10 câu nói nổi tiếng của các nữ lãnh đạo trong giới công nghệ

Công nghệ lâu nay thường được mặc định là lĩnh vực giành cho các đấng mày râu. Tuy nhiên, ngày càng nhiều doanh nhân, thương nhân nữ như bà Marissa Mayer- CEO của Yahoo Inc đang làm nên chỗ đứng cho phụ nữ trong ngành công nghiệp cần nhiều bản lĩnh này.

Dưới đây là các nữ lãnh đạo đang ghi dấu tên tuổi của mình trong làng công nghệ, và những câu nói đầy cảm hứng từ họ.

1. Leah Busque – nhà sáng lập kiêm CEO của TaskRabbit

Khi bạn tìm ra một giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề đang nan giải nào đó, các đối thủ cạnh tranh lập tức nhanh chóng theo chân và tìm cách chiếm lĩnh thị trường của bạn. Leah Busque đã phải đối mặt với điều tương tự sau khi lập công ty TaskRabbit vào năm 2008. TaskRabbit là một thị trường trực tuyến- nơi người dùng đưa ra những nhiệm vụ cần làm. Hãng này sẽ giúp họ hoàn thành với mức chi phí thấp nhất.

Từng là kỹ sư phần mềm tại tập đoàn IBM, nữ CEO này biết cách khiến công ty có chỗ đứng trên thị trường nhờ liên tục đổi mới sản phẩm, tìm kiếm các chuyên gia cố vấn và bồi dưỡng văn hóa trong nội bộ công ty. Từ tháng 5 năm 2011, số lượng đơn hàng và doanh thu của TaskRabbit đã tăng gấp 3 lần, tổng số người dùng tăng 7 lần. Một năm về trước, hãng này mới chỉ có vẻn vẹn 5 nhân viên thì hiện nay đã là 50 người.

Bà Busque đang dự định mở rộng thị trường kinh doanh trong năm 2012 với mục tiêu “cách mạng hóa lực lượng lao động trên thế giới”.

Câu nói nổi tiếng của bà đó là: “Tôi thức dậy mỗi sáng và tự nhủ – tôi có thể đưa công ty đi bao xa trong vòng 24 giờ tới?”.

2. Cassandra Sanford- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của tập đoàn KellyMitchell

Năm 1998, khi nhận ra tiềm năng của mặt hàng linh kiện công nghệ trong tương lai, bà Cassandra Sanford cùng 2 cộng sự đã quyết định lập công ty thiết bị máy tính. Trước đó, Cassandra đã học luật kinh doanh tại Đại học St. Louis và giành vài năm làm chuyên gia công nghệ tại Boeing.

Năm 2004, mục tiêu của Sanford là đạt được doanh thu 25 triệu đôla trong vòng 5 năm. Năm 2008, con số này đã đạt 39 triệu đôla và tiếp tục vượt mức 50 triệu đôla vào năm 2011.

Câu nói nổi tiếng của bà đó là: “Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì, và có niềm tin vào nó thì cứ tiếp tục tiến về phía trước, và thành công sẽ tìm đến bạn.”

3. Mitchelle Zatlyn- nhà đồng sáng lập của Cloudflare

“Người ta thường không nắm lấy cơ hội vì không đúng thời điểm, vì tài chính không đảm bảo. Quá nhiều người nghĩ rộng hơn mức cần thiết như thế. Đôi khi bạn chỉ cần nắm lấy nó”.

Người phụ nữ gốc Canada- Mitchelle Zatlyn nổi tiếng vì sáng lập nên công ty CloudFlare đặt tại San Francisco với dịch vụ mạng bảo mật tốc độ cao. Khi còn học tại Đại học Harvard, Matthew Prince- người đồng sáng lập công ty với Zatlyn sau này đã mời cô tham gia vào dự án dịch vụ nói trên. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp, họ cùng chuyển tới California để mở công ty.

CloudFlare bảo mật và tăng tốc các trang web tương tự như một mạng lưới truyền tải nội dung nhưng dễ cài đặt và điều chỉnh. Hiện nay mỗi tháng hãng này truyền tải tới 65 tỷ trang web, vượt qua cả Amazon, Wikipedia, Twitter, Zynga, AOL, Apple, Bing, eBay, PayPal và Instagram gộp lại.

4. Susan Feldman và Alison Gelb Pincus- đồng sáng lập One Kings Lane

“Hãy làm việc cùng một đội ngũ trung thành và đáng tin cậy. Họ chính là những người làm nên sự khác biệt”.

Trang web One Kings Lane của Susan Feldman và Alison Pincus chỉ giành cho những khách hàng là hội viên, cung cấp các vật dụng gia đình cao cấp với chất lượng ưu việt. Trước khi mở công ty năm 2009, Feldman đã từng làm phó giám đốc kinh doanh cho Polo Jeans và giám đốc kinh doanh cho Ralp Lauren Sleepwear. Pincus thì từng làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, phát triển kinh doanh và truyền thông kỹ thuật số tại Walt Disney, NBC và nhà xuất bản Hachette Filipacchi.

Trong khi các đối thủ như Fab.com và Gilt Groupe đã đang hướng tới thị trường hàng giảm giá thì Feldman và Pincus vẫn tung ra các sản phẩm đúng giá và không có ý định mở rộng phạm vi sản phẩm. Hãng này có tới 2 triệu người đăng ký thành viên và đạt doanh thu hơn 100 triệu đôla năm 2011.

5. Himanshu Bhatia- nhà sáng lập kiêm CEO của Rose International Inc.

“Với cương vị một nhà lãnh đạo, thực hiện những điều mà bạn muốn người khác làm theo chính là phần trách nhiệm lớn lao trên vai bạn”.

Công ty Rose International là một hãng công nghệ thông tin tập trung hướng đến các dịch vụ lao động số lượng lớn. Từng là một kiến trúc sư tại Ấn Độ, Himanshu Bhatia chuyển đến Mỹ năm 1987, có được bằng thạc sỹ quản hệ thống thông tin. Năm nay cô đã 49 tuổi.

Quãng thời gian quản lý hợp đồng tại công ty sản xuất máy bay giúp cô nhận ra nhu cầu cải tiến chất lượng hệ thống, khiến giá cả cạnh tranh hơn và huấn luyện đội ngũ nhân viên nhanh nhạy hơn. Cùng với những mục tiêu ấy, công ty Rose International được thành lập vào năm 1993.

Năm 2006, doanh thu của hãng này đã đạt 61 triệu đôla, và tăng lên 360 triệu đôla vào năm 2011. Năm nay, công ty này được liệt vào danh sách những hãng công nghệ hàng đầu Bắc Mỹ.

6. Sarah Wood- nhà đồng sáng lập kiêm COO của Unruly Media

Nữ doanh nhân người Anh- Sarah Wood nắm được bí quyết khiến các đoạn phim trên mạng được truyền rộng rãi. Năm 2006, cô đã cùng các cộng sự thành lập Unruly Media và tiếp thị phim trực tuyến. Công ty này tạo khiến những bộ phim như “The man Your Man Could Smell Like” hay “Roller Babies” được xem tới 42 triệu và 58 triệu lượt.

Là một COO, cô Wood đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty. Cô được gọi là “Nữ doanh nhân nước Anh của năm” cùng câu nói nổi tiếng: “Phụ nữ đừng ngần ngại tiến về phía trước”.

7. Susan Gregg Koger- nhà đồng sáng lập của ModCloth

Với đam mê giành cho thời trang thêu cổ điển, Susan Gregg Koger đã cùng cộng sự lập nên ModCloth năm 2002 từ chính căn phòng nhỏ thuộc ký túc xá Đại học Carnegie Mellon- Pittsburg. Năm 2006, công ty thu được lợi nhuận đạt 90.000 đôla và tăng vọt lên hơn 15 triệu đôla năm 2009. Gregg Koger thu hút các khách hàng tiềm năng tới trang web của mình bất kể họ có mua hàng hay không. Trong số đó có chương trình “Hãy là người mua” cho phép người xem lựa chọn mẫu mã để đưa vào sản xuất.

Nhu cầu sản phẩm thời trang phong các cổ điển ngày càng tăng đã tạo đà cho công ty trên phát triển mạnh mẽ và hiện đạt doanh thu gần 300 triệu đôla. Nhưng thành công không thay đổi con người Gregg Koger- nữ doanh nhân trẻ không ngừng đi đó đây và tìm kiếm những chất liệu khác biệt cho các sản phẩm của mình.

Cô khẳng định: “Tôi chính là bằng chứng rằng không cần phải là người trong ngành mới có thể hiểu biết về thời trang và gây được ảnh hưởng với nền công nghiệp này”.

8. Rebecca Woodcock- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Cake Health

“Đừng lãng phí dù chỉ một giây. Bạn hãy tiến về phía trước nhanh nhất có thể, và quyết tâm trên con đường ấy”.

Lấy cảm hứng từ một người bạn phải vật lộn với phí tổn chăm sóc sức khỏe, Woodcock thành lập công ty của mình năm 2010 tại San Francisco. Cô từng bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm và chiến lược tiếp thị cho những công ty như Intel, Google và LG. Những kinh nghiệm quý báu ấy giúp cô quản lý trang web quản lý phí tổn chăm sóc sức khỏe của Cake Health và các ứng dụng di động với các công cụ dễ sử dụng.

9. Jean Chong- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Starbates

“Hãy tập trung vào sự lặp đi lặp lại liên tục của sản phẩm hay dịch vụ. Đừng bao giờ quá bảo thủ mà hãy rộng mở trước sự thay đổi và đổi mới”.

Hãng Starbates được doanh nhân Jean Chong thành lập năm 2012 kỳ vọng trở thành chuẩn mực cho sự trung thành của khách hàng. Phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh của hãng này cho phép người dùng chụp quét các mã QR tại các nhà hàng và mở khóa các hợp đồng. Chủ các nhà hàng sẽ có được thông tin về khách hàng và gửi cho họ lời chào hàng.

Trước đó, trước khi khởi nghiệp với hãng đào tạo an toàn thực phẩm Premier Food Safety, Chong từng là giám đốc điều hành của trang web StretchE.com.

10. Juliette Brindak- nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Miss O & Friends LLC

“Hãy đón nhận thành công và cả những thấy bại khi nó xảy đến, vì mọi thứ thường thay đổi vì sự chú tâm trong một phút giây”.

Năm 2005, trang web MissOandFriends.com trở thành phương tiện xúc tiến tương tác giữa những cô gái trẻ. Trên thực tế, Brindak taon nên “MissO” chỉ nhằm mục đích giải trí cho chị gái Olivia của mình. Song cha mẹ đã giúp cô hình thành ý tưởng kinh doanh với những nội dung giành cho các bạn gái.

Năm 2011, trang web của cô được xếp hạng 3 trong số các trang web giành riêng cho bạn gái phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hiện nữ doanh nhân trẻ Brindak đã 22 tuổi, thuê nhân viên là thách thức lớn nhất với cô.

Năm nay, cô lập them trang MissOMoms.com nhằm kết nối những phụ nữ có con gái. Cô tiết lộ rằng hai trang web kể trên có tới hơn 3 triệu lượt khách truy cập mỗi tháng.

Theo cafe biz

Học cách kiếm tiền của các triệu phú

Bạn có muốn biết 1% người giàu nhất thế giới kiếm tiền như thế nào không?

Đừng bỏ qua những cơ hội mua sắm tiết kiệm. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Không ngại mạo hiểm

Theo công ty nghiên cứu Spectrem, 6 trên 10 nhà tài phiệt khi được hỏi đã chia sẻ rằng một chút liều lĩnh là chất xúc tác quan trọng trên chặng đường làm giàu của họ.

Một khoản đầu tư có rủi ro cao nhưng khả năng thu lời lớn, theo nhà hoạch định Chris Cordaro, chính là các thị trường mới nổi như Vietnam, Sri Lanka và Kazakhstan. “Những thị trường này sở hữu đầy đủ tiềm năng từng thấy ở những quốc gia phát triển ngày nay.”

Không bỏ qua những cơ hội tiết kiệm

“Hầu hết các triệu phú đều là những người sành sỏi trong việc tiêu dùng bằng coupon (thẻ giảm giá)” – Thomas Stanley, đồng tác giả cuốn “Người Hàng Xóm Triệu Phú” (The Millionaire Next Door) cho biết. Họ cũng hết sức thận trọng khi đi mua sắm và thường xuyên lên một danh sách những thứ cần mua để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. “Bạn càng dành nhiều thời gian loanh quanh trong các cửa tiệm, bạn sẽ càng có xu hướng mua nhiều hơn dự kiến.”

72% những đại gia có tài sản từ 5 triệu đến 25 triệu đô la khẳng định rằng tiết kiệm là một trong 5 lý do họ cho là quan trọng nhất dẫn tới thành công của họ ngày hôm nay.

Học tập Warren Buffett

Warren Buffet. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Một độc giả của CNNMoney chia sẻ: “Tôi học theo lời khuyên của tỉ phú Warren Buffett: Mua khi mọi người bán và bán khi mọi người mua. Đó là một lời nhắc nhở rằng những ngày thị trường đi xuống cũng là cơ hội để mua vào, và chẳng có gì là đi lên mãi mãi.”

Rèn luyện tính kiên nhẫn

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Các triệu phú thường gắn bó với ngôi nhà của họ trong thời gian rất dài (khoảng 50% sống trong một căn nhà trên 20 năm), giữ “chặt” cổ phiếu và chung sống với bạn đời thậm chí còn lâu hơn thế (chỉ 4% triệu phú từng ly hôn hoặc ly thân).

Vậy đức tính kiên trì mang lại cho bạn điều gì? Bạn sẽ không phải tồn tiền cho những giao dịch chuyển đổi. Hơn thế, nó giúp bạn trụ vững qua thời điểm khó khăn để chờ tới lúc những khoản đầu tư của mình sinh lợi.

Sống trong một ngôi nhà giản dị

Ngôi nhà giản dị của Warren Buffet.
Số triệu phú trong những căn nhà có giá dưới 300.000 USD nhiều gấp 3 lần số người sở hữu những biệt thự trên 1 triệu đô la. Và họ có lý do của riêng họ.

Lịch sử đã cho thấy, lợi suất của chứng khoán cao hơn hẳn bất động sản, và, đặc biệt là thời gian gần đây, những ngôi nhà nhỏ giữ giá tốt hơn biệt thự có diện tích lớn.

Làm ông chủ của chính mình

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Những gia đình giàu có thường có người trụ cột là một doanh nhân, theo Tổ chức Lãnh đạo doanh nghiệp Kauffman.

Theo doanhnhan360

Cuộc đời kì lạ của tỷ phú kiếm tiền cho… người khác

Nếu bạn chưa từng bao giờ nghe nói đến cái tên Nicolas Berggruen thì thật là một thiếu sót. Cuộc sống của tỷ phú Nicolas xoay quanh những công ty của ông hiện diện khắp châu Âu.

Ông là một nhà tỷ phú. Khởi nghiệp chỉ với số tiền 250.000 USD nhưng ngày nay ông là chủ nhân của khối tài sản lên đến hơn 2,3 tỷ USD.

Ngày nay công dân mang hai quốc tịch Mỹ và Đức này thường xuyên di chuyển bằng chiếc máy bay phản lực của mình. Nhưng ông không hề có nhà riêng mà chỉ chuyên thuê phòng tại các khách sạn để ở, bởi thế báo chí gọi ông bằng cái tên khác là “tỷ phú vô gia cư”.

Vài cái áo, dăm cuốn sách… là đủ

Với số tài sản hơn 2,3 tỷ USD, Berggruen thừa khả năng mua những lâu đài lộng lẫy để hưởng thụ cuộc sống nhưng người đàn ông 51 tuổi này không mua hay thuê ngôi nhà nào hết, ông cũng không có xe hơi hay thậm chí là một chiếc đồng hồ đeo tay. Giữ công tác liên lạc cho ông là chiếc BlackBerry cũ. Đi đâu, ông cũng khệ nệ xách một chiếc túi giấy khá lớn.

Vào năm 2000, Berggruen cho bán những bất động sản cuối cùng: ngôi nhà trên đại lộ số 5 ở New York và một hòn đảo tư nhân ở ngoài khơi biển Miami (bang Florida). Ông quan niệm nhà không cần thiết, bởi có những tháng ông phải lui tới 14 thành phố khác nhau để làm ăn. Việc ở không cần lắm nhưng việc đi lại rất quan trọng, vì thế ông mua chiếc máy bay phản lực Gulfstream IV để tiện đi lại.

Nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của tỷ phú Berggruen rất đơn giản
Thú vui của Berggruen là đi săn lùng, mua cổ phần của các công ty để bổ sung vào tập đoàn kinh tế của mình. Ông vừa mua 1,5 tỷ USD cổ phần của Burger King, một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu thông qua Công ty Justice Holdings ở Anh của ông.

Lý giải cho cuộc sống “vô gia cư” của mình, Berggruen nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi ở trong khách sạn. Tôi không thích gắn bó với những thứ vật chất rườm rà, chỉ vài tờ báo, dăm cuốn sách, vài cái áo sơ mi, áo khoác, áo len… thế là đủ với tôi”.

Ông quan niệm những ai mua hàng xa xỉ chỉ là giàu rởm. Cũng phải nói thêm, Berggruen độc thân và không có con.

Dù khá khiêm tốn trong cuộc sống của mình, nhưng Berggruen không hề tiếc khi bỏ ra hàng chục triệu USD để mua các họa phẩm của danh hoạ Andy Warhol và Damien Hirst rồi ngay tức khắc biếu chúng cho các viện bảo tàng. Ông cũng đứng ra tổ chức các buổi tiệc Oscar hằng năm tại khách sạn Chateau Marmon ở Los Angeles, nơi đây, ông đón tiếp những tài tử hàng đầu Hollywood như Leonardo DiCaprio.

Kiếm tiền để… cho người khác

Nicolas Berggruen chào đời vào năm 1961 tại Paris, có một người anh trai và hai người chị gái cùng cha khác mẹ, tuổi thơ của ông trôi qua êm đềm trong sự giàu sang của gia đình. Cha của ông tên là Heinz Berggruen, vốn là một người Do Thái ở Berlin trốn chạy sự tàn sát của Đức quốc xã tới Tây Ban Nha và kết thân với đại danh họa Pablo Picasso.

Nicolas Berggruen trong một buổi tiệc Oscar tại khách sạn Chateau Marmon
Trong suốt đời mình, cụ Heinz đã trở thành một nhà sưu tập hội họa lớn với nhiều kiệt tác của các danh họa Tây Ban Nha.

Lớn lên ở Paris, cậu thiếu niên Nicolas Berggruen ngay từ nhỏ đã bộc lộ tính cách “nổi loạn”, điều khiến cậu bị trục xuất khỏi một ngôi trường nội trú ở Thụy Sỹ. Trở về lại Paris, Nicolas cố gắng hoàn tất việc học của mình.

Cũng thời gian này, cậu đã bắt đầu đồng cảm cho những người nghèo khổ. Cậu từng tuyên bố: “Tôi sẽ không học tiếng Anh vì nó là ngôn ngữ của chủ nghĩa đế quốc”. Nhưng Nicolas sau đó đã chuyển tới London và New York để học tài chính, anh lập luận về quyết định của mình: “Tôi nói OK vì muốn tìm hiểu về mặt thực của chủ nghĩa tư bản”.

Những năm sau đó, Nicolas Berggruen lao đầu vào kinh doanh và gặt hái nhiều thành công đáng kể từ số vốn 250.000USD mà ông bố Heinz cho vay. Sau chặng đường dài kiếm hàng tỷ USD, Berggruen đột nhiên cảm nhận rằng ông “chán” sống trên đống tiền của chính mình, ông lập luận: “Tôi không muốn lệ thuộc vào tiền bạc, nghĩ nhiều đến nó là cả một gánh nặng.

Hành động có ích cho xã hội mới giá trị và trường tồn mãi mãi”. Nicolas đang ấp ủ để lại toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động từ thiện và bộ sưu tập nghệ thuật của mình cho một bảo tàng mới ở Berlin.

Theo doanhnhan360

Lợi và hại của nợ tài chính

Khi 1 doanh nghiệp cần tiền, các chủ doanh nghiệp thường chuyển sang vay nợ tài chính. Tuy nhiên, vay nợ chỉ là một trong những cách để trang trải vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Mỗi chủ doanh nghiệp nên dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để cân nhắc tất cả các lựa chọn tài chính của mình. Có rất nhiều ời ích và bất cập của việc vay nợ tài chính, do đó, trước khi thực hiện vay nợ,bạn nên tìm hiều tất cả vấn đề liên quan. Khi bạn đã hiểu rõ những thăng trầm của việc sử dụng vốn vay, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn và nhu cầu của mình. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của việc vay nợ.
Consolidation Loans
Những thuận lợi của việc vay nợ bao gồm:

 

–       Việc vay nợ cho phép chủ doanh nghiệp giữ hoàn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Khi mà bạn tìm đến các nhà đầu tư, điều đương nhiên là bạn đang mất đi một số quyền kiểm soát nhất định. Các nhà đầu tư sẽ sở hữu 1 phần doanh nghiệp của bạn và sẽ tham gia ý kiến về việc điều hoành doanh nghiệp. Đối với những chủ doanh nghiệp muốn duy trì quyển lực thì vay nợ tài chính sẽ hiện thực hóa khả năng đó.

–       Vay nợ có nhiều hình thức khác nha và có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể có được vốn vay. Bạn có thể tiếp cận gia đình và bạn bè để yêu cầu những khoản vay cá nhân, hay sử dụng các khoản vay tín dụng gia đình, hoặc làm theo cách truyền thống là tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài. Nhiều chọn lựa để có vốn vay cho phép chủ doanh nghiệp tìm hiểu và ra quyết định kinh doanh tốt nhất cho họ và nhu cầu kinh doanh của họ.

–       Vay nợ có nghĩa là bạn có thể giữ tất cả các lợi nhuận. Nếu bạn chọn tìm đến các nhà đầu tư thay vì đi vay nợ, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ đòi hỏi 1 phần lợi nhuận của doanh nghiệp.Khi bạn đi vay nợ, điều duy nhất bạn cần biết đó là phải trả nợ đúng hạn.

Những bất cập của việc vay nợ tài chính bao gồm:

Home Equity Loan

–       Vay nợ có thể yêu cầu thanh toán khoản vay lớn chỉ khi bạn không có dòng tiền cần thiết. Bạn sẽ cần cân nhắc về vấn đề tài khoản thanh toán cho vay với điều kiện kinh doanh của công ty. Dù bạn mới thành lập công ty hay đã kinh doanh trong một thời gian dài, bạn vẫn sẽ phải thanh toán các khoản nợ đúng hạn để giữ và duy trì điểm tín dụng lành mạnh.

–       Vay nợ thường có nghĩa là bạn thừa nhận một số rủi ro – Sẽ có rất ít người mà sẵn sàng cho bạn vay mà không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. Họ sẽ đánh giá khả năng thành công của bạn dựa trên mức độ dám mạo hiểm đầu tư của bạn. ạn vào sự thành công của doanh nghiệp của bạn. Điều này có nghĩa rằng bạn cần có cam kết một số loại tài sản thế chấp hoặc sẵn sàng cho đi 1 số tiền của bạnvà chỉ ra cho những người cho vay rằng bạn sẵn sàng mạo hiểm tài chính cá nhân. Tuy nhiên, mạo hiểm tài chính của riêng cá nhân của bạn. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng bạn không bao giờ nên bỏ tiền vào doanh nghiệp của bạn hoặc đăng ký tài sản cho ngân hàng mà bạn không thể đủ khả năng để đánh mất nó.

–       Vay nợ làm tăng nguy cơ thất bại trong kinh doanh. Điểm mấu chốt là bạn vay nợ càng nhiều thì rủi ro đến với doanh nghiệp sẽ càng cao. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp mới. Nghiên cứu cho thấy rằng một số lý do cho phá sản doanh nghiệp là việc lạm dụng vốn vay. Điều này có nghĩa là các chủ doanh nghiệp phải hết sức cẩn thận với các khoản vay tài chính. rong khi vay nợ có thể là sự lựa chọn đúng cho một doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp nên xem xét một cách cẩn thận lựa chọn của họ trước khi vay tiền.

Dịch theo businessknowledgesource.com

Thói quen ngủ ít của những doanh nhân nổi tiếng

Theo các nhà khoa học, con người phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo các chức năng vận hành tốt. Nhưng có vẻ như điều này không phải là đúng với tất cả mọi người.

Bà Marissa Mayer, CEO của Yahoo.
Nhà khoa học vĩ đại Thomas Edison coi việc ngủ là “một di sản còn sót lại từ những ngày còn ăn hang ở hốc”. Ông ngủ 5 giờ mỗi đêm và thường dậy vào lúc bình minh để đi bộ.

Theo trang Business Insider, có một nhóm nhỏ, chiếm khoảng 1-3% dân số, chỉ ngủ vài giờ đồng hồ mỗi ngày mà vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong số này, có nhiều doanh nhân cỡ bự, những người mà áp lực công việc không cho phép “ngủ nướng”.

Dưới đây là một số gương mặt nổi tiếng có thói quen ngủ ít:

Marissa Mayer, CEO của Yahoo 

Khi còn làm việc ở Google, bà Mayer đã nổi tiếng bởi thái độ làm việc rất tích cực. Có những tuần, bà làm việc tới 130 giờ đồng hồ, có nghĩa là trung bình gần 20 giờ mỗi ngày kể cả ngày nghỉ. Theo tờ Guardian, bà Mayer chỉ cần ngủ từ 4-6 tiếng mỗi đêm. Bà tái tạo năng lượng cho bản thân bằng cách có những kỳ nghỉ dài 4 tháng một lần.

Jack Dorsey, người đồng sáng lập Twitter và CEO của Square

Cùng lúc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ở hai công ty công nghệ mới khiến Dorsey không có nhiều thời gian cho việc ngủ. Năm 2011, Dorsey tiết lộ rằng, mỗi ngày ông phải làm việc ở Square từ 8-10 giờ đồng hồ, bên cạnh dành cho Twitter khoảng thời gian tương tự. Như vậy, mỗi đêm, Dorsey chỉ có khoảng 4-6 tiếng để ngủ, chưa kể thời gian đi lại.

Tỷ phú Donald Trump

Theo tờ Daily News, tỷ phú Trump cho rằng, thành công mà ông có được là nhờ ông chỉ ngủ 3-4 giờ đồng hồ mỗi đêm. “Làm sao mà những người ngủ 12-14 tiếng mỗi ngày có thể cạnh tranh được với những người chỉ ngủ 3-4 tiếng”, ông Trump nói.

Indra Nooyi, Chủ tịch kiêm CEO của PepsiCo

Là một trong những CEO nữ xuất sắc nhất thế giới, bà Nooyi chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm – theo trang CNNMoney. Bà Nooyi đã quen với việc ít ngủ từ khi còn chưa thành danh. Thời còn học lấy bằng thạc sỹ ở Đại học Yale, bà đã đi làm lễ tân ca đêm để lấy tiền trang trải chi phí.

Sergio Marchionne, CEO của Fiat

Ông Marchionne là người có công vực dậy hãng xe Fiat và góp phần vào công cuộc đưa hãng xe Chrysler “hồi sinh” sau vụ phá sản hồi khủng hoảng tài chính. Bởi thế, ông là một trong những CEO khả kính nhất của ngành công nghiệp ôtô thế giới. Theo tạp chí Fortune, ông Marchionne chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm và duy trì sự tỉnh táo bằng cà phê và thuốc lá.

Steve Reinemund, cựu CEO của PepsiCo

Ông Reinemund, cựu CEO của hãng PepsiCo, có thói quen thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và chạy bộ 4 dặm. Mỗi đêm, ông chỉ ngủ 4-5 tiếng. Ông đi ngủ vào lúc khoảng 11h và không cần chuông báo thức mỗi sáng. Hiện ông Reinemund đang là Hiệu trưởng trường Kinh doanh của Đại học Wake Forest.

Tom Ford, nhà thiết kế thời trang 

Sau khi bỏ ngang Đại học New York để theo đuổi nghiệp thiết kế thời trang, Tom Ford nhanh chóng trở thành Giám đốc thiết kế của hãng đồ hiệu Gucci. Dưới thời ông, giá trị vốn hóa của hãng này tăng gần 90%. Tom Ford cho rằng, thành công mà ông đạt được không phải là nhờ tài năng mà nhờ vào năng lượng. Mỗi đêm, ông chỉ ngủ có 3 tiếng.

Theo vneconomy

Doanh nhân xây dựng hệ thống tạo tiền

Người khôn ngoan, tìm cho mình một công việc, người thông minh, xây dựng cho mình một hệ thống.

Cách đây dăm năm, trong một lần ngồi café sáng với chúa đảo Tuần Châu bên bờ vịnh Hạ Long, tôi hỏi ông: Với mỗi người, mỗi ngày đều chỉ có 24 giờ, vậy bằng cách nào anh kiếm tiền được nhiều thế mà trông vẫn thảnh thơi.

Ông nói đại ý: Với người khôn ngoan thường tìm cho mình một công việc, với người thông minh sẽ xây cho mình một hệ thống. Hệ thống đó tạo ra dòng tiền.

Để dòng tiền luôn tuôn chảy

Câu chuyện này rồi dần trôi đi cho tới một hôm tình cờ tôi được đọc một câu chuyện ngụ ngôn của người Italia như sau:

“Ở một ngôi làng nhỏ có hai người bạn trẻ tên là Bruno & Pablo, họ thường trao đổi với nhau để làm sao trở thành những người thành đạt nhất trong làng. Và rồi một ngày cơ hội đã đến với họ. Già làng đã thuê họ xách nước từ hồ nước trên núi cao về cho dân làng sử dụng. Hàng ngày họ làm việc chăm chỉ và tối đến nhận được tiền công của mình.

Bruno có thân hình to khỏe thì nghĩ rằng anh ta có thể sử dụng những thùng xách nước to hơn để được nhiểu tiền hơn. Còn Pablo thì gầy yếu hơn nên cảm thấy bất ổn. Vì vậy, anh nghĩ ra một cách làm thông minh hơn, để làm sao tiết kiệm sức lực và có nhiều tiền hơn.

Pablo nẩy ra ý tưởng và lập kế hoạch “Master plan” xây dựng đường ống để dẫn nước từ hồ trên núi chảy về làng. Anh đã trao đổi ý tưởng đó với Bruno và mời anh ta cùng cộng tác xây dựng đường ống. Bruno cho là viển vông và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập hàng ngày của anh ta nên đã không đồng ý hợp tác.

Pablo đành phải thực hiện kế hoạch một mình. Hàng ngày anh vẫn đi xách nước với số lượng vừa phải để giữ sức. Anh dành sức lực còn lại để ngày thứ 7 và Chủ nhật xây dựng đường ống. Nhiều người cho rằng Pablo “điên rồ” và cười nhạo anh. Nhưng Pablo đã bỏ qua những lời chế nhạo đó và kiên trì kế hoạch của mình đã vạch ra.

Bruno với sức khỏe vượt trội đã xách những thùng nước to hơn và được nhiều tiền hơn. Anh đã có tiền để mua nhà và một con bò. Sau giờ đi làm anh thường đến các quán bar để uống bia, xả hơi.

Nhưng thời gian trôi đi, Bruno cảm thấy sức lực ngày càng yếu hơn và mệt mỏi hơn. Anh buộc phải xách những thùng nước nhỏ hơn trước, vì vậy mà thu nhập cũng giảm dần theo thời gian. Cơ thể Bruno già đi trông thấy vì phải làm thêm nhiều giờ và tăng khối lượng công việc.

Còn Pablo thì sau 2 năm kiên trì kế hoạch đã xây dựng xong đường ống dẫn nước từ trên núi về làng. Khi đường ống được xây dựng xong, Pablo không phải đi gánh nước nữa mà ngồi tại nhà thu tiền. Tiền chảy về túi của anh ngay cả khi anh đang ngủ hoặc đi chơi…”.

Liên tưởng đến quan niệm của Chúa đảo, có thể thấy, Bruno là người khôn ngoan. Anh ta đã tìm thấy cho mình một công việc. Tuy nhiên, đó chỉ thuần túy là việc đổ mồ hôi đổi lấy tiền. Khi ráo mồ hôi, dòng tiền ngừng chảy. Bằng cách đó thì chúng ta thường phải đánh đổi sức khỏe, sắc đẹp, tuổi thanh xuân và sự tự do để lấy tiền.

Nhưng khi cơ thể xuống dốc, theo đó bệnh tật ập đến và chúng ta lại phải bỏ tiền ra để mua lại sức khỏe. Nhưng liệu tiền có mua lại được tuổi thanh xuân và sức khỏe không? Có những căn bệnh mà dẫu có nhiều tiền mà ta cũng không thể đánh đổi.

Còn trường hợp của Pablo, anh ta mới là người thông minh. Anh ta đã sáng tạo cho mình cả một hệ thống tạo ra thu nhập ổn định, dài hạn và nhàn nhã khi về già.

Với đời sống có muôn hình vạn trạng cách kiếm ra tiền, nhưng suy cho cùng cũng chỉ có hai cách cơ bản. Cách thứ nhất, dùng sức lực, kinh nghiệm để đổi lấy tiền bạc và cách thứ hai là xây dựng hệ thống tạo tiền.

Với doanh nhân thường họ không kiếm tiền theo cách thứ nhất mà thường là chọn cho mình cách thứ hai tức là xây dựng cho mình một hệ thống sinh lợi. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hệ thống tạo tiền thế nào có thể sinh lợi theo tỷ lệ nào lại là chuyện đáng bàn.

Liên tục đổi mới hệ thống?

Có doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường, đầu tư vốn liếng, xây dựng nhà máy, làm ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Dây chuyền sản xuất cũng chính là hệ thống tạo tiền cho doanh nhân. Vấn đề còn lại là anh chọn sản phẩm nào, được sản xuất với quy trình công nghệ ra sao và làm thế nào để tồn tại và chiến thắng trước các đối thủ cùng ngành hàng.

Chuyện nhà máy sản xuất đèn hình Orion Hanel, một doanh nghiệp có vốn đầu tư vài trăm triệu USD, sau hơn chục năm tồn tại đã nộp đơn xin phá sản cho thấy, chỉ cần chậm đổi mới đã có thể bị người tiêu dùng quay lưng lại và tự loại bỏ mình khỏi cuộc chơi.

Doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” mà không phân tích kỹ nhu cầu thị trường, lợi thế cạnh tranh và quản lý hệ thống một cách khoa học, khi thị trường êm thuận thì không sao, gặp sóng to gió lớn như cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra đã không chống đỡ nổi. Hàng ngàn doanh nghiệp phá sản và đóng cửa trong thời gian qua có nguyên nhân đó.

Điều đáng nói là, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như một cơn lốc, cuốn phăng hàng trăm ngàn doanh nghiệp thì vẫn còn đó những tên tuổi, những thương hiệu không những bán trụ, giữ vững thị trường, mà còn đạt mức tăng trưởng ngoạn mục.

Một quần thể vui chơi giải trí Tuần Châu độc đáo bên bờ vịnh di sản thế giới 6 tháng đầu năm vẫn đón ngót nửa triệu khách du lịch và đạt doanh số hàng trăm tỷ đồng. Một café Trung Nguyên vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng, Thực phẩm mang nhãn hiệu Kinh Đô vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường…

Để có một hệ thống tạo tiền vững chắc, không có cách nào khác phải biết cách thiết kế hệ thống độc đáo, bền vững. Hơn thế là việc bảo dưỡng nâng cấp hệ thống thường xuyên. Đừng tưởng rằng, khi anh đã có hệ thống tạo tiền là có thể kê cao gối mà ngủ trong chiến thắng. Bất cứ hệ thống nào khi vận hành sẽ bộc lộ những khiếm khuyết, những bất cập.

Với các doanh nhân thông minh là người biết khắc phục thường xuyên những khuyết tật đó. Không những thế phải nắm bắt những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật để nâng cấp hệ thống, có như thế mới nắm chắc phần thắng trong cuộc cạnh tranh.

Nhân ngày doanh nhân, khi đọc tài liệu về Network 21, trong đó gặp lại câu nói: Người khôn ngoan, tìm cho mình một công việc, người thông minh, xây dựng cho mình một hệ thống”.

Theo doanhnhan360

Thuế đối với chứng khoán: Chính sách và thực tiễn

Kỳ quyết toán thuế năm 2012 đến gần, các doanh nghiệp (DN) đang thực hiện rà soát lại việc khấu trừ thuế thu nhập và hoàn tất thủ tục cho các giao dịch chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư; trong khi các cơ quan có chức năng kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thuế đang gấp rút thực hiện các kết luận việc truy thu, xử phạt thuế…
Thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi bức xúc: Tại sao việc chuyển nhượng cổ phần tại DN lúc này thì thu thuế, nhưng trước đó không thu? Giải thích thế nào khi cùng một việc chuyển nhượng có nơi áp thuế 20% trên thực lãi, nhưng tại nơi khác lại áp thuế 0,1%, trường hợp này áp thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp khác áp thuế thu nhập cá nhân? Câu trả lời chung nhất là: Hãy coi lại cụ thể hơn ai là người chuyển nhượng,  pháp nhân hay thể nhân; Chuyển nhượng vào năm nào và thân phận của anh ta, cư trú hay không cư trú… từ đó mới biết được việc áp thuế không sai!!! Để hiểu rõ quy định về thuế, thống nhất cách hiểu và thực thi pháp luật, đồng thời có các đóng góp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, tạp chí e.Finance đăng bài viết nhiều kỳ của ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính với chủ đề “Thuế đối với chứng khoán, giao dịch vốn trong doanh nghiệp – Chính sách và thực tiến”.
Chứng khoán và các đối tác tham gia thị trường
Theo quy định của Luật Chứng khoán (năm 2006) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (năm 2010) thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư và các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
Thị trường giao dịch chứng khoán (quen gọi thị trường chứng khoán – TTCK) là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán. TTCK là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, được tổ chức hoạt động nhằm mục đích huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn để tài trợ cho DN, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế hay tài trợ cho các dự án đầu tư.
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán thì những đối tác tham gia TTCK bao gồm: Người bán chứng khoán lần đầu tại thị trường sơ cấp (tổ chức phát hành). Nhìn chung, đây là các DN đáp ứng đủ điều kiện được chào bán chứng khoán do họ được phép phát hành ra công chúng, riêng loại chứng khoán là trái phiếu chính phủ thì tổ chức phát hành sẽ là một cơ quan do Chính phủ chỉ định.
Người mua, bán chứng khoán được gọi chung là nhà đầu tư chứng khoán, gồm nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong đó, có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (như ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán…) và nhà đầu tư cá nhân.
Nhà đầu tư có thể tự mình trực tiếp mua/bán chứng khoán trên thị trường, cũng có thể đầu tư thông qua các quỹ đầu tư. Theo nhiều ý kiến trao đổi, việc đầu tư thông qua các quỹ được xem là có tính chuyên nghiệp cao hơn, có lợi cho thị trường nhiều hơn so với hoạt động trực tiếp đầu tư. Người tham gia cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động của thị trường và các nhà đầu tư. Đây là những đối tượng thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Thuế đối với giao dịch chứng khoán
Theo cách tiếp cận phổ thông nhất thì trên mỗi một thị trường giao dịch đều chứa đựng các yếu tố đó là: Hàng hoá/dịch vụ tham gia giao dịch (đối tượng giao dịch) và người tham gia giao dịch với tư cách là bên bán, bên mua hay bên môi giới, đại lý (bên trung gian mua/bán), nhà tư vấn… Để có thể nhận biết một cách rành mạch về nghĩa vụ thuế đối với từng hoạt động trên TTCK, phần này xin được giới thiệu một cách tóm tắt về chính sách và các quy định pháp luật thuế hiện hành đối với hàng hoá tham gia thị trường và thuế đối với từng đối tác tham gia thị trường.
Nghĩa vụ thuế đối với tổ chức phát hành: Theo Luật Chứng khoán thì tổ chức phát hành bao gồm các DN là pháp nhân Việt Nam thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có đủ điều kiện, được pháp luật cho phép phát hành chứng khoán ra công chúng.
Nghĩa vụ thuế đối với tổ chức phát hành được nhận biết trên 2 khía cạnh khác nhau, đó là:Thứ nhất, với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thường xuyên mà DN đang tiến hành, tạo cơ sở kinh tế cho việc niêm yết (như hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất cao su, hoạt động ngân hàng…) thì tổ chức phát hành là DN thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế theo thực tế kinh doanh.
Thứ hai, với hoạt động phát hành chứng khoán, chào bán cổ phiếu, DN thu được tiền, nhưng đây không phải là doanh thu, cũng không phải là thu nhập, mà là số vốn họ huy động được từ các nhà đầu tư mua chứng khoán do họ phát hành. Do đó, như một lẽ thường tình, DN không phải trả bất cứ một khoản thuế nào, nhưng DN phải trả khoản phí dịch vụ cho các đối tác cung cấp dịch vụ. Với dịch vụ hành chính, dịch vụ công do cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán (UBCKNN) thực hiện thì DN nộp phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí bao gồm: lệ phí chấp thuận chào bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng (thấp nhất 10 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng tùy quy mô của khối lượng phát hành) và phí quản lý công ty đại chúng (10 triệu đồng/năm).
Nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư chứng khoán: Đối với nhà đầu tư chứng khoán là tổ chứcNhà đầu tư chứng khoán là tổ chức tham gia thị trường với nghiệp vụ mua/bán để kiếm lời hoặc đầu tư dài hạn thông qua việc mua cổ phiếu của DN niêm yết.
Tùy thuộc vào thời gian nắm giữ chứng khoán và mục đích đầu tư, nghĩa vụ thuế được quy định cụ thể như sau: Đối với giao dịch mua bán hàng hóa là chứng khoán, DN và nhà đầu tư sẽ không phải nộp thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và các văn bản hướng dẫn. Đối với thu nhập do chuyển nhượng chứng khoán, DN sẽ kê khai nộp thuế TNDN 25% theo quy định của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
Đương nhiên, các lô mua bán có chênh lệch âm (lỗ) được bù trừ kế quả với các lô mua bán chênh lệch dương (lãi). Đối với thu nhập là cổ tức từ việc đầu tư vốn để sở hữu, nắm giữ cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư thì nhà đầu tư là tổ chức khi nhận được thu nhập là cổ tức thì cũng được miễn thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế TNDN cổ tức DN nhận được hạch toán vào tài khoản thu nhập, nhưng không phải nộp thuế TNDN. Đối với chứng khoán là trái phiếu chính phủ thì có thể được miễn thuế TNDN tùy theo quy định của mỗi đợt phát hành, việc miễn thuế (nếu có) sẽ được công bố ngay trong quyết định hoặc thông báo phát hành.
Đối với nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân: Theo quy định của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 thì nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN kể từ ngày 01/01/2009. Tuy nhiên, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN và nhân dân, tạo điều kiện thúc đẩy TTCK và duy trì tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, trong đó quy định miễn toàn bộ thuế TNCN đối với thu nhập về đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn của cá nhân trong năm 2009.
Tiếp đó, Nghị quyết số 08/2011/NQ-QH13 ngày 06/08/2011 của Quốc hội quy định miễn thuế từ 1/8/2011 đến hết 31/12/2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào TTCK, góp vốn mua cổ phần của DN, trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng.
Nghĩa vụ thuế đối với hành vi của nhà đầu tư cá nhân: Hoạt động mua bán chứng khoán:Với cách tiếp cận xếp chuyển nhượng chứng khoán vào diện chuyển nhượng vốn, Luật Thuế TNCN quy định cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán sẽ nộp thuế trên thu nhập ròng với thuế suất 20%. Thu nhập để tính thuế không phải toàn bộ số tiền thu được, mà chỉ tính trên khoản tiền thực lãi do chuyển nhượng phần vốn trong các công ty TNHH, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, tiền lãi do mua bán chứng khoán.
Nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đầu tư dài hạn, Luật thuế TNCN quy định cá nhân chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn 1 trong 2 cách nộp thuế: nộp 20% trên thực lãi đã được bù trừ lỗ trong năm, nếu lỗ thì không phải nộp thuế, được chuyển lỗ trong thời hạn 5 năm và được hoàn lại số thuế đã tạm khấu trừ 0,1% hoặc nộp 0,1% trên giá chuyển nhượng.
Từ tháng 8/2011 đến hết năm 2012, Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội có quy định giảm 50% thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của các nhân. Theo đó, nếu cá nhân mua bán chứng khoán đăng ký nộp thuế theo kê khai mà có lãi thì chỉ phải nộp 10% trên thực lãi, có lỗ thì không phải nộp và được chuyển lỗ sang các năm sau. Những cá nhân không đăng ký thì phải nộp 0,05% trên giá trị giao dịch mỗi lần chuyển nhượng.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy, có sự nhầm lẫn rất lớn trong xác định nghĩa vụ thuế TNCN đối với việc chuyển nhượng cổ phần của các công ty không đủ tiêu chuẩn là công ty đại chúng, chưa được niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Vấn đề ở chỗ: cổ phần của các DN thuộc loại này (không thuộc công ty đại chúng) chưa phải là chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, khi đó cổ đông là cá nhân chuyển nhượng cổ phần được xếp vào diện chuyển nhượng vốn. DN có cổ phần chuyển nhượng sẽ phải thực hiện khấu trừ thuế 20% trên phần chênh lệch giữa giá vốn và giá bán (nếu có) trước khi làm thủ tục chuyển tên đăng ký cho người mua.
Hoạt động đầu tư mua cổ phần với kỳ vọng nhận cổ tức: Theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Luật Thuế TNCN thì thu nhập của cá nhân từ hoạt động đầu tư vốn dưới dạng lãi tiền vay, lợi tức cổ phần, thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác thuộc diện chịu thuế. Riêng khoản lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi thu được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế.
Lần đầu tiên áp dụng thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, Luật Thuế TNCN chưa đặt ra mục tiêu điều tiết thu nhập mà chủ yếu nhằm tạo dần thói quen. Vì vậy, quy định thu thuế đối với thu nhập này rất đơn giản, áp dụng mức thuế suất thấp 5% tính trên số tiền lãi cho vay thu được hoặc cổ tức nhận được theo Biểu thuế suất toàn phần quy định tại Điều 23, Luật Thuế TNCN. Việc khấu trừ thuế 5% được thực hiện tại DN phát hành trước khi chuyển tiền trả cổ tức cho cá nhân, kể cả trường hợp ủy thác cho CTCK quản lý danh sách cổ đông, ủy thác việc trả cổ tức cho cổ đông cá nhân.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình soạn thảo, trình ban hành Luật Thuế TNCN về việc có trùng thuế hay không (trên cả khía cạnh kinh tế và pháp lý), nhưng thực tế có nhiều nước áp dụng việc thu thuế đối với cổ tức với thuế suất không nhỏ, có nước thu đến 20%. Quốc hội của chúng ta không phải không có lý khi thảo luận và nhất trí thông qua việc thu thuế 5% đối với cổ tức của cá nhân. Trong thực tiễn điều hành, khi nền kinh tế gặp khó khăn, Quốc hội đã có sự quan tâm đến các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh qua việc mua và nắm giữ cổ phần.
Tiếp theo việc miễn thuế năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009 ngày 06/8/2011, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 08/2011/QH13, trong đó, có quy định miễn thuế TNCN từ ngày 01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư vào TTCK, góp vốn mua cổ phần của DN (trừ cổ tức được chia từ các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng).
Nghĩa vụ thuế của người kinh doanh dịch vụ chứng khoán: Thuế giá trị gia tăng (GTGT):Theo Luật Chứng khoán và các luật, Pháp lệnh thuế hiện hành thì hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Dịch vụ tổ chức thị trường của các Sở hoặc Trung tâm giao dịch, lưu ký chứng khoán bao gồm: chấp thuận niêm yết, quản lý niêm yết, quản lý giao dịch, quản lý thành viên giao dịch, cung cấp thông tin liên quan tới công tác quản lý niêm yết, quản lý giao dịch và các dịch vụ liên quan khác.
Các hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thuộc diện điều chỉnh của Luật Thuế GTGT và hiện nay đang được miễn trừ nghĩa vụ nộp thuế GTGT theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-TBC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính.
Thuế thu nhập: Như phạm vi của hoạt động kinh doanh chứng khoán nêu trên thì những người tham gia cung cấp dịch vụ trên TTCK với tư cách là tổ chức, là DN đăng ký theo hoạt động của Luật DN có nghĩa vụ phải trả thuế TNDN theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối với các nhân kinh doanh, về lý thuyết thì những người tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ là cá nhân hành nghề độc lập, nếu có thu nhập từ hoạt động kinh doanh này như tư vấn đầu tư thì trước hết sẽ bù đắp chi phí đã bỏ ra. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sẽ là thu nhập chịu thuế TNCN sau khi đã áp dụng các mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân, các khoản giảm trừ cho mục đích từ thiện, nhân đạo, số còn lại mới là thu nhập để tính nộp thuế TNCN theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định của Luật thuế TNCN. Tuy nhiên, với khuôn khổ pháp luật hiện hành thì rất khó có những cá nhân tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ cho kinh doanh chứng khoán nêu tại điểm này.
Theo thue24.vn

4 sai lầm cần tránh trong việc ra quyết định

Hàng ngày bạn phải ra nhiều quyết định lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là những điều cản trở bạn đưa ra các quyết định một cách tự tin hơn.
 

Việc ra quyết định rất quan trọng đối với các doanh nhân . Hàng ngày, bạn phải đặt ra một quá trình hành động, chọn chiến thuật, đánh giá các kết quả nếu không thì lựa chọn trong hàng loạt phương án.

Còn nữa, ra các quyết định có thể còn phức tạp hơn nhiều so với nhiều so với hình dung của bạn. Dưới đây là bốn lỗi thường gặp dễ khiến bạn bị bước hụt.

1. Ghi nhớ những điều tầm thường

Một bản phân tích gần đây do các chuyên gia nghiên cứu thuộc trường Đại học Florida và Wharton thực hiện đã đưa ra lý do tại sao mọi người lại gặp khó khăn với những việc lẽ ra là dễ dàng và những quyết định không quan trọng. Họ coi các quyết định quan trọng là khó khăn. Nếu vì bất cứ lý do nội tại hoặc bên ngoài nào đó, quyết định về một vấn đề không quan trọng liên quan đến thuế thì tầm quan trọng của kết quả sẽ bị phóng đại lên. Điều đó có phần đúng nếu lúc đầu bạn nghĩ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định.

Khi mối liên hệ đó nảy sinh, nó sẽ tạo ra một cái vòng phản hồi luẩn quẩn làm khuếch đại những tác động ảnh hưởng lên. Khi bạn nghĩ quyết định càng lúc càng quan trọng thì khả năng là bạn dành nhiều thời gian và công sức cho nó, làm tăng thêm tính phức tạp của việc ra quyết định. Một cách để giải quyết vấn đề này là đặt ra sự hạn chế về khoảng thời gian giải quyết vấn đề. Khi thời gian kết thúc, hãy lựa chọn và tiếp tục tiến lên.

2. Xóa bỏ các chi phí chìm

Một trong những vấn đề kinh điển trong việc ra quyết định hiệu quả là không nhận diện được các chi phí chìm. Chi phí chìm là chi phí bạn bỏ ra nhưng không thể thu về được. Ví dụ, bạn đầu tư đặt hàng một phần mềm rồi mới phát hiện ra rằng nó không phát huy tác dụng tốt đối với công việc kinh doanh của bạn và thực sự đã tạo ra nhiều công việc cho các nhân viên.

Nhưng không ai thích ném tiền đi, vì vậy nếu bạn nghĩ bạn chỉ tiêu nhiều hơn một chút, bạn có thể cứu được các khoản chi phí trước đó. Thường thì điều đó sẽ dẫn tới tình huống gọi là một tiền gà bằng ba tiền thóc.

Khi phải đối mặt với việc dành quá nhiều tiền vào chi phí chìm (dù là tiền bạc, thời gian hoặc cảm xúc) hãy lùi lại một bước và tạm quên chúng đi trong chốc lát. Hãy xem quyết định đó đáng giá thế nào đối với bạn và công ty của bạn và ước tính tổng chi phí bạn sẽ phải bỏ ra nếu tiếp tục. Nếu con số kiểm kê cao hơn lwoij nhuận thì đó là lúc bạn phải thay đổi quyết định của mình.

3. Chết chìm trong đống dữ liệu

Các doanh nghiệp rất cần các số liệu vì mục đích tốt. Số liệu và thông tin có thể giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh hơn. Những có quá nhiều số liệu tốt cũng có thể khiến bạn bị ngợp và dẫn tới việc bị tê liệt trong việc phân tích. Tương tự như vậy, bạn có thể có các số liệu tồi hoặc dành quá nhiều sự quan tâm tới những yếu tố khẳng định những việc bạn muốn nghĩ và không nhất thiết phải mang tính hiện thực.

Bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này là hãy chắc chắn rằng những số liệu bạn có trong tay phù hợp. Nếu bạn lập biểu đồ về thị trường mới hoặc loại sản phẩm và nhận thấy các số liệu lịch sử có thể không thể giúp ích vì nó chỉ cho bạn biết bạn vừa ở đâu chứ không phải nơi bạn định đi. Hãy tìm kiếm các số liệu có thể làm sáng tỏ tương lai chứ không phải quá khứ.

Tiếp theo hãy tìm hai trong bốn số liệu khiến bạn phải ngập đầu chứ không phải những số liệu tinh vi mang tính chất bí mật nhà nghề. Có nhiều yếu tố bạn có thể ghi nhớ trong đầu. Hãy xác định không quá 10 mảng dữ liệu có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả quyết định của bạn. Sau đó hãy quên tất cả mọi thứ khác. Nếu mọi thứ không như ý muốn, hãy xem xét lại xem liệu bạn có chọn đúng những yếu tố thực sự quan trọng.

4. Tâm lý làm hoặc chết

Chúng ta đang sống trong một thế giới cường điệu, và người ta dễ phóng đại quá tầm quan trọng của bất cứ thứ gì: một ngày, một vụ đầu tư hoặc một quyết định kinh doanh. Rất hiếm khi bạn phải đưa ra hoặc phá vỡ một quyết định và nếu bạn thấy mình đang làm như vậy, có nhiều khả năng là bạn đã mắc nhiều lỗi trong suốt quá trình trước đó.

Bạn phải nhận thấy rằng mọi quyết định đều mang tính tạm thời. Các điều kiện sẽ thay đổi và bạn có thể thay đổi quyết định và cách giải quyết vào ngày sau đó. Bạn có thể mất một chút thời gian hoặc tiền bạc khi làm như vậy, nhưng thà vậy còn hơn là phải hứng chịu các chi phí chìm và húc đầu vào đá do tính ương bướng của bản thân. Nếu bạn muốn công ty của mình tồn tại lâu dài, hãy sử dụng chiến lược ra quyết định tổng thể có thể trải dài theo thời gian chứ đừng nghĩ mỗi khoảnh khắc đều là những khoảnh khắc quan trọng nhất đối với công ty mình.

Tránh được bốn vấn đề này không đảm bảo rằng bạn sẽ tạo ra những quyết định nhưng chúng sẽ giúp bạn giải phóng thời gian và năng lượng và cải thiện lợi thế của mình.

Theo hoclamgiau

3 qui tắc vàng trong đàm phán

Nghệ thuật đàm phán lẩn trốn hầu hết chúng ta, thậm chí cả các nhân viên bán hàng vì rất ít người dành thời gian để hiểu đúng lời nói và tuân theo các qui tắc vàng trong đàm phán.

Lỗi đầu tiên và cũng là lỗi lớn nhất chính là sự hiểu nhầm ý nghĩa của từ này. Khi tôi hỏi những người tham gia hội thảo Closers của tôi về nghĩa của từ “đàm phán”, tôi đã nhận được những câu trẻ lời kiểu như: “có được vụ làm ăn tốt”, “mua được món hàng giá rẻ”. Đối với nhiều người, đó là một quá trình đầy những chiến thuật chạy trốn và vượt qua hoặc trao nhận đầy đau thương và hầu như chỉ liên quan đến việc chấp nhận về giả cả và các điều khoản.

Từ “đàm phán” trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ “negotiatus” trong tiếng Latin, là động tính từ quá khứ của từ “negotiari”, có nghĩa là tiếp tục kinh doanh. Nghĩa gốc của từ này rất cần được hiểu rõ vì mục tiêu của việc đàm phán là tiếp tục kinh doanh bằng cách trao đi cho người khác để đạt được một thỏa thuận.

Vì vậy hãy bỏ đi ý niệm rằng đàm phán có nghĩa là giảm giá xuống để đạt được một thỏa thuận. Một mức giá thấp hơn không tạo nên một thương vụ tốt hơn; nó chỉ tạo ra ít lề (số chênh lệch giữa giá vốn và giá bán) hơn cho bạn và công ty bạn. Mục đích của bạn là đạt được một thỏa thuận về một đề xuất và để làm được điều đó bạn phải tạo ra được giá trị cho cho những thứ bạn cung cấp. Giải pháp mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn cung cấp là điểm trọng tâm của các cuộc đàm phán chứ không phải là mức giá.

Dưới đây là ba trong số mười hai qui tắc vàng của tôi, và tôi sẽ không cho phép bản thân vi phạm trong bất kỳ cuộc đàm phán (dù là đơn giản hay phức tạp) nào:

1. Luôn luôn bắt đầu các cuộc đàm phán. 

Bạn phải khởi đầu qua trình vì bất cứ ai nắm quyền khởi đầu cuộc đàm phán đều có xu hướng nắm quyền kết thúc cuộc đàm phán. Nếu bạn để những người thuộc phe khác bắt đầu cuộc đàm phán, bạn sẽ luôn từ bỏ quyền điều khiển thường là theo cách bạn thậm chí còn không nhận ra. Ví dụ, khi bạn hỏi ai đó về ngân sách dự án của anh ta, chính là bạn đang cho phép anh ta bắt đầu cuộc đàm phán. Sau đó bạn sẽ dành thời gian chạy theo các con số của anh ta thay vì tìm ra giải pháp tốt nhất. Khi tôi ngồi vào bàn đàm phán làm việc để đạt được một thỏa thuận về các con số liên quan đến quyết định, tôi thậm chí còn không ngừng lời để ngăn không cho phía bên kia nắm quyền bắt đầu. Điều này nghe có vẻ kỳ dị nhưng nó cho thấy tầm quan trọng của việc bắt đầu một vụ giao dịch.

Một lần tôi có một khách hàng muốn đưa ra các điều khoản của ông ta trước. Tôi đã lịch sự trả lời: “Xin lỗi, tôi đánh giá cao việc ông sẵn lòng cho tôi biết những việc ông có thể làm nhưng tôi muốn dành vài phút để chia sẻ với ông những thông tin tôi đã tổng hợp được. Nếu những thông tin đó chưa đủ, ông có thể phản hồi lại với tôi”. Điều này cho phép tôi giành quyền điều khiển ngay tại lúc với đầu.

2. Luôn luôn đàm phán bằng văn bản.

Tôi thấy rất nhiều nhân viên bán hàng chuyên nghiệp mắc sai lầm khi thảo luận và làm việc dựa trên các điều khoản thỏa thuận mà lại không đưa các ý kiến này vào biên bản thỏa thuận. Nhưng mục đích của đàm phán là đi đến một văn bản thỏa thuận chứ không phải là kể một câu chuyện hay dành thời gian nói chuyện. Ngay từ lúc đầu tiên đưa ra đề xuất, tôi đã nhắc tới việc tạo ra một bộ hồ sơ trước sự chứng kiến của các khách hàng. Hồ sơ bao gồm tất cả các thỏa thuận và trở thành hiện thực đối với các khách hàng tương lai. Hãy đàm phán trước, rồi sau đó tạo thêm một hồ sơ, không cần thiết phải ghi thời gian giao dịch. Nhưng nếu bạn tạo một thỏa thuận bằng văn bản khi đàm phán, bạn phải chuẩn bị để yêu cầu khách hàng ký vào khi họ đã quyết định mua.

3. Luôn luôn điềm tĩnh.

Buổi đàm phán có thể trở nên nặng nề với các đề tài thảo luận, những cái tôi của người tham gia và những cảm xúc. Những người đàm phán giỏi biết cách giữ được sự điềm tĩnh, thể hiện vai trò lãnh đạo và đưa ra các giải pháp trong khi những người khác trở nên điên cuồng với những chủ đề của cá nhân và những cảm xúc vô dụng. Gào lên, cáu kỉnh và bộc lộ sự bức xúc có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn nhưng những hành vi như vậy sẽ không có lợi cho bạn khi đàm phán. Khi những người khác để cảm xúc lấn át, hãy điềm tĩnh và dùng logic để đàm phán và kết thúc mọi việc.

Theo doanhnhan360

“Chinh phục” nhà tuyển dụng chỉ trong 10 phút

Nhiều thống kê cho thấy bạn chỉ có 6 – 20 giây ngắn ngủi để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng vào CV của mình. Tương tự như vậy với cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bạn không có nhiều hơn 5 – 10 phút để tạo ấn tượng ban đầu tích cực.

Vậy trong 10 phút đó, bạn nên làm gì để “chinh phục” người phỏng vấn? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Gây ấn tượng ban đầu thật tốt

Chúng ta đều biết ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng. Một cái bắt tay thật chắc, một nụ cười lạc quan và một phong thái chuyên nghiệp giúp bạn có một khởi đầu trọn vẹn trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn không thấy thoải mái và hạnh phúc khi gặp nhà tuyển dụng, chắc chắc họ cũng không muốn mời bạn quay lại.

Đi thẳng vào vấn đề

Nếu câu hỏi đầu tiên là “ Hãy nói cho chúng tôi về bạn” và bạn bắt đầu câu chuyện cuộc đời từ nơi bạn sinh ra, có thể bạn đã làm mất khán giả của mình lúc nào không hay. Thay vào đó, bạn nên trả lời một cách ngắn gọn và trực tiếp. Bạn không nên nói những thông tin nhà tuyển dụng không cần thiết phải biết.

Lắng nghe chăm chú và trả lời các câu hỏi

Có thể bạn tin rằng với khả năng của mình bạn có thể lái các câu hỏi của nhà tuyển dụng sang những điều mà bạn muốn. Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho bạn là không nên làm vầy vì nhà tuyển dụng không hể ấn tượng nếu bạn không trả lời cụ thể các câu hỏi của họ.

Hãy đảm bảo chú ý đến các câu hỏi và trả lời chi tiết thể hiện chuyên môn của bạn

Bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng chiến thuật “STAR” để có một câu trả lời trọn vẹn. STAR là cách viết tắt của Situation ( tình huống), Task (nhiệm vụ), Action (hành động) và Results (kết quả). Bạn nêu ra một tình huống, mô tả nhiệm vụ bạn cần phải làm, bạn đã có những hoạt động gì để hoàn thành và cuối cùng mô tả kết quả bạn đã đạt được.

Nên có những dẫn chứng cụ thể cho những điều bạn nói

Bạn nên chuẩn bị các câu chuyện cụ thể mô tả thành quả công việc đặc biệt liên quan đến những mong đợi của nhà tuyển dụng cần cho vị trí này. Nếu bạn biết công việc này cần kiến thức quản lý, hãy chuẩn bị mô tả những thành công của bạn trong việc quản lý tổ chức và con người.

Không nên nói quá nhiều

Bạn nên ghi nhớ chiến thuật “STAR”. Chiến thuật này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn tốt hơn cũng như những điều bạn có thể đóng góp cho công ty họ. Tuy nhiên, việc nói quá nhiều, quá chi tiết lại khiến họ không tập trung và giảm hứng thú với những điều bạn nói.

Nhấn mạnh những điều bạn học được

Các nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu bạn có thể mô tả những điều bạn học được kinh nghiệm trong quá khứ và cách bạn vận dụng những bài học đó để làm tốt công việc hiện tại. Bạn sẽ có cơ hội nói về điều này khi nhà tuyển dụng hỏi “ Điểm yếu của bạn là gì?”. Nếu bạn có thể trả lời nhanh chóng điểm yếu và việc bạn cải thiếu điểm yếu đó và hoàn thiện bản thân, bạn sẽ còn tiến xa.

Theo dân trí