Tác động của Thương mại điện tử đến hoạt động kiểm toán

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) cuối thế kỷ 20 đã dẫn đến sự xuất hiện Internet và sự bùng nổ của Thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT đang cách mạng hoá các phương thức kinh doanh, làm thay đổi hình thức, nội dung mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội của loài người.

TMĐT cũng làm thay đổi các giao dịch kinh doanh và các bằng chứng sẵn có của các giao dịch kinh doanh dẫn tới sự thay đổi trong các quy trình kinh doanh và kế toán, do đó ảnh hưởng đến quy trình, các kỹ thuật và phương pháp kiểm toán. Bài viết này sẽ phân tích những ảnh hưởng của TMĐT đến hoạt động kiểm toán, chủ yếu là hoạt động kiểm toán độc lập và đưa ra những lưu ý đối với hoạt động kiểm toán trong điều kiện TMĐT được sử dụng phổ biến.
1.      Những tác động của TMĐT đến hoạt động kiểm toán
Sự phát triển của TMĐT sẽ góp phần hình thành nên những tổ chức, doanh nghiệp hoạt động “không cần giấy tờ” (paperless) có khả năng và tốc độ giao dịch lớn, thay đổi hình thức thực hiện các giao dịch truyền thống trước đây và do đó sẽ có tác động nhiều đến hoạt động kiểm toán thể hiện trên những điểm sau:
a)     Thay đổi nội dung trong khâu lập kế hoạch kiểm toán thông qua việc thay đổi sự nhận thức về đối tượng kiểm toán
Trong khâu này, kiểm toán viên sẽ phải tiếp xúc với tổ chức, doanh nghiệp được kiểm toán để tìm hiểu, thu thập những thông tin cần thiết về các hoạt động kinh doanh như quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh, tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy và công tác tài chính kế toán…Đặc biệt, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá được mức độ áp dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp để có thể cử các kiểm toán viên có đủ trình độ và năng lực không chỉ về kiểm toán mà còn về TMĐT để có thể thực hiện được cuộc kiểm toán.
b)     Sự thay đổi về mức độ và tính chất của rủi ro kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán được hiểu là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa ra những ý kiến nhận xét không thích hợp về các báo cáo tài chính của đơn vị. Ví dụ, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần cho một báo cáo tài chính khi báo cáo đó vẫn còn chứa đựng những sai phạm trọng yếu.
Rủi ro kiểm toán được cấu thành bởi 3 bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện. Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.
Trách nhiệm của kiểm toán là phải giảm thiểu rủi ro kiểm toán thấp đến mức có thể chấp nhận được để nâng cao độ tin cậy của các thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Rủi ro kiểm toán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ và tính chất của các rủi ro bộ phận. Khi một doanh nghiệp tham gia vào TMĐT thì tuỳ thuộc vào mức độ và nội dung áp dụng TMĐT, các rủi ro bộ phận cũng thay đổi. Trên cơ sở nghiên cứu những thay đổi này, kiểm toán viên sẽ có những phương pháp tìm hiểu đối tượng kiểm toán một cách cụ thể và đưa ra những thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.
Đối với Rủi ro tiềm tàng:

Khi một doanh nghiệp tham gia vào TMĐT thì mức độ rủi ro tiềm tàng sẽ tăng lên do các đối tượng giao dịch sẽ khó xác định hơn. Không như những giao dịch truyền thống thông qua tiếp xúc trực tiếp, điện thoại, fax, giao dịch qua mạng Internet là giao dịch trên cơ sở một mạng thông tin công cộng và có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, bởi bất cứ ai có điều kiện truy cập vào Internet và thông tin cá nhân của những người trực tiếp tham gia giao dịch có thể được hoàn toàn giấu kín. Thêm vào đó, tốc độ giao dịch rất nhanh đã làm tăng khả năng xảy ra các giao dịch giả, mạo danh. Thực tế cho thấy việc đánh cắp mật khẩu để thực hiện các giao dịch không được uỷ quyền dễ dàng hơn nhiều việc giả mạo chữ ký trên các bản hợp đồng, chứng từ liên quan.
Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể bị mất dữ liệu do thiết bị phần cứng bị hỏng hay chương trình phần mềm bị lỗi. Nếu như không có những biện pháp phòng ngừa thích hợp có thể dẫn đến việc mất dữ liệu về giao dịch và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các báo cáo tài chính.
Mức độ rủi ro tiềm tàng sẽ phụ thuộc vào mức độ áp dụng TMĐT trong các hoạt động của doanh nghiệp vì mỗi một doanh nghiệp, tuỳ vào chiến lược và khả năng ứng dụng công nghệ của mình, có thể áp dụng TMĐT cho nhiều hoạt động khác nhau, có thể chỉ đơn thuần là để cung cấp thông tin về doanh nghiệp, cho đến việc xây dựng một lĩnh vực kinh doanh mới trong đó toàn bộ các giao dịch với khách hàng, giao dịch mua bán được thực hiện qua mạng, ví dụ như tư vấn qua mạng, mua bán các sản phẩm trí tuệ qua mạng v.v. Mức độ áp dụng TMĐT càng sâu trong hoạt động kinh doanh sẽ làm cho rủi ro tiềm tàng càng lớn.
Đối với rủi ro kiểm soát:
Để hạn chế những sai phạm có thể xảy ra do những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp đến báo cáo tài chính, một doanh nghiệp khi tham gia vào TMĐT thường sẽ áp dụng những biện pháp kiểm soát nhất định như: Hệ thống kiểm soát tự động quản lý truy cập mạng thông qua mật khẩu và các biện pháp nhận dạng khác, kiểm tra năng lực pháp lý, hành vi của các bên giao dịch thông qua việc kết nối trực tuyến với tổ chức phát hành thẻ tín dụng, cơ quan cấp giấy chứng minh nhân dân, các biện pháp bảo đảm an toàn dữ liệu v.v. Trong điều kiện công nghệ thông tin liên tục phát triển, những phiên bản mới của các phần mềm liên tục được ra đời thì sự cập nhật về công nghệ và kỹ năng sử dụng công nghệ cũng như tính đồng bộ của các hệ thống thông tin trong nội bộ và với bên ngoài của các doanh nghiệp sẽ có tác động lớn đến khả năng ngăn chặn những hành vi gian lận cũng như các sai sót trong báo cáo tài chính. Rủi ro kiểm soát trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng TMĐT sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc áp dụng một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm những thủ tục kiểm tra chặt chẽ mà còn phụ thuộc vào sự thích ứng liên tục của những thủ tục kiểm tra này trong môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng.
Đối với rủi ro phát hiện:
Rủi ro này phụ thuộc vào sự hiệu quả và thích hợp của các thủ tục, phương pháp mà kiểm toán viên tiến hành trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Rủi ro này sẽ được giảm thiểu khi việc lập kế hoạch, giám sát, thực hiện kiểm toán được tiến hành theo đúng các chuẩn mực và tiêu chuẩn chất lượng quy định. Việc thực hiện những thủ tục kiểm toán thông thường từ trước đến nay sẽ khó có thể đảm bảo chất lượng của quá trình kiểm toán khi mà doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh hoàn toàn mới như TMĐT.
c)      Sự thay đổi về bằng chứng chứng minh sự tồn tại của nghiệp vụ kinh tế và quy trình phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán
Trong hệ thống kế toán truyền thống, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi vào chứng từ, sau đó được kế toán phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo tài chính. Để kiểm tra sự tồn tại, tính trung thực của một nghiệp vụ kinh tế, kiểm toán có thể thực hiện thủ tục xem xét lại các sổ sách, chứng từ gốc bằng văn bản sao chụp nghiệp vụ đó. Tuy nhiên, điều này không dễ gì làm được trong một nền kinh tế mà các giao dịch đã được “số hoá” và thực hiện trên máy bởi vì bằng chứng về một nghiệp vụ kinh tế  chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định và dưới dạng ngôn ngữ máy. Thêm vào đó, khi  toàn bộ quá trình giao dịch được xử lý ngay trên máy tính thì sẽ khó có thể có chứng từ bằng văn bản chứng minh sự phát sinh và hoàn thành nghiệp vụ kinh tế, đồng thời, việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách cũng sẽ được tự động hoá và do đó sẽ không thể thực hiện được bước kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế như trong các giao dịch truyền thống.
d)      Sự hình thành và phát triển những dịch vụ kiểm toán mới trong thời đại của TMĐT.
Nền kinh tế số hoá đã thay đổi một cách đáng kể hoạt động kinh doanh cũng như cách thức thông tin tài chính được cung cấp cho người sử dụng. Việc báo cáo tài chính được thực hiện trên mạng trực tuyến sẽ tạo nên nhu cầu cần phải kiểm toán liên tục để đảm bảo về mặt chất lượng cũng như là độ tin cậy đối với thông tin được công bố. Chính vì vậy, dịch vụ kiểm toán, từ kiểm toán thông thường sẽ được mở rộng sang kiểm toán điện tử liên tục. Kiểm toán điện tử liên tục là một quá trình kiểm toán điện tử toàn diện cho phép kiểm toán viên đảm bảo độ tin cậy của các thông tin được công bố ngay  hoặc một thời gian ngắn sau khi các báo cáo được công bố trên mạng Internet.
2.  Những lưu ý đối với hoạt động kiểm toán trong điều kiện phát triển TMĐT

Với những tác động trên đây, cần phải có những lưu ý sau trong công tác kiểm toán:
Thứ nhất, thay đổi trong yêu cầu Hiểu biết về doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán.
Theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, VSA 310 – Hiểu biết tình hình kinh doanh: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh…”. Khi kiểm toán các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT cao, ngoài những kiến thức chuyên môn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm toán viên còn phải được trang bị những  kiến thức và kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin và TMĐT để có thể hiểu được mức độ tham gia vào TMĐT, qua đó đánh giá được tính chất và mức độ rủi ro do TMĐT gây nên, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc giảm thiểu những rủi ro gây nên sai lệch nghiêm trọng trong báo cáo tài chính, xác định được tính chất, thời gian và mức độ tiến hành các thủ tục kiểm toán cũng như đánh giá các bằng chứng kiểm toán.
Ngoài ra, khi tiến hành kiểm toán những doanh nghiệp tham gia vào TMĐT, kiểm toán viên còn cần phải có những hiểu biết nhất định về chiến lược liên quan đến TMĐT của doanh nghiệp. Chiến lược của doanh nghiệp về TMĐT cũng như sự đánh giá của bản thân doanh nghiệp về mức độ rủi ro có thể chấp nhận được có thể ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo an toàn, tính toàn diện và độ tin cậy của các thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Những vấn đề mà kiểm toán viên cần quan tâm khi đánh giá chiến lược về TMĐT của doanh nghiệp bao gồm: Bản chất hoạt động TMĐT của doanh nghiệp là để tạo dựng nên một hoạt động hoàn toàn mới hay là chỉ hỗ trợ nâng cao hiệu quả những hoạt động cũ, nguồn doanh thu của doanh nghiệp thay đổi như thế nào, đánh giá của ban lãnh đạo về rủi ro và những biện pháp kiểm soát đề ra để hạn chế những rủi ro này. Trong khi đánh giá về chiến lược về TMĐT của một doanh nghiệp, cần phải đánh giá cả những rủi ro kinh doanh liên quan đến TMĐT, bao gồm cả rủi ro nội tại trong công nghệ mà doanh nghiệp lựa chọn.
 
Thứ hai, thay đổi phương pháp kiểm toán
Do các giao dịch TMĐT sẽ khó tạo ra các chứng từ đáng tin cậy chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên khi kiểm tra sự tồn tại, sự hợp lý của các giao dịch cũng như sự chính xác, trung thực trong việc phản ánh các giao dịch vào hệ thống kế toán và báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ không thể áp dụng được các phương pháp kiểm tra chứng từ gốc như trong các giao dịch truyền thống do “Thiếu dấu vết của các giao dịch”. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, VSA 401 – Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học, rủi ro về “Thiếu dấu vết của các giao dịch” là: “Một số hệ thống phần mềm máy tính được thiết kế có đầy đủ dấu vết của các giao dịch, nhưng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc chỉ có thể đọc được trên máy tính. Trường hợp hệ thống phần mềm máy tính phức tạp, thực hiện nhiều bước xử lý thì có thể không có các dấu vết đầy đủ. Vì vậy, các sai sót trong chương trình máy tính khó có thể được phát hiện kịp thời bởi các thủ tục thủ công”.Thay vì áp dụng các phương pháp kiểm toán này, kiểm toán viên sẽ kiểm tra và đánh giá toàn bộ quy trình giao dịch và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào hệ thống kế toán cũng như hệ thống kiểm soát tự động áp dụng cho quy trình này như kiểm tra tính trung thực của giao dịch, ngày giao dịch, chữ ký điện tử, các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin áp dụng nhằm ngăn ngừa việc sửa đổi không hợp lệ các thông tin kế toán, qua đó đánh giá độ tin cậy của hệ thống tự động hoá thực hiện và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hoạt động TMĐT đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, TMĐT được coi là sự lựa chọn không thể thay thế trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, là phương thức kinh doanh hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng trong nền kinh tế vốn cạnh tranh rất gay gắt. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng thông tin kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán nói chung và các kiểm toán viên nói riêng cũng cần phải nhận biết về xu hướng này và có những sự chuẩn bị cần thiết.
TS. Đào Thị Thu Giang
                                                Trường Đại học Ngoại thương
Theo: khoahockiemtoan.vn

Một số vấn đề về mô hình hạch toán chi phí theo hoạt động (activity-based costing- abc) trong kế toán quản trị chi phí

Giới thiệu chung về phương pháp ABC

ABC lần đầu tiên được định nghĩa một cách rõ ràng bởi Robert S. Kaplan, cha đẻ của lý thuyết Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard), và W. Bruns trong một chương của cuốn sách “Accounting and Management: A field Study Perspective” vào năm 1987. Nhưng một năm sau đó, Robin Cooper và Robert S. Kaplan mới thực sự khiến cho mọi người chú ý đến ABC khi đề cập đến nó trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học của trường Havard vào năm 1988. Trong bài báo này, Cooper và Kaplan đã mô tả ABC như một cách tiếp cận mới để giải quyết những khiếm khuyết của hệ thống quản lý chi phí truyền thống. Hai ông đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến việc phải thay đổi hệ thống hạch toán chi phí truyền.

Một là, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu chi phí, khiến cho chi phí trực tiếp ngày càng giảm trong khi chi phí gián tiếp ngày càng tăng.

Hai là, môi trường cạnh tranh toàn cầu liên tục biến đổi và ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin quản trị chính xác, kịp thời, liên tục cập nhật để hạn chế các phí tổn cũng như chớp được cơ hội kinh doanh.

Ba là, chi phí để tính toán, đo lường và tập hợp thông tin ngày càng giảm cho phép doanh nghiệp áp dụng các mô hình quản trị mới đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào và đồng thời cung cấp nhiều thông tin chi tiết đầu ra hữu ích với mức chi phí chấp nhận được.

Những hạn chế của phương pháp hạch toán chi phí truyền thống

Theo quan điểm truyền thống, giá thành sản xuất của sản phẩm do ba yếu tố cấu thành là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Dựa vào thông tin giá thành này, các nhà quản lý sẽ đề ra các quyết định về loại sản phẩm, số lượng sản phẩm cần sản xuất. Tuy nhiên, để có thể ra được quyết định đúng đắn, nhà quản lý cần thông tin về giá thành toàn bộ chứ không chỉ là giá thành công xưởng. Nghĩa là trong yếu tố giá thành, ngoài chi phí sản xuất còn phải tính đến các chi phí phụ trợ như chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Tuy nhiên, phương pháp tính phí truyền thống lại bỏ qua vấn đề này.

Mặt khác, trước đây, khi nền kinh tế còn kém phát triển, phần lớn các doanh nghiệp vẫn coi sản phẩm là đối tượng trung tâm trong việc phân bổ chi phí. Một thực tế nảy sinh là trong nhiều doanh nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không phải là nguyên nhân chính làm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những khoản chi phí rất lớn do công tác quản trị không hiệu quả hoặc do tình trạng sản xuất thừa hoặc do những hoạt động phụ trợ như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, hoạt động marketing…

Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho tỷ trọng chi phí gián tiếp trong tổng chi phí ngày một lớn. Điều này đặt ra một nhu cầu phân bổ chi phí gián tiếp cho từng loại/nhóm sản phẩm hoặc khách hàng thật chính xác để có thể xác định được đâu là loại/nhhóm sản phẩm hoặc khách hàng thực sự đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo phương pháp truyền thống, chi phí gián tiếp thường được phân bổ cho sản phẩm hoặc khách hàng dựa trên  tiêu thức phân bổ đơn lẻ, ví dụ theo giờ lao động của nhân công trực tiếp. Việc làm này không thể hiện được chính xác sự đóng góp của chi phí gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ vì chi phí gián tiếp có nhiều khoản mục với bản chất khác nhau và có mức độ, vai trò đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ.

Như vậy, phương pháp ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm.

Thứ nhất, phương pháp truyền thống tập trung vào đánh giá hàng tồn kho và các chi phí liên quan trong giới hạn phân xưởng. Ngược lại, phương pháp ABC tập trung đánh giá theo hoạt động, do đó tính đến cả các chi phí ngoài phạm vi phân xưởng như chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

Thứ hai, phương pháp truyền thống chỉ sử dụng một hoặc hai tiêu thức phân bổ chi phí đơn lẻ và thường không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc phát sinh chi phí. Ngược lại, ABC lại sử dụng các hoạt động với rất nhiều tiêu thức phân bổ linh hoạt để kết nối sản phẩm với chi phí cần phân bổ. Vì thế ABC cho ta thấy bản chất của quá trình phát sinh chi phí.

Ưu điểm của phương pháp ABC

Mục đích của ABC là nhằm cải tiến và thay đổi doanh nghiệp một cách linh hoạt, đáp ứng các thách thức và biến động liên tục của thị trường. Một khi doanh nghiệp triển khai được mô hình ABC thì nó sẽ có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Phương pháp ABC cung cấp cho nhà quản lý thông tin giá thành toàn bộ, tức là có tính đến các chi phí sản xuất kinh doanh nói chung như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh  nghiệp chứ không chỉ bó hẹp ở khái niệm giá thành sản xuất. Điều này giúp cho nhà quản lý không nhìn nhận sai lầm về mức lợi nhuận mà một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể đem lại và do đó tránh được những sai lầm trong việc ra quyết định.

Ngoài ra, ABC sử dụng một hệ thống các tiêu chí phân bổ tương ứng với từng hoạt động cụ thể. Những tiêu chi phí phân bổ này cho thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động và quá trình sản xuất kinh doanh. Với hệ thống tiêu thức phân bổ chính xác và đầy đủ này, kế toán có thể phản ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng loại sản phẩm/dịch vụ.

Trải qua gần 30 năm tồn tại và phát triển, phương pháp ABC đã dần khẳng định vai trò là một phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí chính xác. Nó còn là nền tảng để phát triển mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại ABM (Acitvity- based Management).

Nhược điểm của phương pháp ABC

Thực tế là bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã phân tích ở trên, phương pháp ABC không phải là không có nhược điểm. Những hạn chế của phương pháp ABC thường được đề cập đến là:

Để có được hệ thống ABC, doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực từ thiết kế, xây dựng đến khâu triển khai. Thông tin đầu vào của phương pháp ABC liên quan đến rất nhiều hoạt động vì vậy sẽ mất rất nhiều công sức để thu thập, kiểm tra và nhập dữ liệu thông tin vào hệ thống.

Thông tin do phương pháp ABC cung cấp về sản phẩm thường không đồng nhất với thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền thống. Mà trong thực tế, các nhà quản trị thường quen sử dụng thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền thống trong việc đưa ra quyết định quản trị và dùng nó làm thước đo đánh giá kết quả hoạt động.

Thông tin của ABC dễ bị hiểu sai và do đó phải rất thận trọng khi sử dụng thông tin này để ra quyết định. Chi phí phân bổ cho sản phẩm, cho khách hàng, và cho các đối tượng chịu phí chỉ có khả năng phù hợp tương đối. Trước khi đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào sử dụng thông tin của ABC, các nhà quản trị phải cân nhắc mức độ thích đáng thực sự của thông tin tới việc ra quyết định này hay không.

Hệ thống báo cáo của ABC không tương thích với hệ thống báo cáo tài chính theo GAAP. Kết quả là nếu đơn vị sử dụng phương pháp ABC thì phải duy trì song song hai hệ thống hạch toán chi phí- một dùng lập báo cáo nội bộ, một dùng lập báo cáo tài chính thông thường.

Với những hạn chế này, sau gần 30 năm tồn tại, vẫn có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về ưu nhược điểm của mô hình ABC. Thực tế trên thế giới, ví dụ như ở Nhật, các doanh nghiệp ít sử dụng phương pháp ABC mà chủ yếu sử dụng phương pháp tồn kho kịp thời (Just-in-time-JIT) trong quản trị chi phí; hoặc sau khi áp dụng mô hình ABC một thời gian nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang các hệ thống quản trị chi phí khác.

Vì vậy, ABC nên áp dụng vào ngành nghề kinh doanh nào cần phải dựa trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của mô hình này.Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới đang rơi vào suy thoái, nhu cầu về tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hẹp hoạt động sản xuất để tồn tại là một nhu cầu cấp bách. Việc có nên áp dụng phương pháp ABC vào đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đây có thể là một gợi ý có giá trị thực tiễn.

Thạc sỹ: Nguyễn Thanh Huyền

Thạc sỹ: Nguyễn Thu Hoài

Theo: khoahockiemtoan.vn

Dính líu rửa tiền, Deloitte bị phạt 10 triệu đô la

Có nhiệm vụ giám sát chống rửa tiền tại Standard Chartered Bank, nhưng lại sửa chữa báo cáo theo ý ngân hàng này trước khi gửi cho cơ quan giám sát

Bộ phận Dịch vụ tư vấn tài chính của Deloitte còn bị cấm hành nghề trong vòng một năm tại bang New York.

Lãnh đạo Sở dịch vụ tài chính New York nói vụ này mới chỉ là khởi đầu trong đợt điều tra ngành tư vấn tài chính.

Lệnh cấm này không áp dụng với bộ phận kiểm toán của Deloitte.

Hồi tháng 8, Standard Charterd đồng ý nộp phạt 340 triệu USD cho bang New York vì vi phạm lệnh cấm vận với Iran và một số nước khác. Tới tháng 12, ngân hàng này lại phải nộp tiếp 327 triệu USD đề dàn xếp với các cơ quan chính phủ khác.

Khi tư vấn cho Standard Charterred, Deloitte đã bỏ qua nhiều thông tin trọng yếu trong báo cáo giám sát độc lập mà công ty tư vấn này gửi cho Sở Dịch vụ tài chính New York.

Deloitte còn vi phạm quy định về ngân hàng tại New York khi trao cho Standard Chartered nhiều báo cáo mật về các hành vi mờ ám của ngân hàng này với khách hàng.

Thỏa thuận dàn xếp viết cơ quan giám sát “không tìm thấy bằng chứng” cho thấy tư vấn viên của Deloitte cố ý trợ giúp hay lập kế hoạch cho hành vi rửa tiền của mình. Hồi tháng 8, Sở dịch vụ tài chính New York đã tuyên bố Standard Chartered phạm pháp là “rõ ràng là nhờ Deloitte trợ giúp”.

Deloitte nói họ hài lòng khi cơ quan giám sát không tìm thấy bằng chứng cho thấy công ty này “biết, trợ giúp hay che giấu hành vi phạm pháp” của Standar Chartered.

Thanh tra Benjamin Lawsky của Sở Dịch vụ tài chính New York nói sự vụ lần này với Deloitte chỉ là màn dạo đầu trong chuỗi điều tra với các công ty tư vấn.

Ông nói đây nên coi là hình mẫu cho các cơ quan khác thuộc chính phủ khi họ thuê tư vấn độc lập thực hiện công việc giám sát.

“Chúng tôi muốn đảm bảo các công ty tư vấn giữ được vị thế độc lập thay vì cúi đầu với tổ chức nào trả nhiều phí nhất,” Lawsky tuyên bố.

Deloitte được thuê làm tổ chức giám sát độc lập đối với chi nhánh New York của Standard Chartered sau khi ngân hàng này vi phạm một số quy định về chống rửa tiền.

Gọi là “độc lập”, nhưng Standard Chartered từng yêu cầu Deloitte xóa bớt một ý trong dự thảo báo cáo về cách ngân hàng biến hóa các giao dịch chuyển tiền để né hàng rào chống rửa tiền.

Trong một email do Sở Dịch vụ tài chính công bố năm ngoái, một thành viên điều hành (Partner) của Deloitte viết “chúng tôi đồng ý” với yêu cầu của Standard Chartered vì “quá căng thẳng và quá nhạy cảm đối với cả Standard Charterd và Deloitte. Thế nên tôi mới thảo một bản khác nhẹ nhàng hơn.”

Bên cạnh hai nộp tiền dàn xếp, Deloitte còn đồng ý bổ sung thêm các biện pháp phòng ngừa khi tư vấn cho các tổ chức tài chính.

Cụ thể, họ sẽ công khai tất cả những việc đã làm với các tổ chức tài chính trong vòng ba năm qua, ký thư cam kết sẽ đưa ra các đánh giá độc lập, và cung cấp danh sách những người đã duyệt các báo cáo tư vấn.

Sở Dịch vụ tài chính New York sau sáu tháng tới họ sẽ xem xét hủy lệnh cấm ký thêm hợp đồng tư vấn mới trong vòng một năm.

Khoản dàn xếp 10 triệu USD với bang New York lớn gấp đôi số phí Deloitte nhận được khi làm giám sát độc lập cho Standard Chartered.

Tuy thế, lệnh cấm hành nghề trong vòng một năm đối với Khối Tư vấn tài chính của Deloitte không ảnh hưởng mấy tới toàn công ty vì bộ phận này chỉ chiếm có 5% trong 13 tỷ USD doanh thu năm vừa rồi của Deloitte Hoa Kỳ.

Thu Hà

Nguôn: Cafef.vn

Hé lộ “chiêu” né thuế 9 tỷ USD của Apple

Apple vừa hoàn tất vụ phát hành trái phiếu kỷ lục, huy động 17 tỷ USD để trả cổ tức dù có “núi” tiền mặt 145 tỷ USD. Theo các chuyên gia đây là bước đi khôn ngoan bởi nó giúp Apple né được tới 9 tỷ USD tiền thuế.

Trước khi tiến hành vụ phát hành trái phiếu đình đám nêu trên, hồi tháng trước Apple đã công bố một chương trình mua lại cổ phiếu kỷ lục với quy mô lên tới 55 tỷ USD. Trong vòng 3 năm tới “gã khổng lồ” ngành công nghệ sẽ chi trả cho các cổ đông tổng cộng 100 tỷ USD.

Apple né được hàng tỷ USD tiền thuế

Apple “né” được hàng tỷ USD tiền thuế

Để tài trợ cho kế hoạch này Apple không dùng tiền mặt sẵn có mà quyết định huy động từ thị trường tài chính dưới hình thức phát hành trái phiếu. Vì sao một tập đoàn dư thừa hàng trăm tỷ USD lại chấp nhận đi vay để thực hiện kế hoạch này? Theo phân tích của các chuyên gia thuế, hiện tại mặc dù Apple có khối tiền mặt dôi dư tới 145 tỷ USD nhưng chỉ có 45 tỷ USD tại Mỹ, còn lại đều ở nước ngoài.

Nếu dùng trực tiếp tiền mặt, số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Apple phải trả cho chính phủ Mỹ sau khi chuyển số lợi nhuận trên từ nước ngoài về sẽ lên tới 9 tỷ USD. Ngoài ra, việc sử dụng nợ thay vì tiền mặt tại quỹ cũng sẽ giúp công ty này tiết kiệm được khoảng 100 triệu USD mỗi năm.

Cho dù khoản vay 17 tỷ USD mới đây khiến mỗi năm Apple phải chi trả khoảng 310 triệu USD tiền lãi, họ vẫn sẽ thu về được khoảng một phần ba số này nhờ được giảm thuế thông qua “lá chắn thuế”.

Một doanh nghiệp khi dùng vốn vay để đầu tư cho hoạt động kinh doanh, khi hạch toán lợi nhuận, khoản lãi vay sẽ được tính vào chi phí hoạt động, giúp giảm thu nhập chịu thuế, qua đó giảm số tiền thuế phải nộp. Trong khi đó nếu sử dụng vốn tự có, doanh nghiệp sẽ không được giảm trừ.

“Với việc dùng vốn vay thay vì chuyển tiền từ nước ngoài về Mỹ, Apple đã tiết kiệm được một khoản thuế khổng lồ”, Kevin Phillips, một chuyên gia thuế quốc tế tại công ty Baker Tilly khẳng định. “Họ sẽ nhận được khoảng 100 triệu USD mỗi năm nhờ được giảm thuế”.

Gerald Granovsky, một nhà phân tích tại hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng khẳng định: “Nếu giả định rằng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 35%, dựa trên những dữ liệu hiện có và những tính toán sơ bộ khác thì để có được số tiền tương ứng 17 tỷ USD tại Mỹ, công ty đó phải chuyển về nước 26 tỷ USD. Điều này rõ ràng không hấp dẫn bằng việc chỉ phải trả 300 triệu USD tiền lãi từ đợt phát hành trái phiếu”.

Apple xuất sắc trong kinh doanh, tài tình trong “né” thuế

Trong một bản báo cáo trình lên Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ mới đây, Apple cho biết trong năm 2012 đã trích dự phòng 14 tỷ USD tiền thuế thu nhập trên tổng lợi nhuận trước thuế 55,7 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp “trái táo” phải chịu là 25%.
Thu nhập của Apple tại Mỹ đều được chuyển về Braeburn Capital để né thuế
Thu nhập của Apple tại Mỹ đều được chuyển về Braeburn Capital để né thuế

Trong khi đó, vẫn theo bản báo cáo trên, tập đoàn này chỉ trích dự phòng 713 triệu USD cho khoản thuế thu nhập ở nước ngoài trong khi đạt lợi nhuận trước thuế tới 36,8 tỷ USD. Điều đó cho thấy mức thuế suất thuế thu nhập tại nước ngoài họ phải chịu chỉ là 2%.

Theo tìm hiểu của tờ New York Times, để có được mức thuế suất như mơ tại nước ngoài này, một trong những biện pháp chính của Apple là thành lập một công ty con có tên là Braeburn Capital, tại thành phố Reno, bang Nevada, nơi thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0.

Quỹ đầu tư này đã quản lý và đầu tư hầu như toàn bộ nguồn tiền của Apple tại Mỹ cho dù văn phòng chỉ có một nhúm nhân viên với vài chiếc máy tính và được đặt tại một tòa nhà không ai biết đến.

Nhờ thủ thuật này, Apple không phải trả thuế cho bang California, nơi họ đặt tổng hành dinh trong khi các nhân viên vẫn được hưởng phúc lợi từ nguồn thuế của người dân tại bang này. “Trái táo” làm được điều này bởi rất nhiều hàng hóa của họ, như các bài hát, game, ứng dụng…là những sản phẩm vô hình. Họ có thể khai đã bán nó từ bất kỳ đâu. Trong khi đó một chiếc xe hơi nếu bán tại bang nào sẽ phải chịu thuế thu nhập tại bang đó.

Ngoài ra, còn một thủ thuật khác mà họ sử dụng đó là “Nhân đôi Ailen với bánh xăng-uých Hà Lan”. Với phương pháp này, mọi lợi nhuận bên ngoài nước Mỹ của Apple sẽ được chuyển qua các công ty con tại Ailen, sau đó được chuyển tiếp tới Hà Lan và cuối cùng là tới một quốc đảo ở Caribbe.

Tại “thiên đường thuế”, Luxembourg, Apple mở một công ty con có tên iTunes S.à r.l. Công ty này kiểm soát tới 20% doanh số toàn cầu của hãng trong khi chỉ có vài chục nhân viên. Hay như đảo Virgin Island của Anh, một “thiên đường thuế” khác, cũng là đích đến của các khoản doanh thu của tập đoàn này.

Theo dantri

Bí quyết lựa chọn nhà tư vấn tài chính

Tài chính luôn là một trong những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của công ty. Những ông chủ doanh nghiệp thành đạt luôn có ý thức tìm kiếm các giải pháp tài chính tốt nhất. Đến với các nhà tư vấn chuyên nghiệp là giải pháp khôn ngoan, bởi họ có thể giúp bạn vạch ra những mục tiêu tài chính và chỉ ra các bước đi cần thiết để đạt được chúng.


Nhà tư vấn tài chính sẽ giúp bạn từ việc xây dựng các quy định về trợ cấp, lương thưởng cho nhân viên, phát triển các chiến lược quản lý tài chính đến việc phân tích những biến động đang xảy ra trên thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của bạn. Trong quá trình làm việc với nhà tư vấn, bạn còn có cơ hội học hỏi thêm kiến thức, và nhận được nhiều lời khuyên về các loại hình đầu tư ít rủi ro mà lại hiệu quả.
Nếu bạn đang có trong tay 2, 3 kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn còn phân vân không biết nên chọn kế hoạch nào, nhà tư vấn tài chính sẽ giúp bạn phân tích điểm mạnh, yếu, lợi nhuận và rủi ro của các kế hoạch này. Từ đó, căn cứ vào tình hình tài chính của bạn và những biến động trên thị trường, họ sẽ hướng dẫn bạn quyết định đầu tư duy nhất vào một loại hình, hay chia sẻ vốn vào các lĩnh vực khác nhau, hoặc đừng vội mạo hiểm…
Tuy nhiên, có hàng trăm chuyên gia tài chính trên thị trường – những người luôn sẵn sàng đứng ra giúp bạn quản lý tiền bạc và các khoản đầu tư. Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm đúng người tin tưởng? Khi bạn phải lên kế hoạch tài chính, đây lại chính là bước đi đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Dưới đây là 8 yếu tố quan trọng mà bạn sẽ cần phải điều tra để tìm được một nhà tư vấn tài chính thích hợp nhất cho công ty:
1. Những lời giới thiệu & tiến cử 
Trước hết, để tìm được nhanh chóng một nhà tư vấn đáng tin cậy, bạn hãy hỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp xem họ có đề xuất nào không – sau đó kiểm tra kỹ lưỡng những lời giới thiệu. Một nguồn khác là hỏi luật sư hay kiểm toán viên của công ty. Những chuyên gia này thường làm việc với các nhà tư vấn tài chính vì thế có thể đưa ra những lời khuyên tốt. Những lời giới thiệu và tiến cử của mọi người có thể giúp bạn hiểu được ứng viên mạnh về mặt nào, cũng như phong cách làm việc và mức độ thoả mãn khách hàng của họ.

2. Phẩm chất & năng lực 
Hiện nay ngành tài chính có rất nhiều loại bằng cấp và chức danh khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu điều gì đảm bảo chất lượng cho hoạt động tư vấn tài chính. Hơn nữa, nếu tìm được ai đó đã có ít nhất 5 năm tư vấn cho các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh với bạn là rất quan trọng. Đây có thể xem như giá trị hàng đầu đảm bảo cho công việc của họ được tiến hành một cách tốt đẹp trong tương lai. Tìm hiểu cẩn thận về kiến thức của họ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi phải trả các khoản lương hàng tháng có thể không nhỏ chút nào.
3. Kinh nghiệm & mong muốn 
Trong cuộc gặp mặt đầu tiên với nhà tư vấn tài chính, hãy hỏi họ đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc, số lượng cũng như loại hình các công ty và chủ doanh nghiệp mà nhà tư vấn tài chính đó đã từng cùng làm việc. Bạn cũng cần đề nghị ứng viên miêu tả vắn tắt kinh nghiệm làm việc của họ. Một nhà tư vấn tài chính tin cậy sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết.
Đồng thời, bạn hãy hỏi họ thích làm việc trong lĩnh vực nào nhất và với công ty có quy mô như thế nào.Hiển nhiên, nếu công ty của bạn nằm trong lĩnh vực mà nhà tư vấn mong muốn thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Bạn nên yêu cầu nhà tư vấn đưa ra các văn bản ngắn gọn về những việc họ sẽ làm cho công ty của bạn. Trên tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn nên quản lý những văn bản này để đảm bảo công việc họ làm xứng đáng với đồng tiền mà bạn trả cho họ.
4. Những dịch vụ cung cấp 
Thứ nhất, bạn hãy kiểm tra xem nhà tư vấn tài chính có quyền được cung cấp các dịnh vụ tư vấn tài chính hay không? Tức là họ có giấy phép hành nghề hoặc tuân thủ một quy trình đăng ký nào đó theo đúng quy định pháp luật quốc gia và địa phương hay không. Thứ hai, không phải tất cả các nhà tư vấn tài chính đều cung cấp các dịch vụ như nhau. Thông thường, các dịch vụ họ đưa ra phụ thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực thực tế. Hãy xem xét những dịch vụ mà họ cung cấp xem có phù hợp với yêu cầu của bạn hay không.
5. Phương cách tiếp cận 
Một số nhà tư vấn tài chính sẽ xây dựng một kế hoạch tài chính bằng việc đánh giá tất cả các mục tiêu tài chính của bạn, trong khi một số người khác lại có xu hướng cụ thể hơn. Bạn cần cảm thấy thoải mái với phương cách tiếp cận và làm việc của nhà tư vấn tài chính mà bạn sẽ tuyển dụng. Bạn cũng phải xác định xem liệu có phải chính nhà tư vấn tài chính mà bạn thuê sẽ thực thi các kế hoạch tài chính mà họ đã xây dựng, hay một ai đó khác cùng làm với họ sẽ thực hiện công việc này.
6. Các thành viên tập thể 
Hãy xác định liệu công ty của bạn cần duy nhất một nhà tư vấn, hay một tập thể các nhà tư vấn cùng làm việc? Nếu nhà tư vấn tài chính sẽ phải làm việc với nhiều chuyên gia có chuyên môn khác, chẳng hạn luật sư, kỹ sư,… bạn sẽ phải kiểm tra cả những kiến thức phụ về những mặt này của nhà tư vấn tài chính.

7. Chỉ phí cho các khoản tiền thanh toán và dịch vụ 
Mức chi phí sẽ phụ thuộc vào những nhu cầu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, nhà tư vấn tài chính nên cung cấp cho bạn ước lượng các khoản chi phí dự kiến dựa trên số lượng công việc cần hoàn thành. Bạn hãy hỏi xem các khoản phí được xác định dựa trên giờ làm việc của nhà tư vấn, dựa trên công việc tổng thể hay tỷ lệ phần trăm họ sẽ nhận được theo dự án như một khoản hoa hồng. Nhà tư vấn tài chính nên thể hiện cụ thể bằng văn bản các khoản chi phí bạn phải trả để có được dịch vụ họ cung cấp.

8. Quản lý & Kỷ luật công 
Có một vài cơ quan của chính phủ, các tổ chức chuyên nghiệp hay hiệp hội nhà nghề, chẳng hạn hiệp hội Các nhà tư vấn tài chính quốc gia, cục Tài chính doanh nghiệp của chính phủ,… đóng vai trò là cơ quan quản lý, kiểm soát và ghi nhận hoạt động của các nhà tư vấn tài chính. Vì vậy, bạn hãy liên hệ với các cơ quan, tổ chức này và để họ giúp bạn kiểm tra về những nhà tư vấn tài chính mà bạn định tuyển dụng.
Và cuối cùng, bạn đừng cắt đứt quan hệ sau khi công việc của nhà tư vấn tài chính đã hoàn tất. Hãy thường xuyên gặp gỡ và liên lạc để thông báo cho họ biết hoạt động kinh doanh của bạn đang tiến triển như thế nào. Nếu nhà tư vấn tài chính đó không sẵn lòng dành thời gian cho bạn, thì họ không phải là người bạn cần tìm đến trong tương lai. Thông thường, nhà tư vấn tài chính cần có trách nhiệm với công việc của bạn và quan hệ giữa bạn và họ là mối quan hệ đối tác. Họ cần dành thời gian lắng nghe và hiểu mục tiêu, mong ước của bạn. Sau đó, căn cứ trên tình hình tài chính và những thông tin từ bạn, họ sẽ phác thảo ra những chiến lược phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bạn chắc hẳn muốn họ trở thành một thành viên trong tập thể và quan tâm tới công ty của bạn, chứ không phải là người chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để nhận được hợp đồng tiếp theo.
Nếu bạn “sở hữu” trong tay một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, có tâm huyết với khách hàng, tức là bạn đã có một nền tảng tốt để bắt tay vào công việc kinh doanh.

Theo PortalO
Theo ketoantruong.com

Ban Kiểm soát không thể… kiểm soát!

Theo nhìn nhận của công ty kiểm toán PwC, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ các chức vụ cao cấp nhất tại HĐQT và bầu ra BKS. Do đó, BKS rất khó có thể “kiểm soát” được các thành viên HĐQT.

Ban Kiểm soát (BKS) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp, nhất là  tại các công ty cổ phần. Tuy nhiên, một loạt những sai phạm gần đây dẫn đến hàng loạt công ty phá sản, liên tiếp các lãnh đạo vướng vào vòng lao lý đã lại cho thấy, ở nhiều doanh nghiệp, bộ phận này lại chưa thực hiện đầy đủ chức năng quyền hạn và mang lại hiệu quả không như cổ đông kỳ vọng.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, BKS có quyền hạn rất lớn đối với các công ty cổ phần. BKS do ĐHĐCĐ bầu ra để giám sát các hoạt động của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành.

Cụ thể, tại điều 124 của Luật này về Quyền được cung cấp thông tin của Ban Kiểm soát thì thành viên BKS có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.

Một phiên họp ĐHĐCĐ (ảnh minh họa).

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ông Nguyễn Viết Thịnh, Giám đốc bộ phận tư vấn, Công ty PricewaterhouseCoopers (Vietnam) – PwC Việt Nam, trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao cấp nhất  tại HĐQT. “Những người này phần là những người có cả tiền (bản thân họ là cổ đông góp vốn) và quyền (do số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ)”.

“Trong khi đó các thành viên của BKS về danh nghĩa là do ĐHĐCĐ bầu ra nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần chi phối quyết định. Do vậy các thành viên của BKS rất khó có thể “kiểm soát” được các thành viên HĐQT vì đó là những người có cả “tiền” và “quyền” và có tác động rất lớn đến việc bổ nhiệm các thành viên BKS”, ông Thịnh phân tích.

Khi HĐQT mở rộng quyền đưa người thân cận vào “kiểm soát” thì sẽ dẫn đến tâm lý “dĩ hòa vi quý”.

Có thể thấy những hiện tượng thao túng hoạt động công ty đã xảy ra ở trường hợp điển hình như CTCK Hà Thành (HASC) hay CTCK Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) gây xôn xao dư luận thời gian qua. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau kiểm tra cũng đánh giá rằng, mặc dù các trường hợp này đều có quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhưng việc thực thi lại kém.

Hay như cách đây không lâu đã có trường hợp báo cáo của CTCK Thành Công (TCSC) bị bác bỏ trong đại hội đồng cổ đông do hoạt động không thuyết phục.

DNNN: Dày đặc cơ quan sám sát, kiểm tra, vẫn lọt lưới!

Tại  những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, Vinashin và Vinlines đều có ban kiểm soát, nhưng nhiều năm liền, các quyết định “làm trái” của HĐQT, ban điều hành của những tổ chức này đưa ra lại không được Ban Kiểm soát phát hiện và công bố. Tình trạng lỗ lãi không chỉ tại hai doanh nghiệp này mà rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác cũng trở nên mập mờ, dòng tiền luân chuyển không được công khai minh bạch.

Tất nhiên, vai trò và quyền năng của BKS ở trong các Tập đoàn nhà nước không “hoành tráng” được như tại các công ty cổ phần. Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước có quy định, Ban kiểm soát các tập đoàn do HĐQT thành lập, trưởng ban Kiểm soát là thành viên của HĐQT được HĐQT phân công làm nhiệm vụ. Các thành viên của Ban Kiểm soát do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cả Ban Kiểm soát hoạt động theo quy chế của HĐQT ban hành. Như vậy, cái bóng của HĐQT đã phủ lên BKS và khiến bộ phận này khó có thể thực hiện được chức năng cần có của mình một cách thuận lợi.

Theo thông tin được đưa ra tại báo cáo “Kết quả điều tra về quản trị DNNN, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước và khuyến nghị chính sách” công bố hồi năm ngoái, hầu hết DNNN thực hiện 1 trong 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên phần lớn đều chưa coi trọng công tác giám sát, kiểm toán nội bộ bằng giám sát, kiểm toán từ bên ngoài. Thậm chí, có gần 30% doanh nghiệp “không bao giờ” đánh giá kết quả hoạt động của Tổng giám đốc/Giám đốc.

Xuất hiện tại chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 1/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, để ra xảy ra sai phạm tại các DNNN trong khi dày đặc cơ quan giám sát, bên cạnh trách nhiệm của hệ thống tổ chức quản lý như bộ, ngành, cơ quan chủ quản, hệ thống chính trị như các tổ chức đảng, công đoàn tại từng doanh nghiệp còn có nguyên nhân từ lãnh đạo, người quản lý trực tiếp doanh nghiệp, được giao thay mặt nhà nước quản lý vốn tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính còn là việc chưa minh bạch trong thông tin công bố.

Về khung pháp luật, hiện đã có những quy định cơ bản và mạch lạc nhưng qua như những vụ việc sai phạm tại Vinashin, Vinalines, các cơ quan thanh tra, điều tra đều có kết luận rõ ràng là sai phạm, những vụ thất thoát lớn đều do sự cố ý làm trái của cá nhân. “Họ biết việc làm đó pháp luật không cho phép, không được làm nhưng vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm nên vẫn cố tình làm trái”.

BKS tại DNNN do HĐQT lựa chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công nhiệm vụ.

Rõ ràng, kiểm soát nội bộ cần phải được giao thực quyền và có vai trò, vị trí độc lập trong doanh nghiệp. Khi mà BKS vẫn đang bị “khống chế” bởi khoản thù lao do chính doanh nghiệp chi trả cũng như bị ràng buộc bởi những mối quan hệ cá nhân thì  tính độc lập của BKS vẫn còn bị ảnh hưởng.

BKS không hoàn thành tốt chức năng là “điều dễ hiểu”

Có một điểm đáng lo ngại, theo ông Thịnh đó là quy định hiện tại không nêu rõ trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu nếu như không làm tròn vai trò của mình. Theo đó, Luật Doanh nghiệp mới chỉ đưa ra các trách nhiệm nếu các thành viên BKS vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra đối với các doanh nghiệp do HĐQT hoặc Tổng giám đốc gây ra thì gần như các công ty, cổ đông không xem xét đến trách nhiệm của BKS.

Hơn nữa, có vẻ như phần lớn các doanh nghiệp không xem trọng vai trò của BKS. Quan điểm của doanh nghiệp khi thành lập BKS là để tuân thủ pháp luật. Hoạt động của BKS phần lớn mang tính hình thức và chưa có thực chất. Do đó, doanh nghiệp không đầu tư, trang bị đầy đủ cho BKS thực hiện tốt chức năng giám sát của họ.

Tất nhiên, cũng phải thấy rằng, một lý do khác khiến BKS không làm tròn chức năng của họ là họ không có đủ nguồn nhân lực. Rất ít thành viên BKS làm việc toàn thời gian, phần lớn là làm việc bán thời gian, kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ khác ở nhiều tổ chức, công ty khác hoặc ngay chính công ty mà họ thành viên BKS. Cá biệt có doanh nghiệp có BKS chỉ gồm toàn các thành viên làm việc bán thời gian. Những người này thậm chí không quen biết nhau.

Trên thực tế, phần lớn các thành viên trong BKS chỉ gặp nhau định kỳ hàng quý hoặc thậm chí là ít hơn. Số lần đi kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với số lượng người và cách làm việc như vậy thì việc đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với BKS là gần như không thể – ông Thịnh nhận xét.

Ngoại trừ ngân hàng, trong các lĩnh vực khác, BKS đều không có bộ máy giúp việc. Nếu như trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định cụ thể về chức năng kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc BKS và báo cáo lên cho BKS thì trong các lĩnh vực khác, không có một quy định cụ thể về một bộ máy giúp việc cho BKS.

Kết hợp với việc phần lớn BKS chỉ làm việc bán thời gian thì việc BKS không thể hoàn thành tốt chức năng của mình là một điều dễ hiểu. Ngoài bộ máy giúp việc, BKS còn thiếu công cụ thu thập thông tin phục vụ chức năng giám sát. Họ không được trang bị một hệ thống thông tin quản lý đặc thù cho công việc giám sát.

Thông thường BKS chỉ dựa vào các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và chỉ tiếp cận được những thông tin chung mà doanh nghiệp cung cấp cho họ. Thậm chí, có khi những thông tin BKS được nhận cho mục đích công việc giám sát của họ cũng chính là những thông tin mà một cổ đông thông thường cũng có được. Do đó, việc này ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của BKS.

Một vấn đề khác, theo thông lệ quốc tế, để thực hiện công tác giám sát hoạt động của doanh nghiệp, thường các thành viên trong BKS phải hỗ trợ nhau để đảm bảo có ít nhất 4 nhóm kỹ năng chính là: năng lực quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán kiểm toán, năng lực về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và năng lực giám sát sự tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có một đội ngũ BKS hội đủ 4 yếu tố này.
dantri.com.vn

Nguyên nhân thất bại của các công ty kiểm toán Mỹ

Enron, một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ phá sản kéo theo công ty tư vấn kt hàng đầu thế giới Arthurr Andersen sụp đổ. Đây chỉ là một minh chứng sống động của sự thất bại trong ngành kiểm toán Mỹ. Sai lầm của ngành kiểm toán Mỹ chủ yếu là do nhân viên kiểm toán (CPA) và các DN bị kiểm toán “ăn rơ” cùng nhau. Các CPA vốn là những người thiếu tính độc lập và ngay chính bản thân họ cũng không biết giữ tính thận trọng trong khi tác nghiệp và cả sự hoài nghi cần thiết.

 

Theo nghiên cứu về những cuộc kiểm toán thất bại tại các công ty được kiểm toán của Mỹ, các nguyên nhân chính là:

1. Kẽ hở trong hệ thống kế toán.

Việc biển thủ tiền trong một công ty của Mỹ không được coi là làm trái các quy định trong hệ thống kế toán; nhưng việc sửa chữa lại dữ liệu kế toán thì ngược lại, theo các quy định trong hệ thống kế toán, đó là sự vi phạm nghiêm trọng. Nhưng miễn đó là sự trùng hợp tình cờ với dữ liệu thực tế thì lại được chấp nhận. Việc lợi dụng khuyết điểm của hệ thống để khiến cho các nhà đầu tư bị lỗ, hiện tượng này thường bị các nhân viên CPA bỏ qua trong quá trình kế toán. Trường hợp của Enron Corp là ví dụ điển hình. Việc thiết lập tiêu chuẩn kế toán có thể được chia làm 2 loại: dựa trên các luật lệ hoặc dựa trên nguyên tắc. Mỗi phương thức có điểm mạnh là điểm yếu nhất định.

Điểm nổi trội của tiêu chuẩn kế toán dựa trên các luật lệ là chỉ cần sử dụng kỹ năng tốt, chứ không cần phải thực hiện thêm bất kỳ đánh giá chuyên nghiệp nào, và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như dễ bị trốn thuế, nhấn mạnh về mặt thủ tục chứ không phải là về mặt bản chất…v..v..

Tiêu chuẩn kế toán dựa trên nguyên tắc thì không dễ trốn thuế do  bị ràng buộc bởi các nguyên tắc “Quản lý doanh nghiệp” và công tác tổ chức mà DN lập kế hoạch một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhân viên CPA và kế toán viên cần phải đưa ra nhiều những đánh giá chuyên nghiệp, khi sử dụng phương thức này. Hệ thống kế toán của Mỹ được coi là dựa trên các luật lệ, trong khi hệ thống kế toán quốc tế lại được dựa trên nguyên tắc.

Khi đánh giá về vụ Enron Corp, vị Chủ tịch tiền nhiệm của SEC, Arthu Levitt đã sắc bén chỉ ra rằng: “Hệ thống Báo cáo tài chính của Mỹ không cung cấp đủ thông tin về tình trạng tài chính của các công ty được niêm yết cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, dữ liệu này đã được suy luận ra những con số không đúng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.”

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên của Đài BBC, nhà phân tích tài chính nổi tiếng, Geogre Soros nói: “Hệ thống kế toán của Mỹ chủ yếu dựa trên các luật lệ về kế toán, nhưng như thế vẫn chưa đủ bởi vì có thể dẫn đến các hành vi trốn thuế”. Rõ ràng là tiêu chuẩn kế toán của Mỹ dựa trên các luật lệ khiến các công ty ẩn danh dễ dàng sử dụng để trốn thuế bằng thủ thuật thương mại. Điều này cũng gây tổn hại cho phía công ty niêm yết và các đánh giá chuyên nghiệp của nhân viên CPA. Thông thường, các nhân viên CPA chỉ chú tâm đến chi tiết của các tài chính kế toán, mà không đánh giá tính hợp lý trong các báo cáo tài chính. Việc này có thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình kiểm toán và do đó gây ra một loạt các vụ biển thủ tài chính xảy ra.

2. Sai sót về mô hình kiểm toán

Các mô hìh kiểm toán hiện đại bao gồm mô hình kiểm toán trên cơ sở hệ thống và mô hình kiểm toán trên cơ sở các rủi ro. Kiểm toán dựa trên cơ sở hệ thống chủ yếu thiên về hệ thống quản lý nội bộ: Dựa trên phân tích và đánh giá hệ thống quản lý nội bộ để đạt được mục tiêu kiểm toán.

Từ những năm 1990, mô hình kiểm toán của Mỹ đã nhanh chóng thay đổi từ mô hình dựa trên hệ thống thành mô hình dựa trên rủi ro. Trên thực tế, việc thay đổi mô hình kiểm toán là một bước tiến quan trọng trong lịch sử ngành kiểm toán. Đó là việc người ta thay đổi cách thức kiểm toán chứ không phải là thay đổi khái niệm kiểm toán truyền thống, thường dẫn đến tình trạng lộn xộn về các kiến thức kiểm toán. Có khả năng kiểm toán sẽ trở thành một nghề nghiệp sinh lời lớn mà mọi đối tượng đổ xô đi tìm kiếm (bản chất công việc chủ yếu là cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận đem lại) so với các nghề nghiệp cao quý khác (có bản chất công việc được đúc kết từ những đánh giá chuyên nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng). Theo mô hình dựa trên rủi ro thì các công ty kế toán thường tập trung hết sức lực để phân tích các thương vụ và quản lý rủi ro cho khách hàng, nhưng lại không chú trọng đến việc tiến hành kiểm tra thực sự để trực tiếp hỗ trợ kết luận kiểm toán. Với hệ thống bồi thường không hòan hảo và ẩn chứa nguy cơ bồi thường sai thực tế, kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro có thể khiến các nhân viên CPA không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhắm tiết kiệm chi phí kiểm toán. Trên thực tế, trong các trường hợp biển thủ tài chính tại các công ty Enron Corp., WolrdCom Inc., Rite Aid Corp., Xerox Corp., ta đều thấy rằng cách thức biển thủ không quá thông minh. Nếu nhân viên CPA tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn kinh doanh khi tác nghiệp, hoàn tất chi tiết các cuộc kiểm tra trên thực tế thì sẽ dễ dàng phát hiện ra những vụ tham ô tài chính này và kịp thời ngăn chặn chúng.

3. Kiểm toán viên làm việc thiếu độc lập, tự chủ trong công việc.

Tính độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán, khiến cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập của ngành kiểm toán của nước Mỹ lại đang bị “lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Có thể liệt kê các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính độc lập khi tác nghiệp của các CPA:

(1) Thu nhập từ các ngành không liên quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của nhân viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không liên quan đến kiểm toán có thể là ngành dịch vụ đại lý, tư vấn về thuế và tư vấn quản lý. Ở Mỹ, tỷ lệ thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán tăng rất nhanh, trong khi đó tỷ lệ thu nhập của ngành kiểm toán thì ngược lại, theo thống kê của các công ty Kiểm toán “Big Five”. Và tất nhiên thu nhập của nhân viên làm việc không thuộc lĩnh vực kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của kiểm toán viên. Theo các dữ liệu thống kê của hơn 50 công ty được  niêm yết ở Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002, tỷ lệ giữa thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán so với tổng thu nhập chung là 69% và 62% thậm chí có lúc còn lên đến 92%. Theo Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (ASEC), thu nhập của ngành không liên quan đến kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập về mặt tài chính ở 2 mặt.

Thứ nhất, do lượng tiền thu nhập từ các ngành không liên quan đến chứng khoán lớn có thể dẫn đến việc các công ty kiểm toán phụ thuộc vào khách hàng về lĩnh vực tài chính, do đó có thể khiến cho các kiểm toán viên từ bỏ nguyên tắc nghề nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa phía kiểm toán viên và khách hàng.

Thứ hai, là nhà tư vấn quản lý làm việc trong lĩnh vực giao dịch không liên quan gì đến kiểm toán bị buộc phải làm việc trong lĩnh vực quản lý công ty, điều này khiến cho kiểm toán viên làm việc trong phạm vi quản lý công ty cảm thấy thật khó khăn để đánh giá cũng như đưa ra các phán xét liên quan đến các giao dịch và công việc kinh doanh một cách khách quan.

Năm 2001, WorldCom Inc. đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu đôla, dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài chính là 1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla. Enron Corp. trả Arthur Andersen chi phí kiểm toán 25 triệu, chi phí tư vấn và các phí dịch vụ khác lên đến 27 triệu đôla, và tổng số là 52 triệu đôla. Như thế có nghĩa là công ty Enron Corp. đã trả Arthur Andersen khoảng 1 triệu đôla/tuần. Chủ tịch tiền nhiệm của SEC Arthur Levitt đã lên tiếng phê bình công ty Arthur Andersen thiếu tính độc lập, tự chủ khi làm việc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân chính là các công ty kiểm toán lại cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý.

4. Thiếu tính thận trọng.

Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, CPA thường bộc lộ nhược điểm của họ là thiếu tính thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin vào lời giải thích của các vị lãnh đạo quản lý công ty. Trong báo cáo kiểm toán từ năm 1991 đến 2001 do công ty kiểm toán Arthur Andersen cung cấp, ASEC và tòa án đã chỉ ra rằng công ty Arthur Andersen đã coi WorldCom Inc. là khách hàng có mức rủi ro cao nhất. Mặc dù Arthur Andersen cũng đa nhận ra rằng có nguy cơ rủi ro rất cao trong báo cáo tài chính kế toán tại WorldCom Inc.

 

 

Nữ doanh nhân chế tạo sơn từ vỏ trấu

Qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Kova đã biến được một sản phẩm nông nghiệp bị bỏ quên thành loại sơn nano độc đáo, xuất khẩu ra nước ngoài.
PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sơn Kova.
Sau khi tốt nghiệp, bà được giữ lại trường làm giảng viên. Do muốn tiếp tục nâng cao kiến thức nên dù hoàn cảnh gia đình vất vả, nuôi 3 con nhỏ nhưng bà vẫn quyết tâm nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Vào năm 1979, bà chuyển công tác về giảng dạy tại trường Đại học Cần Thơ. Ngay từ những năm tháng giảng dạy tại trường đại học, bà đã ấp ủ ước mơ “làm một cái gì đó” mang dấu ấn của riêng mình. Và, ý tưởng “khoác áo cho ngôi nhà mơ ước” ra đời.

Hồi đó, đất nước mới thống nhất, nhà nào cũng mong đủ ăn đủ mặc, không mấy ai dám nghĩ về làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho nhà lại càng không. Thế nhưng, bà Hòe cho rằng sở hữu căn nhà đẹp, hiện đại luôn là mong ước của bất cứ ai. Nói chính xác là ai cũng có nhu cầu vun đắp và xây dựng tổ ấm của mình đẹp và hiện đại.

Thế là bà nung nấu ý tưởng về một loại sơn đặc biệt vừa đáp ứng yêu cầu khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, lại vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, giúp căn nhà được “khoác” áo mới.

Khi tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Cần Thơ, bà nhận thấy hầu hết các loại sơn đó đều phải nhập ngoại, giá thành rất cao, đặc biệt không phù hợp với khí hậu nước nhà. Từ đó, nữ giảng viên cùng các đồng sự trăn trở suy nghĩ, dành nhiều năm nghiên cứu sản phẩm sơn bằng nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam.

Năm 1986, bà chuyển về Đại học Bách Khoa TP HCM tiếp tục các đề tài nghiên cứu của mình. Đó là khoảng thời gian đầy thử thách đối với bà khi toàn bộ cơ ngơi của trung tâm chỉ là một túp lều ba gian cùng những vật dụng nghiên cứu sơ sài.

Để có tiền nghiên cứu khoa học, nữ tiến sĩ phải bán đi căn nhà mình đang ở. May mắn là khi đề tài Emulsion và bột mài cao cấp thành công, Nhà nước đã nghiệm thu kinh phí nhờ đó trung tâm của bà bước qua cơn túng quẫn.

Với đề tài nghiên cứu về sơn chống thấm và nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu về sơn, năm 1993, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe được trao tặng giải thưởng Kovalevskaya.

Tháng 9/1993 bà sang Mỹ nhận giải thưởng. Tại đây, tiến sĩ có cơ hội làm quen với các nhà khoa học đầu ngành, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Sau khi nhận giải thưởng danh giá Kovaleskaya, bà Hòe đi đến quyết định táo bạo: dấn thân vào con đường kinh doanh.

Sản phẩm sơn chống thấm do bà nghiên cứu được đặt tên là Kova, chữ viết tắt của giải thưởng danh giá mà tiến sĩ được nhận. Thành lập công ty vào thời điểm đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, bà cùng các cộng sự phải gồm mình phấn đấu nhưng không tránh được những thất bại đáng tiếc.

Trong suốt 3 năm, công ty lỗ triền miên do ban điều hành không biết tính toán kỹ lưỡng chi phí, giá thành đội cao. Nhiều lúc nản muốn buông xuôi nhưng niềm đam mê khoa học lại vực bà dậy, tiếp tục theo đuổi ước mơ.

Nhớ lại kỷ niệm ngày đầu kinh doanh, bà Hòe nói: “Ban đầu, tôi bán sơn bằng can, lại còn không biết cách in tên thương hiệu lên vỏ hộp. Tất cả đều rất thô sơ. Mãi đến lần sang Mỹ tiếp theo, tôi xách về một vỏ thùng, đưa cho một xí nghiệp bao bì ở quận 6, TP HCM làm mẫu và phải mất hai năm mới ra được vỏ thùng”.

Khi đó sản phẩm sơn của bà vẫn làm trong Đại học Bách Khoa TP HCM và bán ngay tại đó. Do chất lượng tốt nên sản phẩm được nhiều khách đến mua. Tuy nhiên do bảo vệ trường kiểm soát giấy tờ khách ra vào trường rất kỹ, hơn nữa, mặt bằng sản xuất cũng bắt đầu trở nên chật hẹp nên số lượng bán ra không cao.

Năm 1996 bà mở liên doanh với Vinaconex Hà Nội, thành lập liên Kova – Vinaconex Hà Nội với tư cách là trung tâm nghiên cứu.

4 năm sau, bà quyết định mở Công ty Kova TP HCM, giao cho con gái và con rể làm giám đốc. Lúc đó bà ký một hợp đồng với phía Mỹ. Dù Đại học Bách Khoa TP.HCM rất ủng hộ, nhưng do quá khó khăn nên không hỗ trợ bà được về tài chính.

Bà phải đi vay mượn khắp nơi, lãi suất lúc đó tới 5%. Dù phải bán cả chiếc xe máy duy nhất, bà cũng chỉ gom góp được vỏn vẹn 500 USD. Tuy nhiên, số tiền ít ỏi này đã giúp bà vướt qua những ngày đầu vươn ra biển lớn.

Sang trời Tây, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe mang một vali 25kg nhưng toàn mẫu gạch ngói, đất đá và mỳ tôm.

“Những ngày trên đất Mỹ tôi như một kẻ vô gia cư, ngoài 500 USD để tiêu trong hai tháng, gia tài của tôi còn 20kg mỳ gói để ăn. Nhiều lúc không có chi phí thuê chỗ trọ, bà phải ngủ tạm trong sân bay. Có nhiều người mời ăn nhưng không phải ai mời tôi cũng ăn. Những ngày ấy tôi phải tiết kiệm như thế để nghiên cứu. Tôi nghĩ chính điều đó giúp tôi thành công như ngày nay”, bà Hòe nhớ lại.

Nỗ lực vượt qua khó khăn của bà cuối cùng cũng được đền đáp.

 
Bà Hòe tại buổi ra mắt sản phẩm mới
Sau chuyến đi, sản phẩm được cải tiến thêm về chất lượng và bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường. Màu sắc sơn đa dạng, chủng loại phong phú hơn, có thể bám được trên nhiều bề mặt khác nhau.

Bên cạnh các sản phẩm sơn truyền thống, bà còn ra mắt sản phẩm sơn nano chống cháy, sơn chống đạn, sơn kháng khuẩn và chống gỉ được sản xuất từ vỏ trấu, lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.

Nghiên cứu độc đáo này đã thu hút sự quan tâm của hơn 250 đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên đại học, các lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nguyên liệu chính để làm ra các loại sơn nano này là silicat nano từ vỏ trấu được tách ra, có giá trị lớn gấp trăm lần so với trấu, được dùng trong nhiều lĩnh vực như sơn, chống thấm, mỹ phẩm, dược phẩm, vi tính…

Bên cạnh đó, trong chương trình nghiên cứu của Tập đoàn sơn Kova, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe còn tập trung vào vật liệu chống cháy với bề mặt chủ yếu là bê tông, gỗ, sắt thép. Sản phẩm sơn chống cháy nano từ trấu bảo vệ các bề mặt bê tông, thép, gỗ… trong tòa nhà dưới sức nóng lên đến 1.000 độ C trong thời gian 4 – 6 giờ.

Sự cải tiến về kỹ thuật cũng như tư duy trong chiến lược kinh doanh đã giúp thương hiệu sơn của bà Hòe không chỉ cung cấp trong nước mà còn mở rộng sang các thị trường lân cận như Singapore, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia.

Chia sẻ về quyết định đưa sản phẩm sơn Kova xâm nhập Singapore, một thị trường nổi tiếng khó tính và có tính cạnh tranh cao với nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe cho biết đó là một quyết định liều lĩnh.

Ngay từ những ngày đầu của dự án, phía đối tác của Đảo quốc Sư tử đã nhận định: “Việt Nam chỉ xuất khẩu được đồ mây tre hay thực phẩm, còn về khoa học kỹ thuật thì sao đấu nổi với mấy nước khác”.

Không nản lòng, nữ doanh nhân vẫn quyết định mở văn phòng tại đây để tìm hiểu thị trường địa phương. Hiểu rõ các sản phẩm sơn Kova cần nhận được sự chứng nhận khoa học của các tổ chức có uy tín tại đây, bà quyết định mang sản phẩm của mình đến trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu của Singapore. Việc này đã ngốn của công ty hàng tỷ đồng, mất hơn một năm sản phẩm sơn Kova mới được kiểm nghiệm xong.

Tuy mất nhiều công sức và tiền bạc, nhưng dấu ấn công nhận chất lượng của cơ sở Singapore đã mở ra nhiều cánh cửa cơ hội quý giá cho sản phẩm của công ty. Hiện, sản phẩm sơn Kova đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình địa phương, như siêu thị lớn nhất Singapore, tòa chung cư 650 căn hộ, sân bay, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà máy…

Chủ tịch HĐQT tập đoàn sơn Kova luôn tâm niệm nếu nhà khoa học chỉ nghiên cứu mà không ứng dụng sản xuất thì không thành công. Thành công đối với bà là đưa nghiên cứu ra thực tế, được hàng chục nghìn sản phẩm và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Do đó, suốt hơn 20 năm kinh doanh, tiến sĩ Hòe chưa bao giờ ngừng nghiên cứu cho ra các sản phẩm cải tiến. Nói về ước vọng của mình, PGS-TS. Nguyễn Thị Hòe chia sẻ: “Tôi có một tâm niệm sẽ tiếp tục gắn bó cuộc đời mình với các nghiên cứu khoa học, mang đến nhiều hơn nữa những sản phẩm khoa học có tính thiết thực cao trong đời sống, giúp tạo ra nhiều giá trị có ích cho xã hội Việt Nam, và đưa sản phẩm sơn Kova sánh vai với các thương hiệu lớn khác trên thế giới”.

Bên cạnh công việc kinh doanh, bà Hòe còn không quên hoàn thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với Quỹ học bổng Kova (do Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là chủ tịch) hàng năm dành cho các sinh viên nghèo học giỏi.
Nguồn: VNEXPRESS

Bí quyết kinh doanh của ông chủ Wal-Mart

Sinh ra ở một vùng quê nghèo tại Missouri (Mỹ) trong cuộc Đại suy thoái, Sam Walton đã vươn lên trở thành ông chủ của tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới – Wal-Mart. Dưới đây là 10 bí quyết tạo thành công trong kinh doanh của ông.

1. Tâm huyết với hoạt động kinh doanh của mình

Tôi tin vào hoạt động kinh doanh của mình hơn bất cứ ai. Tôi nghĩ, tôi đã vượt qua được mọi khiếm khuyết của chính mình nhờ vào khát khao tuyệt đối mà tôi dành cho công việc của mình.

Tôi không biết bạn sinh ra đã được thiên phú cho khát vọng như vậy, hay bạn cần phải học để có được khát vọng đó, song điều tôi chắc chắn là bạn cần cái đó.

Nếu như bạn yêu công việc của mình, thì bạn sẽ luôn dành tâm trí cho nó và cố gắng hết mình để công việc tiến triển tốt hơn.

2. Chia sẻ lợi nhuận với tất cả nhân viên và đối xử với họ như là những đối tác

Khi ăn chia sòng phẳng và đối xử tốt với tất cả mọi người, thì họ cũng đối xử với bạn như là một đối tác, đồng thời họ sẽ làm việc hăng say và cống hiến hết khả năng của mình.

Trong khi duy trì sự kiểm soát đối với doanh nghiệp, bạn luôn cần đối xử chan hòa với mọi người như trong quan hệ đối tác. Nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tham gia vốn vào công ty.

Đây là điều đem lại hiệu quả rất cao cho doanh nghiệp mà nhiều công ty không mấy quan tâm.

3. Tạo động lực cho nhân viên của mình

Tiền bạc và góp vốn là chưa đủ. Là người quản lý, bạn phải luôn sáng tạo ra những cách thức mới và thú vị hơn để tạo động lực và thách thức đối với nhân viên của mình.

Hãy đề ra các mục tiêu cao để tạo ra môi trường cạnh tranh, đồng thời có những thước đo rõ ràng và công minh. Bạn cũng nên thay đổi công việc của những người quản lý dưới quyền để họ luôn cố gắng trước những thách thức mới. Cố gắng để mọi người không đoán được việc điều hành sắp tới của bạn.

4. Giao tiếp với nhân viên của mình về mọi thứ có thể

Nhân viên càng biết nhiều, thì họ càng hiểu rõ công việc. Họ càng hiểu, thì họ sẽ càng cẩn thận hơn, có trách nhiệm hơn với công việc.

Nếu bạn cho rằng, nhân viên không nhận thức được việc họ đang làm, thì họ sẽ nghĩ bạn không thật sự coi họ như đối tác. Thông tin là sức mạnh và bạn cần tạo môi trường để có được càng nhiều thông tin từ nhân viên của mình càng tốt.

5. Ghi nhận và khen ngợi mọi đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp

Chúng ta ai cũng muốn được đánh giá tốt về cái mình làm cho tập thể, đặc biệt là đối với những việc mà mình cảm thấy thật sự có ý nghĩa. Như vậy, với những khích lệ kịp thời và đúng chỗ, nhân viên cảm thấy thỏa mãn và luôn tâm huyết với công việc của doanh nghiệp.

6. Không bi quan

Khi kết quả hoạt động không được như mong muốn, hãy nghĩ ra yếu tố hài hước nào đó trong sự thất bại của mình. Không nên làm vấn đề trở nên nghiêm trọng. Khi bạn không bi quan với thất bại của doanh nghiệp, thì nhân viên cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn và vững tâm hơn để hướng tới những thành công sau đó.

7. Lắng nghe mọi người trong công ty và biết cách để mọi người cởi mở trong giao tiếp với bạn

Người ta thường muốn nói và nói hăng say về những gì họ biết rõ, chính vậy, bạn nên nắm bắt tâm lý, đặc điểm và thế mạnh của mỗi người để gợi mở và tạo bầu không khí giao tiếp vui vẻ, thoải mái. Từ những cuộc giao tiếp đó, bạn tạo ra được mối quan hệ đối tác thân mật, nắm bắt được công việc, có thêm nhiều thông tin bổ ích cho hoạt động của doanh nghiệp.

8. Không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Để gây ấn tượng và cuốn hút khách hàng, hãy dành cho khách hàng những gì họ muốn và tạo ra một chút gì đó vượt quá kỳ vọng của họ. Hãy cẩn thận và chu đáo với tất cả những gì mình làm cho khách hàng.

Hai chữ rất quan trọng và đã thành khẩu hiệu của Wal-Mart một thời là “Satisfaction Guaranteed” (Đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng). Đó chính là nét tạo ra sự khác biệt cho Wal-Mart.

9. Kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh

Đó thật sự là một lợi thế cạnh tranh. Trong suốt mấy thập kỷ hoạt động kinh doanh và được coi là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, thì tỷ lệ chi phí/doanh số bán hàng của Wal-Mart cũng luôn ở mức thấp nhất.

Bạn có thể mắc phải nhiều sai lầm song vẫn phục hồi và phát triển được nếu hoạt động của bạn có hiệu quả. Hoặc bạn có thể có tiềm lực khá mạnh song vốn cụt dần nếu hoạt động của doanh nghiệp bạn rất không hiệu quả.

10. Bơi ngược dòng

Hãy đi theo cách khác. Hãy bỏ qua những cái thông thường. Nếu mọi người đều đi theo một hướng, thì đó rất có thể là cơ hội tốt để bạn tìm ra thị trường ngách cho mình bằng cách đi theo hướng khác hẳn với mọi người.
NGỌC LAN CHI / Báo Đầu tư

Bí quyết của Google

Google không coi việc nhân viên uống cà phê tán dóc là việc làm gây lãng phí và giảm hiệu suất lao động.

Thành công của Google có được là đến từ sự đổi mới không ngừng và thực hành quản lý xuất sắc.

Tháng 3 là tháng tốt lành với Google. Giá trị vốn hóa của tập đoàn này trên thị trường chứng khoán đạt 260 tỉ usd, gần gấp đôi giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2102.

Kể từ khi phát hành ra công chúng lần đầu năm 2004, giá trị vốn hóa của Google đã tăng hơn 9 lần. Thành công của Google có được là từ sự đổi mới không ngừng và thực hành quản lý xuất sắc.

Google không phải là doanh nghiệp quá khổng lồ. Nhân viên của Hãng chỉ khoảng 50.000 người (tính cả 20.000 lao động của Motorola Mobility mới mua lại). Xét về quy mô, Google nhỏ hơn nhiều so với Apple (72.800 nhân viên) hay Microsoft (94.000 nhân viên).

Tuy nhiên, việc ban lãnh đạo Google đầu tư và chăm sóc nguồn lực này đáng để các doanh doanh nghiệp khác lưu tâm. Laszlo Bock, Phó Chủ tịch phụ trách mảng hoạt động nhân viên của Google, chia sẻ Hãng luôn cố gắng tạo ra những điểm sinh hoạt chung mà mọi người đều có thể dễ dàng kết nối với nhau.

Tự do đưa ra ý tưởng

Google Café là nơi nhân viên được khuyến khích gặp gỡ, trao đổi chuyện trò và chia sẻ quan điểm của mình về công việc cũng như cuộc sống. Không như một số doanh nghiệp khác, Google không coi việc nhân viên uống cà phê tán dóc là một việc làm gây lãng phí và giảm hiệu suất lao động. Ngược lại, họ coi việc nhân viên có thể chia sẻ với nhau là một điểm quan trọng nếu không nói là mấu chốt trong hoạch định.

Ở Google, tất cả nhân viên đều có thể gửi mail cho ban quản trị. Một cuộc họp được tổ chức vào thứ Sáu hằng tuần mang tên Ơn Chúa, Thứ Sáu rồi (TGIF – Thank God It’s Friday) là một trong những sự kiện được mong chờ nhất. Trong cuộc họp này, người đứng đầu hệ thống sẽ trao đổi với tất cả nhân viên về các vấn đề xảy ra trong tuần tại Công ty và tất nhiên nhân viên được khuyến khích trao đổi ý kiến về bất cứ vấn đề gì họ quan tâm.

Tập trung vào nhân viên thay vì lãnh đạo

Tại Google, người ta cũng tích cực phát triển các công cụ như Moderator, quản lý các cuộc họp hay trao đổi công nghệ. Thông qua Moderator, nhân viên bất kỳ có thể đưa ra câu hỏi trước khi tổ chức một sự kiện nào đó và bỏ phiếu chọn câu hỏi mà theo họ là thú vị và sắc sảo nhất. Như vậy khi sự kiện diễn ra, nội dung của nó đã được đóng góp và xây dựng bởi mọi người. Moderator là một phần của dự án 20%, trong đó kỹ sư của Google được phép dành 20% thời gian làm việc của mình để tham gia vào các dự án họ thấy thú vị. Đây chính là mấu chốt phát triển sản phẩm, dịch vụ mới một cách thành công: ai cũng muốn làm và sẵn lòng làm việc chăm chỉ vì điều mà họ ham thích. Thực tế đã chứng minh ý tưởng này là một thành công lớn, khi các dự án hàng đầu của Google như Gmail, Google Earth hay Orkut chính là thành quả sáng tạo của dự án 20%.

Ở cấp cao hơn, như cấp độ nhóm, Google tổ chức một hoạt động gọi là “hackathons”. Hoạt động này kéo dài 24 giờ liên tục và chỉ tập trung vào một vấn đề mà cả nhóm quan tâm.

Google thường xuyên phỏng vấn nhân viên quản lý và dựa trên các thông tin này để đánh giá năng lực của họ. Nhà quản lý tốt nhất sẽ trở thành hình mẫu cho các nhà quản lý khác và đồng thời là người dạy kỹ năng quản lý trong năm tiếp theo. Các nhà quản lý nhận được nhiều phàn nàn nhất sẽ phải tham gia các khóa huấn luyện tăng cường năng lực và 75% số này được nhân viên đánh giá có tiến bộ hơn. 80% nhà lãnh đạo “dở” cũng cho thấy tiến bộ rõ rệt khi tham gia dự án khác. Thay vì tập trung vào nhà lãnh đạo, Google tập trung vào nhân viên và việc thay đổi cục diện này giúp nhân viên tự tin làm tốt hơn công việc của mình.

Công ty của nhân viên

Bock cho biết trong cuộc điều tra ở quy mô toàn công ty mang tên Googlegeist, nhân viên được trưng cầu ý kiến trên hàng trăm vấn đề. Sau đó Công ty tuyển mộ đội ngũ tình nguyện viên để tham gia giải quyết các vấn đề nan giải nhất.

“Tôi cho rằng văn hóa công ty chính là cái nhìn sâu sắc về tình trạng của con người (tại nơi làm việc). Mọi người tìm kiếm ý nghĩa trong công việc của họ. Họ cũng muốn biết những gì đang xảy ra quanh mình. Họ muốn tham gia thay đổi môi trường đó”, Bock nhận xét.

Làm sao để biết nhân viên được tự do sáng tạo và tư duy, nhưng họ tập trung vào mục tiêu lớn của mình và của Google, chứ không lãng phí thời gian và la cà ngoài công việc? Để trả lời câu hỏi này, Google cho biết họ không quản lý nhân viên theo thời gian mà theo chất lượng đầu ra của công việc. Mỗi nhân viên tự ý thức họ có mục tiêu gì trong công việc và làm gì để đạt mục tiêu này. Mỗi quý, Google đánh giá xem Hãng đạt mục tiêu quý chưa và các thành viên công ty cũng vậy. Ngoài ra, không thể bỏ qua chi tiết: Google là một điểm hội tụ của nhân tài, nơi những người thông minh nhất, giỏi giang nhất nộp đơn, không phải chỉ để làm việc mà còn để được tự do sáng tạo và được ghi nhận.

kienthuckinhte.com