạn phải ngừng thuyết phục họ.

“Tăng vốn đầu tư không phải dễ. Nó là một quá trình rất đáng sợ”, Gorgla nói. Bà đã phải sử dụng 80% thời gian chỉ để tìm kiếm vốn đầu tư. Bởi vì chưa có kinh nghiệm trong việc này, Gorgla đã không biết được các mánh khóe. Sự kiên trì đã đưa bà đến gặp khoảng 75 nhà đầu tư tiềm năng trong vòng 2 năm, và đã tăng số vốn lên được 1 triệu đô.

2. Xây dựng mạng lưới quan hệ lớn và đa dạng

Gorgla đã rút ra được bài học là cần phải dựa vào các mối quen biết để những người này có thể giới thiệu bà với những nhà đầu tư tiềm năng. Các mối quen biết không đơn thuần chỉ để giải quyết vấn đề tiền bạc mà còn là một nguồn tài nguyên quý báu để bà có thể nhờ tư vấn, giới thiệu những người muốn tham gia vào I-ELLA và liên hệ với những người nổi tiếng.

3. Xác định mảng kinh doanh chính

Khi mới thành lập, I-ELLA chỉ bán đồ second-hand. Sau này, công ty chuyên hơn về mảng tạo style. Những stylist, những người am hiểu về thời trang tự mình chọn ra những phụ kiện thời trang, giày, túi xách, đồ mới tung ra trên thị trường theo gu của thành viên trong I-ELLA.

4. Không ngủ quên trên chiến thắng

Được giới thiệu trên tivi, trên những tạp chí hàng đầu hay có sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng sẽ không làm một doanh nghiệp phát triển “bền vững” được, những cái đó chỉ giúp cho doanh nghiệp nhất thời thôi. Gorgla biết rằng không nên quá dựa vào những điều đó. Điều quan trọng hơn làm nên sự phát triển bền vững là thái độ làm việc chăm chỉ và luôn tìm cách phát triển.

5. Thuê đúng người

Một trong những sai lầm của Gorgla là không thuê một người chuyên về kỹ thuật ngay từ đầu. Thương mại điện tử đòi hòi vốn hiểu biết về kỹ thuật máy tính.

Bù lại cho sai lầm đó là khi bà thuê Alice Wang và Pegah Ebrahimi. Những người này giúp bà thuê một giám đốc kỹ thuật (CTO). Giám đốc này giúp chỉnh sửa trang web và làm mới nó để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng…

Những nỗ lực của Gorgla đã được “đền đáp” xứng đáng: I-ELLA.com được xướng tên trong “Một trong 10 doanh nghiệp mới đáng chú ý ở New York” bởi Time Inc. vào năm 2011 và được chọn là “Những trang web tuyệt vời nhất năm 2011” bởi tạp chí InStyle, còn Gorgla được tạp chí Inc. Magazine nêu tên trong “11 lãnh đạo đáng được chú ý trong năm 2011”.

Nguồn : Doanhnhansaigon.vn