Archive May 11, 2013

Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Với chức năng cơ bản đó, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các NHTM. Nghiệp vụ tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Bài viết này nhằm trao đổi về các gian lận thường gặp trong nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM và một số dấu hiệu nhận biết.

Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều sai phạm có thể xảy ra. Nguồn: Internet

Trong thực tế, quy trình cho vay có thể chia thành ba giai đoạn chính: nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay; giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn; thu lãi, nợ gốc và hoàn trả tài sản đảm bảo. Sau đây là một số gian lận có thể xảy ra:

Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay

Các sai phạm thường liên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ cho vay khống, che dấu các khoản vay cho các bên liên quan, nhân viên tín dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng vay vốn giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn…

Cho vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách hàng không có thật, sử dụng tên và địa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế khách hàng không vay tiền. Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng. Loại hình gian lận này khá phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với số lượng lớn các khoản vay có giá trị nhỏ. Một loại sai phạm có liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụng vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng.

Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi tiết sơ sài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi chép rời rạc; khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do cùng một nguồn giới thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ chứng minh khác; tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường; vốn vay được giải ngân trước khi hoàn thành các thủ tục chính thức; ngân hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ; các khoản vay quá hạn được gia hạn một cách dề dàng…

Che giấu khoản vay cho bên  liên quan

Một loại gian lận liên, quan đến việc nhận dạng và phân loại khách hàng là sự che đáu khoản vay cho các bên liên quan. Bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với ngân hàng, nhà quản lý hoặc cổ đông của ngân hàng. Các tổ chức có liên quan này thường được gọi là những doanh nghiệp “sân sau” của các NHTM. Những khoản cho vay, đầu tư vào các doanh nghiệp “sân sau” lại có thể tiếp tục được sử dụng để mua cổ phiếu của các ngân hàng khác, dẫn đến một ông chủ ngân hàng có thể cùng lúc sở hữu 2-3 ngân hàng khác nhau và thực hiện những hành vi thao túng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, những khoản vay với các bên liên quan cần được kiểm soát chặt chẽ hoặc hạn chế.

Một trong những hành vi nhằm che đậy khoản vay với bên liên quan là các khoản tiền gửi trá hình, trong đó ngân hàng sẽ gửi một khoản tiền tại một ngân hàng khác, trên cơ sở đó ngân hàng này thực hiện một khoản vay tới bên liên quan của ngân hàng thứ nhất. Bằng cách này ngân hàng thứ nhất có thể che dấu được khoản vay tới bên liên quan, đồng thời hưởng lợi ích từ việc không phải trích lập các khoản dự phòng và tính toán tài sản có rủi ro.

Một số dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho bên có liên quan: ngân hàng có các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại; ngân hàng có các khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản căng thẳng; ngân hàng có các giao dịch bất thường, không có mục đích rõ ràng với các với các bên liên quan.

Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ khách hàng

Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để được vay vốn hoặc được hưởng những điều khoản vay có lợi. Rủi ro của loại

gian lận này sẽ tăng lên trong trường hợp lương thưởng của nhân viên tín dụng được tính dựa trên giá trị của những hợp đồng tín dụng mới được ký kết. Các dấu hiệu của dạng gian lận này có thể là: số lượng khoản vay mới liên quan đến một nhân viên tín dụng gia tăng quá nhanh; các tiêu chí thẩm định thường xuyên bị bỏ qua bởi nhân viên tín dụng; việc liên hệ khách hàng chỉ do một người thực hiện; các khoản vay tập trung vào một lĩnh vực nào đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanh sang một lĩnh vực có nhiều rủi ro; chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi người quản lý nhân viên tín dụng, tuy nhiên hồ sơ vay vốn lại không có thông tin đầy đủ…

khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn

Các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các ngân hàng có đội ngũ nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm, hoặc thiếu tìm hiểu thực tế tại cơ sở của khách hàng vay vốn. khách hàng có thể hối lộ nhân viên ngân hàng để được vay vốn. Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tính khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương mà không được minh chứng cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực địa của khách hàng; dự án kinh doanh quá tốt, quá lạc quan; chỉ có một đầu mối duy nhất tại phòng tín dụng liên hệ với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khó khăn trong việc thu thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về khách hàng không nhất quán, không đầy đủ…

Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp

Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản thế chấp, bao gồm nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều ngân hàng. khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để nhằm nâng giá trị tài sản đảm bảo. Các dấu hiệu của gian lận này cũng tương tự như đối với gian lận thông tin hồ sơ vay vốn, ngoài ra có thể bao gồm việc khách hàng vay vốn thực hiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng với các bên liên quan, mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần mua bán; hoặc các giấy tờ liên quan có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa…

Như vậy có thể thấy giai đoạn đầu tiên trong chu trình tín dụng là một trong những giai đoạn có nhiều rủi ro nhất. Những gian lận phát sinh trong giai đoạn này thường dẫn đến những khoản thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.

Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay

Trong giai đoạn hai, những vấn đề cần quan tâm bao gồm theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và quản lý tài sản thế chấp.

Sử dụng vốn vay sai mc đích

Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn. ví dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn để hỗ trợ vốn dài hạn cho các công ty con ờ ngoài. Dấu hiệu cửa việc sở dụng vốn vay sai mục đích cũng tương tự như đối với gian lận thông tin khách hàng, ngoài ra còn có một số dấu hiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân không phù hợp với mục đích vay vốn; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, việc sử dụng vốn vay của khách hàng…

Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoáisử dụng sai

Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tài sản đảm bảo cần được quản lý chặt chẽ. Những tài sản đảm bảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài sản hình thành từ vốn vay, các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu…). Trong thực tế có thể có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo không được quản lý chặt chẽ, dẫn tới việc khách hàng bán tài sản đảm bảo, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Dấu hiệu của những gian lận này thường là việc ngân hàng không có quy trình chặt chẽ cho việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng không thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ hóa đơn, chứng từ của lô hàng, cử người bảo vệ sang tận kho hàng và kiểm tra thường xuyên…

Giai đoạn thu gốc, lãi và hoàn trả tài sản đảm bảo

Trong giai đoạn thứ ba của chu trình tín dụng, các vấn đề cần chú ý bao gồm việc thu nợ gốc và lãi theo các điều khoản của hợp đồng, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp. Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý ngân hàng có thể có động cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng nhằm tránh việc trích lập dự phòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ quan quản lý. Ngoài ra, việc bán các tài sản phát mại có thể không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân hàng.

Cho vay đảo nợ

Khi một khách hàng rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ, nhà quản lý ngân hàng có thể tìm cách che đậy chất lượng của khoản vay nhằm làm giảm số trích lập dự phòng và các trách nhiệm khác bằng cách cho vay đảo nợ. Cho vay đảo nợ là việc ngân hàng cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản vay cũ. Ngân hàng thường sẽ tìm cách che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ từ khách hàng. Cách thức che đậy có thể khá phức tạp thông qua việc ngân hàng chuyển khoản tiền của mình thông qua các chi nhánh, công ty con,… để biến khoản tiền trở thành một khoản thu nợ từ khách hàng.

Một số dấu hiệu: nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông tin khác trong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm cuối năm hoặc thời điểm kiểm toán; ngân hàng/khách hàng có các giao dịch bất thường/không có mục đích rõ ràng với các công ty liên quan..

Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường

Nhiều ngân hàng có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát chặt chẽ liên quan đến các giai đoạn chính trong chu trình tín dụng. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm soát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách hàng đã vỡ nợ và ngân hàng đã sở hữu tài sản thế chấp. Việc không kiểm soát giá cả và người mua tài sản phát mại có thể tạo cơ hội cho nhân viên ngân hàng thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch. Những dấu hiệu của sai phạm này thường là những quy định không chặt chẽ trong quy trình phát mãi tài sản đảm bảo.

Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều sai phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Để ngăn chặn các sai phạm này, ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ với các thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên tục. Một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng. Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kính doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng. Ngoài ra, công tác kiểm toán, thanh tra hoạt động ngân hàng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai phạm xảy ra.

Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán

Kế toán tái cơ cấu các khoản nợ theo chuẩn mực quốc tế

Nợ xấu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay rất lớn và việc tái cơ cấu nợ được xem là biện pháp để các ngân hàng tự cứu mình. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39) đã có các quy định về cách xử lý về mặt kế toán đối với việc tái cơ cấu các khoản vay.
Kế toán tái cơ cấu các khoản nợ theo chuẩn mực quốc tế
Kế toán tái cơ cấu các khoản nợ theo chuẩn mực quốc tế
Tuy nhiên trong hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành chưa có các quy định và hướng dẫn khiến cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hạch toán khi thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ xấu. Bài viết này giới thiệu cách hạch toán tại bên đi vay và bên cho vay đối với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu theo quy định của IAS 39 hiện hành và đưa ra gợi ý cho các doanh nghiệp và ngân hàng tại Việt Nam trong việc xử lý kế toán các nghiệp vụ này.
Khi các công ty rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thì các công ty có thể thỏa thuận với bên cho vay để tái cơ cấu khoản nợ vay nhằm tránh khỏi việc phá sản. Việc tái cơ cấu các khoản nợ bao gồm việc thanh toán khoản nợ thấp hơn giá ghi sổ hoặc duy trì khoản nợ nhưng sửa đổi các điều khoản của hợp đồng vay. Theo IAS 39, khi xóa sổ một khoản nợ phải trả khỏi Báo cáo tình trạng tài chính của một công ty được gọi là thanh toán (extinguished). Khi một công ty thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua việc thay đổi các điều khoản ban đầu của hợp đồng vay (số tiền gốc phải thanh toán khi đáo hạn, thời hạn đáo hạn, lãi suất,…) thì khoản nợ cũ được thanh toán và khoản nợ mới được hình thành, công ty xóa sổ khoản nợ cũ và ghi nhận khoản nợ mới.
Kế toán thanh toán khoản nợ
Bên cạnh việc thanh toán bằng tiền, việc thanh toán khoản nợ vay có thể thực hiện bằng các tài sản phi tiền hoặc phát hành cổ phiếu của bên đi vay. Trong trường hợp này giá trị của các tài sản phi tiền hoặc các chứng khoán vốn phát hành được đo lường theo giá trị hợp lý. Bên đi vay ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá trị khi sổ của khoản nợ được thanh toán và giá trị hợp lý của các tài sản hoặc chứng khoán vốn là một khoản lãi trên báo cáo kết quả kinh doanh. Bên cho vay hạch toán chênh lệch này là một khoản lỗ và trừ vào khoản dự phòng nợ khó đòi (nếu đã có dự phòng), hoặc ghi nhận là một khoản lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh (nếu chưa có dự phòng). Ngoài ra bên đi vay sẽ hạch toán chênh lệch giữa giá ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản được thanh toán là các khoản lãi lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Trường hợp thanh toán bằng tài sản
Khi công ty gặp khó khăn về tài chính thì công ty có thể được ngân hàng cho phép thanh toán nợ bằng tài sản với số nợ phải thanh toán thấp hơn số nợ ban đầu. Giả sử công ty A vay của ngân hàng B 20.000.000 EUR. Công ty A gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Công ty A dùng một mảnh đất có giá ghi sổ 15.000.000 EUR, giá trị hợp lý 18.000.000 EUR để thanh toán khoản nợ vay cho ngân hàng B.
Công ty A ghi sổ như sau:
Nợ TK Vay phải trả                          20.000.000
Có TK Đất                                                     15.000.000
Có TK Lãi do thanh toán cấu nợ                  2.000.000
Có TK Lãi do thanh lý đất                            3.000.000
Khoản lãi do thanh toán nợ bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ 20.000.000 EUR và giá trị hợp lý của mảnh đất được thanh toán 18.000.000 EUR, số tiền chênh lệch là 2.000.000 EUR. Giá trị hợp lý của mảnh đất dùng để thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ của nó là 3.000.000 EUR (18.000.000  – 15.000.000) được ghi nhận là một khoản lãi khi thanh lý đất.
Ngân hàng B ghi sổ (giả sử đã lập dự phòng nợ khó đòi):
Nợ TK Đất                                         18.000.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                   2.000.000
Có TK Cho vay                                             20.000.000
Khoản lỗ khi ngân hàng B thu nợ bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản cho vay và giá trị hợp lý của mảnh đất nhận được là 2.000.000 EUR (20.000.000 – 18.000.000) được trừ vào khoản dự phòng nợ xấu do ngân hàng B đã lập dự phòng.
Thanh toán nợ bằng cách chuyển nợ thành vốn chủ
Giả sử ngân hàng B chấp thuận cho công ty A dùng 500.000 cổ phiếu thường của mình  có mệnh giá 10 EUR/cổ phiếu, giá trị hợp lý 32 EUR/cổ phiếu để thanh toán toàn bộ khoản vay 20.000.000 EUR ở trên.
Công ty A ghi sổ bằng bút toán:
Nợ TK Vay phải trả                                      20.000.000
Có TK Mệnh giá cổ phiếu thường                            5.000.000
Có TK Thặng dư cổ phiếu thường                          11.000.000
Có TK Lãi do thanh toán nợ                                     4.000.000
Khoản lãi do thanh toán nợ bằng chênh lệch giữa giá ghi sổ của khoản vay và giá trị hợp lý của số cổ phiếu được phát hành để trả nợ: 20.000.000 – 16.000.000 = 4.000.000 EUR.
Ngân hàng B hạch toán:
Nợ TK Đầu tư vào chứng khoán vốn         16.000.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                               4.000.000
Có TK Phiếu nợ phải thu                                         20.000.000
Sửa đổi các điều khoản của hợp đồng vay
Khi có thay đổi các điều khoản của hợp đồng vay, IAS 39 phân biệt thành hai trường hợp: (1) Thay đổi trọng yếu điều khoản của hợp đồng hiện tại, và (2) Thay đổi không trọng yếu của hợp đồng hiện tại. IAS 39 định nghĩa “thay đổi trọng yếu các điều khoản” của một công cụ nợ và yêu cầu sự thay đổi này cần hạch toán như thanh toán khoản nợ nếu giá trị chiết khấu dòng tiền trong tương lai của khoản nợ mới khác biệt ít nhất 10% so với giá trị chiết khấu dòng tiền của khoản nợ gốc.
Để tính giá trị chiết khấu dòng tiền thì lãi suất thực của khoản nợ cũ được sử dụng. Nếu sự khác biệt giữa giá trị chiết khấu dòng tiền của khoản nợ cũ và nợ mới ít nhất 10% thì cần hạch toán như việc thanh toán khoản nợ cũ, khoản nợ mới được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Các khoản chi phí phát sinh trong trường hợp này được ghi nhận như là một phần của khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh toán nợ.
Nếu sự khác biệt dưới 10% thì cần phân bổ khoản chênh lệch này trong toàn bộ thời hạn còn lại của khoản nợ. Trong trường hợp này thì khoản nợ không được đo lường theo giá trị hợp lý và toàn bộ các chi phí phát sinh điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản nợ và sẽ được phân bổ theo lãi suất thực.
Trường hợp tái cơ cấu  thay đổi trọng yếu so với điều khoản ban đầu
Giả sử công ty C vay ngân hàng D 1.000.000 EUR, thời hạn thanh toán là 31/12/2017, lãi suất hợp đồng vay ban đầu là 5%, tiền lãi năm 2012 chưa thanh toán. Công ty C đang khó khăn về tình trạng tài chính và để tránh dẫn đến việc phá sản, công ty  và ngân hàng D thỏa thuận tái cấu trúc khoản nợ vay trên.  Ngày 31/12/2012, các bên đi đến phương án tái cơ cấu như sau:
1.      Xóa khoản lãi vay chưa thanh toán năm 2012.
2.      Giảm khoản gốc vay từ 1.000.000 EUR xuống còn 800.000 EUR.
3.      Giảm lãi suất từ 5% xuống còn 4%.
4.      Thời hạn thanh toán khoản vay được giữ nguyên.
Hạch toán tại công ty C
Để xác định xem việc điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng vay này có là trọng yếu hay không theo IAS 39, công ty C cần tính giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai theo các điều khoản mới và so sánh với giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai của hợp đồng vay cũ với lãi suất chiết khấu là lãi suất của hợp đồng vay cũ (5%). Giá trị hiện tại của khoản nợ cũ đơn giản chính là khoản nợ gốc 1.000.000 EUR và khoản tiền lãi chưa thanh toán 50.000 EUR, tổng cộng là 1.050.000 EUR.
Giá trị hiện tại theo các điều khoản mới:
800.000 x 0,78353 + 32.000 x 4,32948 = 765.367 EUR
Giá trị hiện tại của khoản nợ theo điều khoản mới chênh lệch 1.050.000 – 765.367 = 284.633 EUR, tương đương với 27% so với khoản nợ cũ, lớn hơn ngưỡng 10% theo IAS 39. Do đó trường hợp này được xem là thay đổi trọng yếu các điều khoản của hợp đồng vay và cần hạch toán xóa sổ khoản nợ cũ và ghi nhận khoản nợ mới theo giá trị hợp lý.
Tuy nhiên với tình hình hiện tại của công ty C, lãi suất thị trường cho các khoản nợ của nó là 12% và do đó giá trị hợp lý của khoản nợ cần được tính theo mức lãi suất này. Giá trị hợp lý của khoản nợ vay mới là:
800.000 x 0,56743 + 32.000 x 3,60478 = 569.297 EUR
Bút toán công ty C phản ánh việc tái cơ cấy khoản nợ vay như sau:
Nợ TK Vay phải trả (nợ vay cũ)                1.000.000
Nợ TK Tiền lãi phải trả                                     50.000
Nợ TK Chiết khấu khoản nợ mới                   230.703
Có TK Vay phải trả (nợ vay mới)                          800.000
Có TK Lãi do tái cơ cấu nợ                                     480.703
Khoản nợ mới được ghi nhận theo giá trị hợp lý với giá trị thuần là 569.297 EUR chứ không phải là giá trị gộp là 800.000 EUR. Khoản chiết khấu 230.703 EUR được phân bổ trong thời gian còn lại của khoản nợ (5 năm) để phản ánh lãi suất thị trường là 12% chứ không phải lãi suất danh nghĩa 4%. Khoản chiết khấu này được phân bổ theo phương pháp lãi thực và được tính toán theo bảng sau:
Ngày
Tiền trả
Chi phí lãi vay (12%)
Chiết khấu phân bổ
Giá ghi sổ khoản vay
31/12/2012

569.297
31/12/2013

32.000
68.316
36.316
605.613
31/12/2014
32.000
72.674
40.674
646.286
31/12/2015
32.000
77.554
45.554
691.840
31/12/2016
32.000
83.021
51.021
742.861
31/12/2017
32.000
89.139
57.139
800.000
Ngày 31/12/2013, khi thanh toán khoản lãi năm 2013, kế toán công ty C hạch toán:
Nợ TK Chi phí lãi vay                                 68.316
Có TK Tiền                                                          32.000
Có TK Chiết khấu khoản nợ mới                     36.316
Các năm tiếp theo bên đi vay tiếp tục hạch toán bút toán phản ảnh việc thanh toán tiền, chi phí lãi vay và giảm khoản nợ gốc cho đến khi đáo hạn. Khi đáo hạn công ty C phản ánh việc trả nợ vay bằng bút toán:
Nợ TK Vay phải trả (mới)               800.000
Có TK Tiền                                                    800.000
Hạch toán tại ngân hàng D
Theo IAS 39, bên cho vay phải xem xét giảm giá trị của khoản cho vay nếu giá trị dòng tiền chiết khấu theo điều khoản của hợp đồng vay được sửa đổi nhỏ hơn giá trị ghi sổ của khoản cho vay. Lãi suất chiết khấu được sử dụng để tính giá trị hiện tại của khoản cho vay theo điều khoản sửa đổi là lãi suất thực ban đầu chứ không phải lãi suất sửa đổi hay lãi suất thực của thị trường tại thời điểm sửa đổi.
Như đã tính toán ở phần trên, giá trị hiện tại của khoản cho vay theo điều khoản mới là 765.367 EUR và bị giảm 284.633 EUR so với giá trị ghi sổ của khoản cho vay và tiền lãi chưa thu năm 2012. Ngân hàng D phản ánh xóa sổ khoản lãi năm 2012 là tổn thất do tái cơ cấu nợ bằng bút toán:
Nợ TK Tổn thất do tái cơ cấu nợ    50.000
Có TK Tiền lãi phải thu                               50.000
Đồng thời ngân hàng D phản ánh bút toán lập dự phòng nợ khó đòi để điều chỉnh giảm khoản nợ phải thu do tái cơ cấu nợ.
Nợ TK Chi phí nợ xấu                     234.663
Có TK Dự phòng nợ xấu                             234.663
Nếu ngân hàng D ghi giảm trực tiếp khoản cho vay không qua dự phòng nợ xấu thì bút toán như sau:
Nợ TK Chi phí tái cơ cấu nợ           234.663
Có TK Cho vay                                             234.663
Các kỳ kế toán sau, ngân hàng D hạch toán doanh thu dựa trên lãi suất thực ban đầu của hợp đồng vay theo bảng tính sau:
Ngày
Tiền nhận
Doanh thu (5%)
Tăng giá ghi sổ
Giá ghi sổ khoản cho vay
31/12/2012
765.367
31/12/2013
32.000
38.268
6.268
771.635
31/12/2014
32.000
38.582
6.582
778.217
31/12/2015
32.000
38.911
6.911
785.128
31/12/2016
32.000
39.256
7.256
792.384
31/12/2017
32.000
39.616
7.616
800.000
Ngày 31/12/2013,  ngân hàng D hạch toán bút toán như sau:
Nợ TK Tiền                                       32.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                   6.268
Có TK Doanh thu                                         38.268
Các kỳ tiếp theo bên cho vay tiếp tục phản ánh bút toán thu tiền, điều chỉnh dự phòng nợ khó đòi, doanh thu tiền lãi cho đến khi đáo hạn. Tại ngày đáo hạn, ngân hàng D hạch toán:
Nợ TK Tiền                           800.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu     200.000
Có TK Cho vay                     1.000.000
Trường hợp tái cơ cấu chỉ thay đổi nhỏ 
Giả sử công ty C vay ngân hàng D thỏa thuận phương án tái cơ cấu như sau:
1.      Giảm khoản gốc vay từ 1.000.000 EUR xuống còn 950.000 EUR.
2.      Giảm lãi suất từ 5% xuống còn 4,5%, tiền lãi hàng năm là 38.000 EUR.
3.      Thời hạn thanh toán khoản vay giảm xuống còn 4 năm (đáo hạn 31/12/2016).
Giá trị hiện tại của khoản nợ cũ đơn giản chính là khoản nợ gốc 1.000.000 EUR và khoản tiền lãi chưa thanh toán 50.000 EUR, tổng cộng là 1.050.000 EUR.
Giá trị hiện tại theo các điều khoản mới chiết khấu theo lãi suất 5% là 983.157 EUR
Giá trị hiện tại của khoản nợ theo điều khoản mới chênh lệch 1.050.000 – 983.157 = 66.843EUR, tương đương với 6,37% so với khoản nợ cũ, nhỏ hơn ngưỡng 10% theo IAS 39. Do đó trường hợp này không được xem là thay đổi trọng yếu các điều khoản của hợp đồng vay và khoản chênh lệch 66.843 EUR không được ghi nhận là lãi do tái cơ cấu nợ mà được phân bổ trong suốt thời gian còn lại của khoản vay được tái cơ cấu (4 năm).
Bút toán công ty C phản ánh như sau:
Nợ TK Vay phải trả (nợ vay cũ)                1.000.000
Nợ TK Chiết khấu khoản nợ mới                    16.843
Có TK Vay phải trả (nợ vay mới)                                                  950.000
Có TK Thu nhập hoãn lại từ lãi do tái cơ cấu nợ                           66.843
Khoản nợ mới được ghi nhận theo giá trị thuần là 933.157 EUR chứ không phải giá trị gộp là 950.000 EUR, khoản chiết khấu là 16.843 EUR phát sinh do lãi suất danh nghĩa khoản vay mới là 4,5% thấp hơn lãi suất thực của thị trường là 5%. Công ty C phân bổ khoản chiết khấu này theo phương pháp lãi thực. Tuy nhiên nếu chênh lệch giữa phương pháp lãi thực và phương pháp đường thẳng không trọng yếu thì công ty C có thể phân bổ khoản chiết khấu này theo phương pháp đường thẳng. Khoản thu nhập hoãn lại từ tái cơ cấu nợ được phân bổ dần vào thu nhập mà không bù trừ với chi phí lãi vay. Giả sử công ty C phân bổ chiết khấu theo phương pháp đường thẳng thì bút toán ngày 31/12/2013, khi thanh toán khoản lãi năm 2013, kế toán công ty C hạch toán như sau:
Nợ TK Chi phí lãi vay                                 59.461
Có TK Tiền                                                    42.750
Có TK Chiết khấu khoản nợ mới               16.711
Hạch toán tại ngân hàng D
Ngân hàng D phản ánh dự phòng nợ xấu để điều chỉnh giảm giá trị của khoản cho vay theo mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền theo điều khoản được sửa đổi và hợp đồng vay ban đầu. Bút toán của ngân hàng D tại ngày tái cơ cấu như sau:
Nợ TK Chi phí nợ xấu                     66.843
Có TK Dự phòng nợ xấu                 66.843
Các kỳ kế toán sau, ngân hàng D hạch toán doanh thu dựa trên lãi suất thực ban đầu của hợp đồng vay theo bảng tính sau:
Ngày
Tiền nhận
Doanh thu (5%)
Tăng giá ghi sổ
Giá ghi sổ khoản cho vay
31/12/2012
933.157
31/12/2013
42.750
46.658
3.908
937.065
31/12/2014
42.750
46.853
4.103
941.168
31/12/2015
42.750
47.058
4.308
945.476
31/12/2016
42.750
47.274
4.524
950.000
Ngày 31/12/2013,  ngân hàng D hạch toán bút toán như sau:
Nợ TK Tiền                                       42.750
Nợ TK Dự phòng nợ xấu                   3.908
Có TK Doanh thu                                         46.658
Các kỳ tiếp theo bên cho vay tiếp tục phản ánh bút toán thu tiền, điều chỉnh dự phòng nợ khó đòi, doanh thu tiền lãi cho đến khi đáo hạn. Tại ngày đáo hạn, ngân hàng D hạch toán:
Nợ TK Tiền                           950.000
Nợ TK Dự phòng nợ xấu       50.000
Có TK Cho vay                     1.000.000
Việc các ngân hàng và doanh nghiệp đi đến các thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ vay xấu nhằm giúp doanh nghiệp đi vay thoát khỏi tình trạng phá sản. Giải pháp này được xem là có lợi cho cả bên cho vay và bên đi vay so với trường hợp bên đi vay phá sản. Chuẩn mực kế toán quốc tế quy định các bên đi vay và cho vay ghi nhận các khoản lãi và lỗ khi thực hiện việc tái cơ cấu nợ. Các quy định trong IAS 39 mặc dù chưa có quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng không mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 – Chuẩn mực chung. Do vậy các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam có thể căn cứ vào các quy định và hướng dẫn của IAS 39 để xử lý kế toán đối với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu. Đây là một giải pháp hợp lý trong trường hợp chưa có các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.      Mackenzie B., Coetsee D, Njikizana T. and Chamboko R. (2011), Wiley 2011 Interpretation and Application of International Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons, Inc., USA.
2.      IASB (2011), International Accounting Standard 39.
Nguyễn Mạnh Hiền
Khoa Kế toán – Tài chính, trường Cao đẳng Thương mại và du lịch
Địa chỉ: Số 478, đường Thống Nhất, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên
Theo  Kiemtoan.com.vn

Bài học kinh doanh từ bà chủ hãng mỹ phẩm Bésame

 
Câu chuyện về Gabriela Hernandez, một doanh nhân đã đặt cả trái tim và tâm hồn mình vào mọi công việc trong công ty do chính mình gây dựng nên, từ việc xây dựng thương hiệu, đóng gói cho đến việc lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp.

Doanh nhân: Gabriela Hernandez, 42 tuổi
Lai lịch: Một sử gia nghệ thuật thành công và nhà thiết kế đồ họa, Gabriela Hernandez Waist- cùng với chồng đồng sáng lập tập đoàn Alma Group, một đại lý chuyên về thiết kế tại Los Angeles.
Sau đó Hernandez rời bỏ Alma Group và đầu tư 1 triệu đô la tiền vốn riêng sáng lập và điều hành công việc kinh doanh mỹ phẩm. Hernandez đã biến hãng kinh doanh của mình trở nên nổi tiếng nhờ thiết kế độc đáo tinh xảo và khéo léo.
Công ty: Khai trương năm 2004, thoạt tiên Bésame Cosmetics bán hàng qua trang web nhưng hiện nay hàng hóa của hãng đang bày bán tại những cửa hàng bách hóa nổi tiếng như Printemps tại Paris, và Holt Renfrew tại Vancouver, cũng như trong rất nhiều cửa hàng bán lẻ khác.
Bán hàng: Bésame Cosmetics, đóng tại Glendale, Calif., với khoảng 40,000 đô la doanh thu bán hàng trong năm đầu tiên và lên kế hoạch đạt doanh thu 1.2 triệu đô la trong năm 2007.
Câu chuyện của Gabriela Hernandez: Hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống của tôi, vì vậy suy nghĩ để tạo ra cái gì đó: Một bức tranh, một tác phẩm điêu khắc, một bức ảnh-với tôi chưa bao giờ là một thử thách quá khó.
Điều mà tôi muốn thực hiện là thông qua việc sử dụng những kỹ năng mà tôi học được trong 20 năm lao động miệt mài để cố gắng tạo ra một nhãn hiệu sống mãi với thời gian.
Ý tưởng về việc chế tác các sản phẩm làm đẹp đến với tôi sau khi tôi có dịp làm việc với một số dự án thương hiệu cho các nhà sản xuất trong ngành mỹ phẩm.
Tôi may mắn là người sở hữu nhiều thứ độc đáo thừa hưởng từ thời ông bà tôi, và suy nghĩ muốn biến những thứ đáng yêu đó thành các tác phẩm nghệ thuật làm tôi không thể cưỡng lại được.
Tất nhiên, thị trường bị bão hòa với các nhãn hiệu mỹ phẩm, nhưng tôi chưa bao giờ thấy Bésame là một đối thủ trực tiếp tới bất kỳ nhãn hiệu cụ thể nào trên thị trường bởi vì sản phẩm của chúng tôi có mục tiêu riêng cũng như dễ dàng phân biệt được với các nhãn hiệu khác.

Không bị lẫn trong đám đông
Tôi muốn xây dựng một công ty có trái tim và một linh hồn mà mọi người có thể cảm nhận được thông qua những sản phẩm của chúng tôi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ theo một cách tích cực. Sản phẩm phải được lưu lại trong tâm trí những người sử dụng và được cộng đồng nhắc tới với sự trìu mến và cảm giác thân thuộc.
Làm cách nào để tạo ra một nhãn hiệu không bị lẫn trong một thị trường đông đúc? Tạo ra một nhãn hiệu cũng giống như việc sinh ra một người hoàn hảo đáp ứng các yêu cầu do mình đặt ra. “Con người” này có cá tính, có đạo đức, có tính khí và có một vẻ ngoài vật chất. Khi tạo ra Bésame, tôi đã truyền vào nhãn hiệu một cá tính rõ ràng, trong mọi chi tiết, và khách hàng có thể cảm nhận được điều này.
Từ các kiểu dáng thiết kế của những hộp đựng đến mùi của sản phẩm cho tới việc không ngừng sáng tạo mẫu mã, tất cả là một phần trong một quá trình đồng bộ, thêm vào đó là sự khác biệt.
Các khách hàng sẽ biết chúng tôi là ai, chúng tôi đại diện cho cái gì, và thậm chí họ còn nói cho chúng tôi biết họ muốn chúng tôi làm ra những sản phẩm nào. Khách hàng luôn vui vẻ hợp tác với tôi tại các cuộc họp mặt khách hàng và nói những điều họ thích hay không thích về những sản phẩm của chúng tôi.
Nhãn hiệu có cá tính
Nhãn hiệu có cá tính riêng là một trong những điểm khác biệt chủ yếu và quan trọng để nhãn hiệu đọng lại trong tâm trí khách hàng. Tư cách đạo đức của công ty cũng là một thành phần chính yếu khác góp phần tạo nên thành công cho một nhãn hiệu.
Khách hàng phải biết chỗ đứng của công ty trong các vấn đề mà họ coi là quan trọng. “Giúp đỡ” khách hàng để họ cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình là một cách rất hay góp phần vun trồng mối quan hệ với khách hàng.
Tôi chọn cho Bésame một phong cách nữ tính, một cá tính lãng mạn, thanh lịch và độc đáo. Bésame mang trong mình những giá trị thời trang cổ điển, những giá trị tin cậy và đã được kiểm chứng qua thời gian.
Tính nhất quán là chìa khóa
Để xác định cách thức dùng để truyền đạt tính độc đáo cho nhãn hiệu của mình, tôi đã phải quan sát toàn cảnh những nhãn hiệu khác cùng loại mặt hàng trên thị trường. Tôi đã nhìn thấy một biển những hộp nhựa đen với những biểu tượng khác nhau được đóng dấu lên trên những bề mặt kém hấp dẫn đó.
Tôi quyết định làm Bésame trở nên độc nhất vô nhị nhờ công nghệ đúc khuôn và sử dụng nhiều kim loại hơn trong việc làm bao bì. Chính những thiết kế rất riêng đó đã làm các sản phẩm của chúng tôi rất khác biệt và nổi bật.
Trong việc sử dụng đồ họa, tính nhất quán là chìa khóa. Những màu sắc, những kết cấu và kích cỡ tất cả đều góp phần tạo ra một hình ảnh đáng nhớ cho khách hàng, và chính điều này là điểm đầu tiên tạo ra nét riêng cho thương hiệu.
Màu sắc là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của bao bì. Nó thường được dùng làm phương tiện đem lại sự nổi bật cho nhãn hiệu trong hàng loạt các sản phẩm cùng loại nằm chen chúc trên giá bán.
Tôi chọn màu gạch đỏ và màu kem mát mẻ vì màu đỏ đại diện cho cảm xúc mạnh mẽ và sự thanh lịch của vua chúa, trong khi đó màu kem cân bằng sức mạnh của màu đỏ làm cho nó đỡ chói gắt.
Mô típ hoa được chúng tôi sử dụng trong mỗi sản phẩm. Mô típ này hiện diện trên các danh thiếp và nó làmcho nhãn hiệu của chúng tôi được xác định rõ ràng trong bất kỳ môi trường bán lẻ nào.
Người thiết kế giúp tôi xây dựng một hệ thống mẫu mã đóng gói nhất quán cũng như tạo lập hệ thống bán lẻ và xây dựng trang web. Một nhãn hiệu mới đòi hỏi người ta phải hao công tốn của như nuôi một đứa trẻ sơ sinh.
Những nhà cung cấp cũng là các đối tác
Đây là một việc khó, đặc biệt khi có rất nhiều sự lựa chọn. Chúng tôi đã quyết định dùng công nghệ đúc cho các sản phẩm của mình. Điều này yêu cầu nhiều thời gian và tốn nhiều nguồn lực hơn, nhưng nó lại tạo nên ý nghĩa cho nhãn hiệu của chúng tôi, bởi vì chúng là một phần trong toàn bộ nhãn hiệu.
Chúng tôi không đi theo sau những khuynh hướng, chúng tôi lựa chọn việc sản xuất những sản phẩm không theo mùa và hữu ích quanh năm đối với đa số phụ nữ. Chúng tôi không muốn đi theo chu kỳ hàng hóa theo mùa cứ ba tháng một lần lại bị gián đoạn.
Việc tuân thủ chiến lược được vạch sẵn dẫn đến việc phải tìm được các nhà cung cấp có thể nhìn thấy được nhãn hiệu của chúng tôi khác biệt ở đâu. Những đối tác – nhà cung cấp này cần coi trọng công việc, những thiết kế, tầm nhìn của chúng tôi và đồng hành cùng chúng tôi.
Nhiều phương thức của các nhà cung cấp được giới thiệu đã không phù hợp với tầm nhìn của chúng tôi về nhãn hiệu. Chúng tôi đã buộc phải từ chối những đề nghị không phù hợp.
Thật là khó khi cùng một lúc từ chối nhiều các cửa hàng muốn bán sản phẩm của chúng tôi nhưng lại không cùng chung tầm nhìn. Công việc của người phát triển nhãn hiệu là một trong số những nhiệm vụ thử thách nhất mà tôi từng đảm nhiệm.
Bésame là một nhãn hiệu mới trong thị trường xa xỉ, với ý định chiếm giữ một không gian mà trước đây dành cho những tên tuổi lớn về chăm sóc sắc đẹp, việc này đã thử thách mối quan hệ của chúng tôi với những nhà bán lẻ.
Yêu công việc 24/7
Nhiều người đã từng hỏi liệu tôi có những kỳ nghỉ hay có lúc nào đó tạm ngừng không nghĩ về công việc hay không, và câu trả lời của tôi là “không”. Tôi thực sự yêu công việc của mình và nó đã trở nên một phần con người tôi.
Đó là định mệnh của bạn, nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân. Bạn sẽ luôn luôn bị thôi thúc muốn vươn tới thành tựu tiếp theo và không bao giờ thỏa mãn.
Điều hành một công ty và xây dựng một nhãn hiệu không hề dễ dàng, nhưng đối với tôi, đó là việc đáng làm nhất mà tôi đã từng thực hiện.
(Phương Trinh – Theo DDDN/PWPortal)

Bill Gate – Con người vĩ đại của ngành công nghệ

Nhắc đến Bill Gates, người ta đều nghĩ ngay đến hình ảnh tỷ phú “lắm tiền nhiều của” và một doanh nhân thành đạt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, người đàn ông ấy đã phải nỗ lực hết mình với những suy nghĩ táo bạo.
Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả, bố là một luật sư có tiếng, mẹ thuộc ban giám đốc của một công ty tài chính lớn, từ sớm ông đã bộc lộ niềm say mê các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông.
Gates luôn tự quyết định làm mọi thứ, kể cả việc theo đuổi lĩnh vực lập trình máy tính thay vì đăng ký những môn học thông thường. Ông bắt đầu xây dựng công ty phần mềm khi mới 17 tuổi.
Cancer Research UK
Ngay từ khi mới thành lập công ty phần mềm, Bill Gates đã đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ thành gã khổng lồ nổi tiếng trong làng công nghệ thế giới. Hướng tới mục tiêu đó, Gates luôn nỗ lực vươn lên, không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng và những thông tin hữu ích cho công việc và bản thân để đạt được chiến lược đã đề ra.
Dù học khá nhưng ngay từ khi còn rất trẻ, Gates đã nhận thấy trường học không phải là nơi dành cho mình. Năm 20 tuổi, ông rời bỏ sự nghiệp học hành ngay tại Harvard và bắt đầu sáng lập nên Microsoft.
Gates hiểu rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Tất nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ điều này và không phải lúc nào cũng đúng với tất cả mọi người. Sự nghiệp học hành cũng có những lợi thế riêng và trước khi thôi học, bạn cần cân nhắc kỹ đến hậu quả. Bill Gates đã đi ngược với truyền thống và đã thành công trên con đường đã chọn.
Bill Gates Dũng cảm theo đuổi đam mê
Gates ngày càng thành công vì ông không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có. Dù trở thành tỷ phú khi mới 38 tuổi nhưng ông vẫn không ngừng nỗ lực, sáng tạo với tham vọng kiếm nhiều tiền hơn nữa trong tương lai.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Gates đã rất thành công khi theo đuổi những niềm đam mê của mình, từ sở thích lập trình cơ bản đến trở thành một nhà từ thiện. Gates không bao giờ làm những việc mà ông không tin tưởng sẽ thành công. Ông hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần phải làm gì để đạt được thành công.
 

Học tập cách sáng tạo của Intel, Google và Toyota

Bản chất con người luôn chống lại sự thay đổi. Liên tục cải tiến cũng có nghĩa là liên tục thay đổi, và những thay đổi luôn đẩy con người ra khỏi “vùng an toàn” (comfort zone). Phản ứng phổ biến nhất của họ là cưỡng lại những thay đổi đó.
Trong tác phẩm kinh điển “Quân vương”, Machiavelli đã viết “Không có gì khó khăn, nguy hiểm và bất định hơn là khởi xướng cho những đổi mới”. Hãy cùng xem lại những kinh nghiệm của Intel, Google và Toyota trong việc hiện thực hóa những thay đổi.

Hãy là kẻ đa nghi
Hậu quả của sự thay đổi phải ít nghiêm trọng hơn hậu quả của không thay đổi. Vì vậy, để có một cơ sở tốt để triển khai những thay đổi, tất cả mọi người đều phải hiểu rõ ràng về những hậu quả nếu họ lựa chọn duy trì mọi việc hiện tại. Vì vậy, nếu một công ty muổn triển khai những cải tiến và thay đổi một cách hiệu quả, họ phải nắm bắt những thông tin chính xác về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, va chia sẽ rộng rãi những thông tin này. Lãnh đạo phải cho mọi nhân viên thấy họ luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng. Mọi nhân viên đều phải nhìn rõ khoảng cách giữa những gì đang có và những gì cần phải có.
Trong quyển sách “Chỉ những kẻ đa nghi mới tồn tại” (Only the Paranoid Survive), Andy Grove, từng là chủ tịch và CEO tại Intel trong suốt 2 thập kỷ cuối thế kỷ trước, mô tả quan điểm của mình như sau “Nhiệm vụ chính của một người quản lý là đề phòng sự tấn công từ bên ngoài, đồng thời truyền đạt cho những người dưới quyền thói quen luôn đề phòng đó… Tôi luôn lo lắng về các đối thủ cạnh tranh, về những ai đang nghiên cứu những quy trình hiệu quả của chúng tôi và rất có thể một ngày nào đó sẽ lấy đi những khách hàng của chúng tôi”.

Khuyến khích thử nghiệm
Phần lớn mọi người có cả tâm lý muốn làm những gì quen thuộc và cả tâm lý hướng đến những gì mới và thử thách. Mỗi khi cần thay đổi và thử thách, thông thường những công ty quá vội vàng trong việc kỷ luật nhân viên khi hiệu quả chưa được như ý, nhưng lại không đủ quyết đoán để khuyến khích nhân viên thử nghiệm những phương pháp mới, cũng như không đủ trí tưởng tượng để giúp nhân viên nhận thấy những gì cần thay đổi, những gì vẫn còn giá trị cần phải duy trì. Đấy chính là một biểu hiện cho thấy tổ chức chỉ hướng đến những kết quả ngắn hạn.
Những công ty phải biết chờ đợi thiết để những thay đổi thể hiện tác dụng, đồng thời khuyến khích những nhân viên thử nghiệm những gì mới. Sự khuyến khích ở đây không hẳn là khuyến khích về nguồn lực. Đây là sự khuyến khích về cách thái độ của nhân viên thử nghiệm những cách làm mới.
Google đã ứng dụng rất nhiều ý tưởng tạo điều kiện cho nhân viên của họ sáng tạo và thử nghiệm. Một trong những ý tưởng độc đáo là Google cho phép nhân viên sử dụng 20% thời gian làm việc của mình, nghĩa là 1 ngày trong mỗi tuần làm việc, để tham gia những dự án mà họ thấy thú vị. Rất nhiều sản phẩm và dịch  vụ của Google, như Gmail, Google News, AdSense đều bắt nguồn từ những dự án như thế. “Ý tưởng 20%” này có ý nghĩa quan trọng không chỉ về con số 20% thời gian mà Google cho phép nhân viên của họ tự do tham gia dự án họ yêu thích, nó còn thể hiện sự khuyến khích của Google với nhân viên trong việc sáng tạo sản phẩm mới.

Google luôn tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo những sản phẩm mới

Nhìn nhận sự thay đổi như một cơ hội để học tập
Các công ty cần nhìn nhận những thay đổi như một cơ hội để học tập, khi đó họ sẽ không cảm thấy quá khó khăn khi đứng trước những thay đổi bắt buộc. Mọi người nhìn chung đều sẽ hiểu nhanh những thay đổi nếu quả thực những thay đổi đó giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Lãnh đạo phải cùng với nhân viên vạch ra những hướng đi mới, thử nghiệm cũng như khắc phục những trở ngại trên con đường đổi mới. Đặc biệt, những nhân viên tuyến đầu (fronline workers) cần được trao những quyền hạn đủ rộng để có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhanh và hiệu quả.
Một trong những tiêu chí tuyển dụng của Toyota là đức tính sẵn sàng học tập và thay đổi. Trong quá trình làm việc, Toyota dựa vào điều này mà đào tạo những thói quen làm việc cần thiết cho nhân viên. Tất cả những quản lý đều phải tham gia vào quá trình cải tiến và thích nghi. Những nhân viên được khuyến khích đặt câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân của những vấn đề. Đây là một văn hóa đặc biệt ở Toyota “không có vấn đề nào thực sự là một vấn đề”, một văn hóa không có chỗ cho sự đổ lỗi.
Những kinh nghiệm, nguyên tắc nêu trên giúp bạn giảm thiểu khó khăn, trở ngại và sự bất định trong quá trình đổi mới. Đồng thời, nó cũng giúp nhân viên của bạn cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi tham gia trực tiếp vào quá trình này, không chỉ một lần, mà như một thực tế bình thường trong công việc.
(Dịch từ Vef/Harvard Business Review)
Theo kynangkinhdoanh.com

3 cách nâng cao tư duy phê phán và đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn

Để có thể ra được những quyết định tốt nhất, bạn cần tư duy phê phán và nhanh chóng để phát hiện ra các sai sót trong các quá trình vận hành có thể gây hại với công ty bạn

Là một doanh nhân, bạn sẽ phải đưa ra các quyết định hằng ngày có thể ảnh hưởng đến thành công của các sản phẩm, sự trung thành của nhân viên và tình trạng chung của công ty. Để có thể ra được những quyết định tốt nhất, bạn cần tư duy phê phán và nhanh chóng để phát hiện ra các sai sót trong các quá trình vận hành có thể gây hại với công ty bạn.
Khi bạn nghĩ về một vấn đề, quá trình suy nghĩ của bạn tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi những thành kiến như quan điểm và những giả định của bạn về tình hình. Những thành kiến đó sẽ ảnh hưởng tới lý lẽ của bạn. Nếu bạn để những thành kiến đó điều khiển quá trình suy nghĩ và bỏ qua những điểm mù trong logic của mình thì bạn sẽ vô tình tạo ra các quyết định đầy những lỗ hổng.
Linda Elder, một nhà tâm lý giáo dục kiêm chủ tịch của tổ chức Foundation for Critical Thinking có trụ sở tại Tomales, California cho rằng:  “Tư duy phê phán là cách can thiệp quá trình suy nghĩ của bạn. Đó là cách thường xuyên và liên tục để tìm ra các vấn đề trong suy nghĩ của bạn”.
Hãy thử ba chiến lược giúp bạn nghĩ suy xét vấn đề một cách hiệu quả sau:

1. Xác định mục đích của bạn.
Mỗi khi bạn đối mặt với một quyết định, sẽ có một mục đích gắn với sự lựa chọn đó hoặc một mục tiêu mà quyết định đó sẽ giúp bạn đạt được. Ví dụ, nếu bạn đang chuẩn bị mở rộng sang một thị trường mới, mục đích của bạn có thể sẽ là chọn một thị trường có cơ hội tăng trưởng lớn nhất.
Khi đã xác định được mục đích, thì nó phải được xuyên suốt trong mọi quyết định của bạn. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mục đích đó là gì, tự mình và cả nhóm làm việc nhắc lại và hãy sử dụng nó ngay từ thời điểm bắt đầu chứ không phải là lúc kết thúc. Elder cho hay:  “Để tư duy phê phán, quan trọng là bạn phải vượt trên các kỹ năng cơ bản như thu thập thông tin”.
2. Đánh giá kỹ những thành kiến của bạn.
Khi bạn đối mặt với một vấn đề, thường thì bạn sẽ xem xét nó chỉ dưới góc độ quan điểm của mình mà bỏ qua ý kiến của khách hàng, đồng nghiệp. Việc chỉ xem xét tình hình từ một góc độ quan điểm có thể dẫn đến những sản phẩm thất bại hoặc lãng phí tiền không cần thiết. Mục tiêu của việc tư duy theo lối phê phán là đem những định kiến đó ra ánh sáng để chúng không còn gây cản trở các quyết định của bạn.
Để làm được như vậy hãy nêu rõ quan điểm riêng của bạn. Hãy tự hỏi mình xem mình có thể tin tưởng gì về tình hình này? Cái gì là quan trọng đối với mình? Tiếp theo hãy tìm kiếm những giải định có thể tạo ra về suy nghĩ hoặc hành vi của những người khác. Elder chia sẻ: “Những suy nghĩ không hợp lý thường vô thức . Khi chúng ta đọc to suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ có cơ hội chống lại lối suy nghĩ đã bị bóp méo”.
3. Cân nhắc sự liên kết các lựa chọn của bạn.
Mọi lựa chọn đều có hậu quả và bạn có thể cải thiện việc ra quyết định bằng cách đoán trước những hậu quả đó. Để làm như vậy, hãy tiếp cận với vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau. Hãy tự đặt mình vào vị trí của từng thành viên trong hội đồng quản trị và cân nhắc xem họ sẽ cảm thẩy thế nào và hành động theo từng lựa chọn.
Nếu bạn tạo ra một sự lựa chọn không như mong muốn vì làm khác hàng thất vọng hoặc ảnh hưởng tới doanh số bán hàng, hãy quan sát kỹ hơn những giả định mà bạn chưa nghĩ đến và tìm hiểu lý do tại sao. Elder cho biết: “Lý do phổ biến là mọi người thường lười suy nghĩ và không muốn xem xét một ý kiến có sẵn. Nếu biết mình đã để lỡ những gì và lý do tại sao thì bạn sẽ tránh được vấn đề đó trong tương lai”.

(Dịch từ Entrepreneur)
Theo Kiến thức Kinh tế.com

Bán được nhiều hàng hơn với ít nhân viên bán hàng

Hầu hết mọi người, ngay cả nhân viên bán hàng cũng ghét bán hàng. Dưới đây là ba cách tăng doanh số bán hàng nhưng vẫn có thể cắt giảm số lượng nhân viên bán hàng
 

 
Tôi đã nghe mãi lời phàn nàn này trong suốt hàng thập kỷ : 20% nhân viên bán hàng tạo ra 80% thu nhập của doanh nghiệp. Tại nhiều công ty, gần như tất cả các vụ bán hàng đều do chính chủ công ty thực hiện, các nhân viên thậm chí còn chưa thực hiện được đến 20% các vụ bán hàng đó.
Bộ phận bán hàng thường không thể đoán được và khó quản lý. Doanh thu thì cao. Sự thật là chỉ có rất ít người bán hàng giỏi và hầu hết mọi người ghét công việc bán hàng. Hầu như không có ai thích khách hàng tiềm năng, đối mặt với sự từ chối hoặc cố gắng thuyết phục ai đó mua một món đồ có thể có rất ít lợi ích đối với người đó. Nói một cách đơn giản thì mặc dù hầu hết các nhân viên bán hàng đều ghét bán hàng nhưng họ lại rất thích tiền hoa hồng.
Và các công ty không ngừng tập trung nhiều nguồn lực lớn vào nhân viên bán hàng. Hết chủ doanh nghiệp này đến chủ doanh nghiệp khác hỏi tôi làm thế nào để đội bán hàng bán mạnh hơn nữa hoặc tăng tỷ lệ chốt đơn hàng của họ. Các công ty đã chi hàng tấn tiền vào việc đào tạo bán hàng và huấn luyện tạo động lực chỉ để giúp nhân viên tự tin nhấc điện thoại quay số. Thế nhưng đổi lại, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, các cuộc tuyển dụng không thành công và đào tạo liên tục một đội ngũ với bao hi vọng lại toàn đem lại sự thất bại.
Nếu điều này giống với trường hợp của công ty bạn thì đã đến lúc phá vỡ guồng quay. Dưới đây là những cách giúp giảm bớt chi phí cho bộ phận bán hàng của công ty bạn và thậm chí khiến bộ phận này trở nên không còn cần thiết nữa:
1. Hãy sa thải tất cả các nhân viên kém
Tôi biết câu này sẽ khiến tôi trở thành mục tiêu cam ghét của nhiều người nhưng những chính những nhân viên bán hàng kém đã không tự tạo cho họ được ưu đãi nào khi hờ hững với những vụ bán hàng sẽ không có nhiều khả năng thành công. Hãy tạo cho mọi người một cơ hội và giúp họ tìm kiếm sự phát triển nghề nghiệp ở lĩnh vực nào đó. Nếu sau một vài tháng họ không phát triển được thì khả năng khiến họ làm việc tốt hơn rất mỏng manh, và số tiền bạn đang chi vào việc đào tạo họ và các chi phí khác tốt hơn nên dùng cho nhân viên hàng đầu hiện có của bạn. Dùng tiền để mua những nhân viên giỏi sẽ giúp công ty nhanh chóng phát triển, có được sự trợ giúp tốt hơn về tiếp thị và các công cụ bán hàng tốt hơn. Hãy giải phóng họ khỏi công việc bàn giấy và họ sẽ sử dụng thời gian đó một cách chủ động hơn. Trợ giúp họ rồi họ sẽ nỗ lực gấp đôi. Họ đã biết cách bán hàng và họ có thể thích công việc này. Hãy làm mọi thứ bạn có thể làm để khiến họ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.
2. Thu hút những khách hàng dễ tính để họ mua hàng 
Ngừng lãng phí tiền để cố thuyết phục mọi người mua thứ mà họ không muốn hoặc thích. Nếu bạn đang nắm quá nhiều quyền quyết định và các nhân viên vẫn không chốt được đơn hàng thì có lẽ lỗi không hoàn toàn thuộc về họ. Việc đào tạo sẽ không giúp ích được gì trong trường hợp này. Thường thì, mô hình kinh doanh của bạn chưa hoàn hảo hoặc ít nhất là các công cụ marketing chưa tốt. Hãy đầu tư thời gian, năng lượng và tiền thực vào việc phát triển và truyền phát đi giá trị thuyết phục nhất của bạn với sự khác biệt thực sự. Các công ty thành công nhất truyền thông thông điệp của bạn rất tốt nên các khách hàng liên hệ với họ đã sẵn sàng mua với mức giá cao. Sau đó họ có thể chỉ cần tuyển người nhận đơn đặt hàng để phục vụ khách hàng. Và thực sự, hầu hết người bán hàng thà nhận hoa hồng ít hơn để chốt một đơn hàng chắc chắn hơn là tiếp xúc với khách hàng tiềm năng hay gọi điện thoại chào hàng.
3. Chuyển bộ phận bán hàng thành bộ phận quản lý khách hàng 
Chi phí mua lại một khách hàng mới cao hơn rất nhiều so với việc làm việc với khách hàng hiện tại và nhiều công ty quên đi việc bán hàng nhiều hơn cho các khách hàng hiện tại. Giữ lại các nhân viên bán hàng tầm trung giỏi tạo dựng các mối quan hệ và để họ tự do sử dụng các mối quan hệ khách hàng hiện tại. Thường thì các nhân viên bán hàng tệ trong việc thăm dò khách hàng có thể tỏa sáng khi xây dựng các mối quan hệ với một khách hàng trung thành. Hãy đưa cho họ những sản phẩm mới và các công cụ tiếp thị được tạo ra để kích thích những người vốn đã tin tưởng bạn, và bạn sẽ thấy doanh thu tăng rõ rệt. Chỉ cần thêm sự chú ý của cá nhân cũng có thể giúp tăng doanh số bán hàng hoặc những lời giới thiệu từ danh sách khách hàng hiện tại. Với cách làm đúng, những khách hàng hiện tại của bạn có thể  trở thành những người đem đến những khách hàng mới, thực sự loại bỏ nhu cầu về nhân viên bán hàng.
(Dịch từ Inc)
Theo Kiến thức Kinh tế.com

Chuẩn mực kiểm toán mới: Góp phần nâng cao trách nhiệm các bên liên quan

Vừa qua Bộ Tài chính đã chính thức ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để thay thế hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành, bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2014. Đây là bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán Việt Nam. Để tìm hiểu thêm vấn đề này, phóng viên Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Mai – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
Chuẩn mực kiểm toán mới: Góp phần nâng cao trách nhiệm các bên liên quan
Chuẩn mực kiểm toán mới: Góp phần nâng cao trách nhiệm các bên liên quan
* Ông có thể cho biết những điểm đáng chú ý của 37 chuẩn mực kiểm toán vừa mới được ban hành?– Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng báo cáo tài chính (BCTC). Tuy nhiên, qua hơn 10 năm triển khai thì hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành từ 1999 đã bộc lộ nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Năm 2009, Ủy ban chuẩn mực quốc tế đã ban hành lại hệ thống chuẩn mực kiểm toán, do đó Bộ Tài chính cũng nhận thấy Việt Nam phải ban hành lại hệ thống chuẩn mực này. Năm 2010 Bộ Tài chính đã giao việc nghiên cứu soạn thảo cho VACPA thực hiện. Thông tư 214/2012/TT-BTC (ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán) cũng là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên được ban hành do một Hội nghề nghiệp đề nghị. So với hệ thống chuẩn mực kiểm toán cũ, hệ thống chuẩn mực vừa ban hành có nhiều điểm đổi mới.Trước hết, hệ thống chuẩn mực này được ban hành sau khi Luật Kiểm toán độc lập đã được ban hành năm 2011. Như vậy đã có một văn bản có giá trị pháp lý cao thể hiện các quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập. Yêu cầu đặt ra là soạn thảo chuẩn mực kiểm toán phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với luật hiện hành. Trong hệ thống chuẩn mực, cách tiếp cận đã thay đổi mang tính chất áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hơn trước. Trước đây khi tổ chức một cuộc kiểm toán thường dựa vào phương pháp chọn mẫu, là phương pháp phù hợp với điều kiện lúc đó, còn hiện nay nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng, các doanh nghiệp (DN), tổng công ty đều phát triển theo hình thức đa ngành, đa nghề, phạm vi rộng, có quan hệ quốc tế nên chuẩn mực mới yêu cầu phải dùng phương pháp tiếp cận, đánh giá và xác định rủi ro. Tức là đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của một DN từ khâu ban hành nội quy, quy chế, quy trình xuất nhập, mua bán hàng hóa, tổ chức bộ máy,… xem khâu nào yếu, nhiều khả năng xảy ra rủi ro thì tập trung để kiểm toán. Cách tiếp cận mới này sẽ nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên môn, kỹ năng đánh giá và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV).Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của KTV. Báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực mới cũng đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của DN là đơn vị phải lập và trình bày một cách trung thực, hợp lý tình hình tài sản, vốn trên BCTC. Như vậy chuẩn mực mới giúp nâng cao trách nhiệm của tất cả các bên liên quan: KTV, công ty kiểm toán và DN khách hàng.Ý kiến kiểm toán cũng có những thay đổi lớn. Cụ thể, quy định trước đây chia ý kiến kiểm toán làm 4 loại, gồm: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ chối cho ý kiến. Để hướng đến mục tiêu các BCTC khi đã đưa ra xã hội phải phản ánh trung thực và hợp lý, người làm BCTC phải gắn trách nhiệm của mình vào sản phẩm, chuẩn mực mới quy định chỉ có 2 loại ý kiến là chấp nhận toàn phần và không chấp nhận toàn phần.Dự kiến sắp tới VACPA sẽ tiếp tục trình Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán còn lại và 1 chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp.* Gần đây chất lượng dịch vụ kiểm toán đang bị xã hội đặt dấu hỏi khi để xảy nhiều vụ việc sai phạm. Theo ông việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán mới sẽ có tác dụng thế nào trong vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán? Trong các trường hợp sai phạm cần có hình thức xử lý như thế nào cho phù hợp?
– Những năm gần đây sai phạm về kiểm toán xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế nên các DN đều gặp khó khăn, có tâm lý làm đẹp BCTC. Nguyên nhân thứ hai là do hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành của ta đã lạc hậu, chưa thể hiện rõ được trách nhiệm của KTV và DN khách hàng. Tôi tin rằng sau khi những chuẩn mực mới được áp dụng triệt để thì chắc chắn chất lượng kiểm toán sẽ được nâng cao.
Về xử lý sai phạm, tôi cho rằng hệ thống pháp luật hiện còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót. Quy định xử lý về mặt tài chính hiện nay so với trước đã là khá cao, như sai phạm về lập BCTC từ phạt 20 triệu đồng dự kiến tăng lên trên 120 triệu đồng. Việc xử lý cần nhiều biện pháp kết hợp không chỉ dừng lại ở xử lý hành chính, nhưng theo tôi phải xử lý nhanh và kịp thời, thủ tục, quy trình xử phạt cần phải gắn trực tiếp với người tham gia kiểm tra, kiểm soát thì mới có hiệu quả hiệu lực. Đối với các công ty kiểm toán, hình thức xử phạt cao nhất chính là đình chỉ hành nghề và công khai trên thông tin đại chúng.
* Ngoài một số văn bản đã ban hành, ông có thể cho biết VACPA sẽ tiếp tục triển khai những biện pháp cụ thể gì để hướng dẫn thực hiện 37 chuẩn mực mới cũng như đưa Luật Kiểm toán độc lập vào cuộc sống, thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Kế toán, Kiểm toán đến 2020?
– Hiện nay chúng tôi đang ưu tiên triển khai phổ biến các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán độc lập và Thông tư ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Cụ thể, VACPA đã và đang thực hiện kế hoạch đào tạo cập nhật kiến thức có liên quan cho hội viên, đã triển khai từ tháng 4/2013. Việc cập nhật kiến thức năm nay sẽ mở rộng cho cả các DN, thông qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tập huấn cho các DN niêm yết. Bên cạnh đó VACPA cũng đã chủ trương viết các tài liệu hướng dẫn tóm tắt các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; hệ thống hóa toàn bộ văn bản trên trang điện tử cho KTV và DN thuận tiện tra cứu; viết một số tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn sâu như vấn đề chọn mẫu, xác định trọng yếu, gửi thư xác nhận giảng dạy thực hành kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu và theo chuẩn mực mới,… hợp tác với giảng viên các trường Đại học để đưa các chuẩn mực kiểm toán này vào giảng dạy. Đây là những biện pháp rất hiệu quả mà quốc tế đang áp dụng.
* Xin cảm ơn ông./.
Theo Báo Kiểm toán

[Kiểm Toán] Ý kiến kiểm toán: Lưu ý hay Ngoại trừ?

Một báo cáo kiểm toán có đoạn Vấn đề Lưu ý vẫn có thể là một “báo cáo kiểm toán sạch”, nhưng nếu có Ý kiến ngoại trừ thì không.
                                                        Ý kiến kiểm toán: Lưu ý hay Ngoại trừ?
Ý kiến kiểm toán: Lưu ý hay Ngoại trừ?
Người đọc thường có xu hướng coi tất cả các vấn đề được đề cập trong báo cáo kiểm toán là “các điểm được kiểm toán viên lưu ý” bất kể vấn đề đó được trình bày ở phần nào hoặc trình bày như thế nào. Trong khá nhiều báo cáo kiểm toán công bố thời gian gần đây có đoạn Vấn đề Lưu ý trình bày ngay sau phần Ý kiến Kiểm toán.
Vậy kiểm toán viên muốn truyền đạt nội dung gì thông qua đoạn Vấn đề lưu ý này và các vấn đề được đề cập trong đó có ảnh hưởng như thế nào đối với tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính?
Đoạn Vấn đề Lưu ý trong báo cáo kiểm toán có ý nghĩa khác với một ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Một báo cáo kiểm toán có đoạn Vấn đề Lưu ý vẫn có thể là một “báo cáo kiểm toán sạch”.
Kiểm toán viên đã có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán liên quan đến việc ghi nhận, trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính cho vấn đề đã được nhấn mạnh trong đoạn Vấn đề Lưu ý. Do đó, báo cáo tài chính vẫn được coi là trung thực và hợp lý nhưng do tính quan trọng của vấn đề đó, kiểm toán viên muốn thu hút sự chú ý của người đọc đến nội dung trình bày trong đoạn Vấn đề lưu ý.

Tuy nhiên, nếu sử dụng tràn lan các đoạn Vấn đề Lưu ý sẽ làm giảm tính hiệu quả của việc kiểm toán viên chuyển tải các thông tin có ý nghĩa với người đọc. Hơn nữa, trình bày quá nhiều thông tin trong một mục Vấn đề Lưu ý có thể là dấu hiệu chỉ ra rằng Ban giám đốc công ty đã không công bố đầy đủ thông tin trong các báo cáo tài chính liên quan.
Nhìn chung, mục Vấn đề Lưu ý được sử dụng chủ yếu trong trường hợp có tồn tại một vấn đề không chắc chắn đáng kể mà vấn đề này ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Một ví dụ thường gặp là khả năng hoạt động liên tục của một đơn vị có thể bị phụ thuộc vào việc xảy ra hay không xảy ra một hoặc một số sự kiện trong tương lai.
Khi đơn vị được kiểm toán thuyết minh đầy đủ về yếu tố không chắc chắn có thể tạo nên sự nghi ngờ đáng kể về khả năng đơn vị có thể tiếp tục hoạt động liên tục trong báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ đề cập đến vấn đề không chắc chắn đó trong đoạn Vấn đề Lưu ý để thu hút sự chú ý của người đọc tới nội dung quan trọng này.
Nếu đơn vị được kiểm toán không thuyết minh đầy đủ về yếu tố không chắc chắn trong báo cáo tài chính thì việc trình bày mục ý Vấn đề lưu ý sẽ là không phù hợp. Thay vào đó kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
Ý kiến chấp nhận toàn phần
”Trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu”. Đây là ý kiến tích cực nhất của đơn vị kiểm toán.
Ý kiến chấp nhận từng phần (Ý kiến ngoại trừ)
Có một phần báo cáo không được kiểm toán viên chấp nhận là do không đồng ý với đơn vị được kiểm toán hoặc do công việc kiểm toán bị giới hạn
Ý kiến từ chối(Ý kiến không đưa ra ý kiến)
Do giới hạn phạm vi kiểm toán và/hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục trên báo cáo tài chính
Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược)
Các vấn đề không thống nhất được với đơn vị được kiểm toán là nghiêm trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục trên báo cáo tài chính. Đây là ý kiến tiêu cực nhất của đơn vị kiểm toán
Trong tình huống xấu hơn nữa nếu kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục hoặc việc sử dụng giả định về khả năng hoạt động liên tục của Ban giám đốc là không phù hợp thì kiểm toán viên sẽ phải đưa ra ý kiến từ chối đưa ra ý kiến hoặc đưa ra ý kiến trái ngược.
Yếu tố không chắc chắn trọng yếu cũng có thể tồn tại do một vụ khiếu kiện đang diễn ra và chưa có phán quyết cuối cùng tại thời điểm cuối niên độ trong khi căn cứ trên các thông tin hiện có tại thời điểm cuối niên độ, Ban giám đốc đơn vị không thể đánh giá kết quả của vụ kiện cũng như các tình huống có thể xảy ra.
Nếu yếu tố không chắc chắn liên quan đến vụ kiện tụng được trình bày đầy đủ trong thuyết minh của báo cáo tài chính, trong phần Vấn đề Lưu ý, kiểm toán viên sẽ lưu ý người sử dụng báo cáo tài chính tới các thuyết minh tương ứng. Ngược lại, nếu đơn vị không thuyết minh đầy đủ, kiểm toán viên có thể phải đưa ra ý kiến ngoại trừ nếu ảnh hưởng tiềm tàng của vụ kiện được xem là trọng yếu đối với báo cáo tài chính.
Yếu tố không chắc chắn phải phát sinh từ một sự kiện trong tương lai, các yếu tố là dấu hiệu hoặc điều kiện xác nhận sự hiện hữu của một vấn đề đã tồn tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán thì không được coi là yếu tố không chắc chắn và do đó thường không được đề cập trong đoạn Vấn đề Lưu ý.
Ví dụ, trường hợp đơn vị được kiểm toán không ghi nhận đầy đủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành với lý do cơ quan thuế chưa ra thông báo chính thức hoặc không lập dự phòng phải thu khó đòi do Ban giám đốc đang làm việc với các bên liên quan để gia hạn khoản phải thu rõ ràng không phải là các vấn đề phát sinh từ một sự kiện không chắc chắn trong tương lai.
Đối với các vấn đề này kiểm toán viên cần phải đưa ra ý kiến Ngoại trừ chứ không phải đưa ra Vấn đề Lưu ý. Tương tự như vậy các vấn đề liên quan đến việc áp dụng phương pháp kế toán không phù hợp không phải là nội dung mà kiểm toán viên có thể nêu trong phần Vấn đề Lưu ý.
Việc phân biệt Vấn đề Lưu ý và Ý kiến Ngoại trừ có vai trò quan trọng trong việc hiểu các báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán, sản phẩm cuối cùng của các cuộc kiểm toán, và chất lượng của báo cáo kiểm toán có vai trò cơ bản trong việc đảm bảo sự minh bạch cho thị trường vốn.
Để có thể đưa ra những quyết định được cân nhắc thấu đáo, người đọc báo cáo tài chính cần nắm được cách chắt lọc thông tin phù hợp khi đọc các báo cáo kiểm toán. Việc hiểu đúng các tình huống mà phần Vấn đề lưu ý có thể được áp dụng cũng giúp cho người đọc báo cáo đánh giá được chất lượng của báo cáo kiểm toán ở một mức độ nhất định.
Trần Hằng Thu
Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG
Theo Trí Thức Trẻ