Archive May 31, 2013

Những CEO lương một đôla nổi tiếng trên thế giới

 

Những CEO lương một đôla nổi tiếng trên thế giới

Họ là những con người thành đạt và tin rằng mức lương một đôla thể hiện cam kết của họ trong nỗ lực tạo ra các giá trị mới cho cổ đông.

Và cũng chỉ mới một đôla đó, họ kỳ vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng theo nhờ nỗ lực của mình.

Những CEO đã hoặc đang hưởng mức lương tượng trưng chỉ 1 USD, không giống những đồng nghiệp của họ trong danh sách 500 CEO được trả lương cao nhất thế giới của Forbes. Trong danh sách đó, tổng lương thưởng của tất cả các CEO lên tới 4,5 tỷ USD năm 2010.

Còn các CEO lương thấp này thoạt nhìn thì có vẻ hẩm hiu, nhưng con số một đôla này hoàn toàn không tính đến tất cả cổ phiếu thưởng và các ưu đãi khác. Các công ty được dẫn dắt bởi những CEO trong danh sách này cũng chính là các công ty có cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ một khi lợi ích của các giám đốc điều hành gắn chặt với lợi ích của cổ đông, thì đôi bên đều có lợi.

1. Larry Ellison của Oracle – lương một đôla

Larry Ellison, CEO Oracle.
Larry Ellison, CEO Oracle.
Nếu lên danh sách các đặc điểm của CEO 1 USD, bạn sẽ thấy có khiêm tốn, tiết kiệm và từ thiện. Ellison chính là người tiêu biểu cho đặc điểm thứ ba: ông đã đồng ý cho đến 95% tài sản của mình với mục đích làm từ thiện. Tuy nhiên, xét về khoản tiết kiệm thì có vẻ không đúng lắm khi ông cũng từng sở hữu du thuyền lớn nhất thế giới, ngôi nhà lớn nhất thế giới và thậm chí là cả dàn loa lớn nhất thế giới. Ellison có khối lượng tài sản khổng lồ trị giá 39,5 tỉ USD và là người giàu thứ 5 trên thế giới.

2. Steve Jobs của Apple – lương một đôla

Steve Jobs, CEO Apple.
Steve Jobs, CEO Apple.
Steve Jobs đã biến Apple trở thành công ty hàng đầu trên thị trường và luôn luôn thay đổi thế giới. Trong số các công ty tại Mỹ, thì Apple chỉ đứng sau ExxonMobil về mức vốn hóa thị trường. Kể từ khi quay trở lại công ty năm 1997, Jobs chỉ nhận mức lương một đôla mỗi năm và tạo ra mức hoàn vốn là 8,333% cho các cổ đông.

3. Larry Page và Eric Schmidt của Google – lương một đôla

Larry Page và Eric Schmidt của Google.
Larry Page và Eric Schmidt của Google.
Cả Larry Page và Eric Schmidt – hai nhà đồng sáng lập ra Google chỉ nhận mức thù lao tượng trưng là 1 USD để điều hành cả cỗ máy tìm kiếm khổng lồ. Trước đây, khi còn là giám đốc sản phẩm của Google, Page đã từng nhận mức thưởng khi đi nghỉ là 1.785 USD năm 2010. Và giờ anh có số tài sản trị giá 19,8 tỉ USD bao gồm số cổ phiếu của Google và các khoản trả khác.
4. Jen Hsun-Huang của NVIDIA – lương một đôla
CEO Jen Hsun-Huang của NVIDIA.
CEO Jen Hsun-Huang của NVIDIA.
CEO của NVIDIA Jen-Hsun Huang cũng nhận mức lương một đôlatrong năm 2010. 2009 là một năm đầy khó khăn đối với NVIDIA, nhưng thay vì sa thải nhân viên, Huang và các thành viên HĐQT của NVIDIA lại quyết định chỉ nhận mức lương tượng trưng này. Năm 2009, ông từng nhận được 4 triệu USD gồm lương và thưởng cổ phiếu.

5. Edward Liddy của AIG – lương một đôla

CEO Edward Liddy của AIG.
CEO Edward Liddy của AIG.
Giám đốc điều hành của tập đoàn AIG – Edward Liddy – cũng nhận mức lương một đôla cho năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, giống như các đồng nghiệp khác trong danh sách này, Liddy vẫn sẽ được nhận các khoản cổ phiếu không công khai và có lẽ số tiền đó sẽ giúp ông chi trả được cho cuộc sống của mình một thời gian dài.

6. Jerry Yang của Yahoo! – lương một USD

CEO Jerry Jang của Yahoo!
CEO Jerry Jang của Yahoo!
Yang lên thay Terry Semel làm CEO của Yahoo và cũng nhận mức lương một đôla mỗi năm. Năm 1994, cùng với David Filo tại Đại học Stanford, Yang đồng sáng lập ra một chương trình tìm kiếm địa chỉ trên mạng với tên gọi: “ Jerry and David Guide to the World Wide Web ” và sau này phát triển thành Yahoo! Anh chỉ nhận 1 USD, nhưng người kế nhiệm của anh là Carol Bartz thì lại ngược lại, khi chỉ riêng lương cơ bản cho cô đã là hơn 1 triệu USD mỗi năm.

7. Vikram Pandit của Citigroup – lương một USD

Vikram Pandit, CEO của Citigroup.
Vikram Pandit, CEO của Citigroup.
CEO người Ấn Độ của tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup đã nhận mức lương một đôla cho năm 2009 và 2010. Vì những hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng tài chính gây ra, Pandit đã tuyên bố trước HĐQT của Citigroup rằng “lương của tôi sẽ chỉ là một đôlamỗi năm cho đến khi chúng ta có lợi nhuận”. Và do vậy, tháng 1/2011, khi Citigroup công bố báo cáo kinh doanh quý thứ tư liên tiếp có lãi, đưa 2010 trở thành năm đầu tiên có lợi nhuận kể từ 2007, ông Pandit đã được tăng lương lên mức 1,75 triệu USD mỗi năm.

Theo VnExpress

nguoilanhdao.vn

10 dấu hiệu ‘làm xiếc’ báo cáo tài chính

Doanh nghiệp sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách để làm đẹp báo cáo tài chính đánh lạc hướng nhà đầu tư.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đang là căn cứ cơ bản để nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, cũng như kinh nghiệm mà thị trường đã trải qua, nhà đầu tư cần cảnh giác với những số liệu có dấu hiệu bất thường. 10 dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận.

Lợi nhuận đánh bại thị trường:nếu một doanh nghiệp bình thường hoạt động ở lĩnh vực không mấy đặc sắc, mà duy trì được lợi nhuận khả quan, thậm chí vượt trội trong môi trường kinh doanh khó khăn, thì các con số ấn tượng cần được đem ra mổ xẻ.

Lợi nhuận của công ty ấn tượng nhưng không được đối thủ cùng ngành vị nể. Đây là trường hợp của Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông (DVD). Khi cổ phiếu này mới lên niêm yết, ít nhất 3 công ty chứng khoán lớn có báo cáo đánh giá hoạt động của DVD rất khả quan. Dựa trên thông tin DVD công bố, các công ty chứng khoán này tính toán EPS dự phóng của cổ phiếu DVD cao nhất nhì trong ngành. Khi cổ phiếu DVD nhận được nhiều lời tán dương từ các chuyên viên phân tích, thì không ít doanh nghiệp cùng ngành dược lại không mấy xem trọng hoạt động kinh doanh của DVD. Thực tế cho thấy, DVD đã sụp đổ.

Lợi nhuận nhảy vọt so với cùng kỳ
: hai năm trước khi niêm yết, DVD chỉ đạt lợi nhuận lần lượt 18,5 tỷ đồng và 25,5 tỷ đồng, nhưng vào năm 2009, khi vừa niêm yết, lợi nhuận bất ngờ nhảy vọt lên 109 tỷ đồng. Lợi nhuận của DVD xuất phát từ hoạt động sản xuất-kinh doanh chính, chứ không phải từ các thu nhập bất thường như thanh lý tài sản, chuyển nhượng vốn. “Hiện tượng” DVD sau này được giải mã bằng hình thức ghi nhận “doanh thu ảo”.

Lợi nhuận ấn tượng của công ty công bố trước các đợt phát hành tham vọng. Trong quý III/2010, mặc dù thị trường chứng khoán suy giảm, đa phần công ty chứng khoán thua lỗ, nhưng công ty chứng khoán VNDirect (mã VND) công bố lãi 53 tỷ đồng. Thế nhưng, vào quý IV/2010, khi thị trường chứng khoán phục hồi, đa phần công ty chứng khoán có lãi, thì VND lại công bố lỗ 117 tỷ đồng. Lãnh đạo VND giải thích, thua lỗ có nguyên nhân khách quan là thị trường biến động, nhưng giới phân tích nhìn nhận, con số lợi nhuận khả quan trước đó của VND có thể được công bố để hỗ trợ cho đợt phát hành tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010.

Doanh nghiệp sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách hòng làm đẹp báo cáo tài chính đánh lạc hướng nhà đầu tư. Ảnh minh họa.

Lợi nhuận được tạo ra từ các giao dịch đáng ngờ. Tháng 7/2010, một doanh nghiệp ngành khí đốt đã triệu tập đại hội cổ đông bất thường điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận tăng 2,5 lần so với con số được thông qua vài tháng trước đó tại đại hội cổ đông thường niên. Khoản lợi nhuận tăng thêm này được tạo ra từ kinh doanh bất động sản, nhằm phục vụ cho mục đích tăng vốn. Thực chất, khoản lợi nhuận này được tạo ra bằng một giao dịch chuyển nhượng khá đáng ngờ trong liên minh 3 bên đều liên quan đến chủ tịch Hội đồng quản trị. “Âm mưu” này sau đó phá sản do thị trường chứng khoán đi xuống, nhưng cũng khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ khi tin vào con số lợi nhuận “bánh vẽ”.

Các con số lợi nhuận thay đổi chóng mặt. Vào đầu quý II năm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (DBC) gây chú ý khi đại hội cổ đông vừa thông qua kế hoạch lợi nhuận 167 tỷ đồng, thì hai ngày sau đó, công ty công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với 204 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 4 lần con số lãnh đạo DBC công bố tại đại hội cổ đông. Giải thích với báo giới và giải trình với cơ quan quản lý thị trường, ý kiến của lãnh đạo DBC tỏ ra không thống nhất về cách ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án bất động sản.

Lợi nhuận gắn với các đợt thanh lý tài sản khả nghi. Các đợt thanh lý tài sản lớn có thể là biện pháp cứu vãn kết quả kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp. Nếu việc thanh lý diễn ra sát thời điểm kết thúc chu kỳ kế toán, thì gần như chắc chắn là doanh nghiệp có ý đồ. Đơn cử, năm 2010, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) chuyển nhượng cổ phần tại Tribeco Bình Dương cho một cổ đông lớn là Uni- President vào đúng ngày 30/6. Động thái này giúp Tribeco lãi 44 tỷ đồng trong quý II/2010 và khiến cổ phiếu tăng giá mạnh. Tuy nhiên, đây là quý lãi duy nhất của Tribeco trong 13 quý liên tiếp.

Lợi nhuận cao đột biến rơi vào quý I và quý III.
 Báo cáo tài chính quý I và quý III không yêu cầu phải soát xét, nên các “bùa chú” kế toán nhiều khả năng được doanh nghiệp đem ra áp dụng nhiều nhất.

Thay đổi kế toán trưởng liên tục
. Chưa kể những lần thay đổi người đại diện pháp luật và tổng giám đốc, trước khi kết thúc năm tài chính 2011, Công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa (VKP) liên tục thay kế toán trưởng. Hai vị trí tổng giám đốc và kế toán trưởng có vai trò quan trọng đối với chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự thay đổi đột ngột cả hai vị trí này trước thời điểm năm tài chính kết thúc có thể là một dấu hiệu không lành, báo hiệu báo cáo tài chính có thể bị can thiệp.

Doanh nghiệp có thể “múa may” lợi nhuận bằng cách thay đổi chính sách bán hàng, cho phép người mua trả chậm để tăng doanh thu. Một kỹ thuật khác là thay đổi các ước kế toán ghi nhận giá trị các hợp đồng tương lai về thời điểm hiện tại.

Theo VnExpress

Các cách đơn giản để giúp bạn thông minh hơn

Bạn có thể đã biết về những chiến lược hiệu quả nhất để cải thiện trí tuệ của mình: tập thể dục, ít căng thẳng ,và tiếp tục học tập. Nhưng thật khó để cam kết thực hiện chúng khi việc kinh doanh chiếm hầu hết thời gian của bạn.

images (2)

Dưới đây là ba chiến lược để bộ não hoạt động hiệu quả trong lịch trình kinh doanh bận rộn:

1. Có được một thể lực tốt.

“Điều quan trọng nhất để duy trì chức năng não là tình trạng thể chất,” Richard Restak, một nhà thần kinh học cho biết . Nếu bạn không giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tâm trí của bạn sẽ bắt đầu xấu đi.

Đối với nhiều doanh nhân,công việc và việc rèn luyện cơ thể là hai nhiệm vụ tách biệt với nhau . Tuy nhiên, thay vì cố gắng làm  từng thứ một, hãy tiến hành cả hai việc một lúc. Nhận cuộc gọi hoặc email câu trả lời trên một bàn máy chạy bộ, hoặc khiêu vũ trong khi bạn đang động não. Bạn không chỉ  sẽ có nhiều năng lượng, não của bạn sẽ hoạt động tốt hơn  trong hiện tại và tương lai.

Nếu bạn có nhiều thời gian để tập thể dục, bạn hãy thử nhảy (như salsa hoặc xoay) hoặc quần vợt. Việc này đòi hỏi bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng và lưu trữ rất nhiều thông tin cùng lúc, vì vậy chúng đặc biệt tốt cho não của bạn.

2. Học một ngôn ngữ trên đường:

Để được thông minh hơn, não của bạn phải hoàn thành một nhiệm vụ đầy thách thức giống như học một ngôn ngữ mới. Bạn hãy làm cho bộ não trở nên bận rộn hơn bằng cách thực hành một ngôn ngữ mới trên xe bus. (Hãy thử Babbel, một ứng dụng để học ngoại ngữ miễn phí cho iOS và Andriod.)

Nếu ngôn ngữ không phải là điều bạn thích , học cách chơi cờ vua hoặc một dụng cụ âm nhạc, hoặc làm một ô chữ hàng ngày. “Bất cứ hành động đòi hỏi khả năng trí tuệ cao sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nhận thức chung của bạn,” Jaeggi nói.

Theo nhà nghiên cứu Jaeggi, bạn cần phải thực hành các bài tập này trong ít nhất một tháng, với 20-25 phút mỗi ngày, để thấy được lợi ích thực sự. Cũng giống như đi tập thể hình, “bạn càng chăm chỉ luyện tập, kết quả đạt được càng cao”, cô nói.

images (3)

3. Thiền định bất cứ khi nào bạn phải chờ đợi.

“Căng thẳng là hiểm họa lớn nhất đối với việc duy trì chức năng bộ não ,” Restak nói.  Cortisol, 1 loại hormone được sinh ra khi bạn đang căng thẳng, làm suy yếu bộ nhớ và chức năng não. Tĩnh tâm hay thiền định, giúp căng thẳng thấp hơn, giữ cho bộ não của bạn sáng suốt hơn

Thiền định trong khi bạn chờ đợi cho nước đun sôi, trong khi chờ một đoàn tàu đến, chờ một cuộc họp để bắt đầu… Nó không đòi hỏi một khoảng lặng hay sự cô đơn – chỉ cần sự chú ý lưu tâm. Hãy thử điều này và bạn sẽ giảm được sự căng thẳng, nâng cao hiệu quả hoạt động của não bộ.

Dịch từ www.entrepreneur.com

Chàng thanh niên và nhà triệu phú

Có một chàng thanh niên rất ngưỡng mộ thành công của một nhà triệu phú, nên đã đến hỏi nhà triệu phú đó bí quyết đã giúp ông thành công đến vậy.


Sau khi nghe câu hỏi của chàng thanh niên, ông ta chẳng nói gì, mà đi thẳng vào bếp lấy một quả dưa hấu. Người thanh niên cảm thấy khó hiểu, không biết ông ta định làm gì, anh ta mở to mắt để nhìn thì thấy nhà triệu phú bổ quả dưa làm 3 phần không bằng nhau.

– “Nếu như mỗi miếng dưa hấu đại diện cho một lợi ích, cậu sẽ chọn như thế nào?”. Nhà triệu phú vừa nói vừa đưa những miếng dưa hấu ra trước mặt chàng trai.

– “Đương nhiên là tôi sẽ chọn miếng to nhất”. Chàng thanh niên trả lời không chút chần chừ.

Nhà triệu phú cười và nói rằng: “Được. Xin mời cậu ăn”.

Thế rồi, ông ta đưa cho chàng thanh niên miếng dưa to nhất, còn mình thì ăn miếng bé nhất. Khi chàng thanh niên đang tận hưởng hương vị từ miếng dưa to nhất, thì nhà triệu phú kia đã ăn xong, sau đó ông ta cầm miếng còn lại và ăn tiếp, ông ta còn cố ý lắc qua lắc lại miếng dưa hấu trước mặt chàng trai trước khi đưa vào miệng.

Thực ra miếng dưa hấu nhỏ nhất và miếng dưa hấu cuối cùng nếu hợp lại, nó sẽ nhiều hơn miếng dưa hấu to nhất mà chàng thanh niên đã ăn. Chàng thanh niên chợt hiểu ra ngụ ý mà nhà triệu phú muốn truyền đạt: Tuy lúc đầu ông ta ăn miếng nhỏ nhất, nhưng cuối cùng lượng dưa mà ông ta ăn lại nhiều hơn mình, mặc dù mình đã chọn miếng to nhất.

Nếu như mỗi miếng dưa đại diện cho một giá trị lợi ích nhất định, tổng số lợi ích nhà triệu phú đó có được sẽ nhiều hơn lợi ích của chàng thanh niên.

Thông qua việc ăn dưa, nhà triệu phú đã truyền đạt tư tưởng và kinh nghiệm thành công của mình. Cuối cùng ông ta nói với người thanh niên một cách rất chân thành: “Nếu muốn thành công, đầu tiên hãy học cách từ bỏ, chỉ khi chúng ta từ bỏ những lợi ích nhỏ trước mắt, mới có thể có được những lợi ích lâu dài và lớn hơn, đó chính là kinh nghiệm thành công của tôi”.

Theo kienthuckinhte.com

TỔ CHỨC KIỂM TRA KẾ TOÁN

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.

Về lâu dài tổ chức kiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán mà trong đó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng. Hiện nay hệ thống kiểm toán chưa có những quy chế về nội dung và hình thức hoạt động cụ thể nên trước mắt vẫn tổ chức kiểm tra kế toán.

Sự cần thiết của công tác kiểm tra kế toán:

Bảo vệ tài sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó thì công tác kiểm tra kế toán giữ vị trí quan trọng.

Kế toán có chức năng kiểm tra là do phương pháp và trình tự ghi chép, phản ánh của nó. Việc ghi sổ kế toán một cách toàn diện, đầy đủ theo trình tự thời gian kết hợp với việc phân theo hệ thống, với công việc ghi sổ kép, công việc cân đối, đối chiếu lẫn nhau giữa các khâu nghiệp vụ ghi chép, giữa các tài liệu tổng hợp và chi tiết, giữa chứng từ sổ sách và báo cáo kế toán, giữa các bộ phận, chẳng những đã tạo nên sự kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động kinh tế tài chính, mà còn đảm bảo sự kiểm soát tính chính xác của bản thân công tác kế toán.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là những người thực hiện các công việc đó (kế toán trưởng, các nhân viên kế toán) có thực hiện đầy đủ và đúng đắn hay không, chính vì vậy mà phải kiểm tra kế toán.

Trong điều I của “Chế độ kiểm tra kế toán” ban hành theo Quyết định số 33/QĐ/TC/KT ghi rõ:

“Kiểm tra kế toán là xem xét, đối soát dựa trên chứng từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, phản ánh, tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng”.

Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán:

Kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực, rõ ràng. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán và kết quả công tác của bộ máy kế toán.

Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kỷ luật nộp thu, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính.

Qua kết quả kiểm tra kế toán mà đề xuất các biện pháp khắc phục những khiếm khuyết trong công tác quản lý của doanh nghiệp.

Yêu cầu của việc kiểm tra kế toán:

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, công việc kiểm tra kế toán cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra.

Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ, thể lệ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành. Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục.

Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra; những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chế độ kế toán và chính sách, chế độ kinh tế tài chính.

Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửa chữa những thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm tra kế toán.

Hình thức kiểm tra kế toán:

Bao gồm hình thức kiểm tra thường kỳ và kiểm tra bất thường.

Kiểm tra thường kỳ:

Kiểm tra kế toán thường kỳ trong nội bộ đơn vị là trách nhiệm của thủ trưởng và kế toán đơn vị nhằm bảo đảm chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ kịp thời các số liệu, tài liệu kế toán, đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện chức năng giám đốc của kế toán.

Kiểm tra thường kỳ trong nội bộ đơn vị bao gồm kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau.

Kiểm tra trước được tiến hành trước khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, tài chính và ghi chép kế toán, cụ thề là kiểm tra các chứng từ trước khi các chứng từ này ghi sổ.

Kiểm tra trong khi thực hiện là kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, qua ghi sổ, lập biểu phân tích số liệu, thông qua mối quan hệ đối soát giữa các nghiệp vụ với phần hành kế toán.

Kiểm tra sau khi thực hiện có hệ thống ở các phân hành về tình hình chấp hành các nguyên tắc, các chế độ, thể lệ, thủ tục kế toán dựa trên sổ sách báo cáo kế toán.

Kiểm tra thường kỳ ít nhất 1 năm 1 lần của đơn vị cấp trên đối với các đơn vị trực thuộc là trách nhiệm của thủ trưởng và kế toán trưởng cấp trên.

Kiểm tra thường kỳ của các cơ quan tài chính ít nhất mỗi năm 1 lần (ngoài công tác kiểm tra thường xuyên của bản thân đơn vị đó) là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan tài chính, cơ quan được nhà nước giao trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán, vừa là cơ quan có chức năng giám đốc bằng đồng tiền.

Tất cả các đơn vị cần tổ chức kiểm tra kế toán thường kỳ theo chế độ qui định, tạo điều kiện vững chắc cho việc nâng cao chất lượng của công tác kế toán, đảm bảo ngăn ngừa phát hiện và giải quyết kịp thời những sai sót, sơ hở trong quản lý kinh tế.

Kiểm tra bất thường:

Trong những trường hợp cần thiết, theo đề nghị của cơ quan tài chính đồng cấp, thủ trưởng các bộ, tổng cục, chủ tịch UBND tỉnh và thành phố có thể ra lệnh kiểm tra kế toán bất thường ở các đơn vị thuộc ngành mình hoặc địa phương mình quản lý.

Nội dung kiểm tra kế toán:

Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm kiểm tra việc thực hiện các công việc kế toán chủ yếu và kiểm tra các nội dung chủ yếu của kế toán như kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hóa, lao động tiền lương, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thanh toán vốn bằng tiền, …

Sau đây là một số nội dung kiểm tra kế toán:

Kiểm tra việc vận dụng các chế độ, thể lệ chung của kế toán vào tình hình cụ thể theo đặc điểm của ngành hoặc từng đơn vị.

Ví dụ:

Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất.

Kiểm tra việc vận dụng hình thức kế toán (nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ, …) có thích hợp với điều kiện và khả năng của đơn vị hay không ?

Kiểm tra chứng từ

Kiểm tra chứng từ kế toán là nội dung chủ yếu của việc kiểm tra trước trong nội bộ đơn vị. Kiểm tra chứng từ là một khâu quan trọng gắn liền với việc kiểm tra từng nghiệp vụ kế toán đối với việc kiểm tra thường kỳ hoặc bất thường của đơn vị cấp trên hoặc của cơ quan tài chính.

Chứng từ kế toán được kiểm tra chủ yếu theo những nội dung sau:

Kiểm tra nội dung chứng từ xem các hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ có hợp pháp hay không nghĩa là đúng sự thật, đúng với chế độ thể lệ hiện hành, có phù hợp với định mức và dự đoán phê chuẩn hay không?

Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nghĩa là chứng từ có hội đủ những yếu tố cần thiết và chữ ký của từng người có thẩm quyền hay không ?

Đối với những chứng từ tổng hợp và chứng từ ghi sổ phải đối chiếu với chứng từ gốc theo từng nghiệp vụ kinh tế. Đối với chứng từ ghi sổ, cần phải xem định khoản kế toán đúng với tính chất và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay không ?

Kiểm tra việc ghi chép vào các sổ kế toán: Kiểm tra vào sổ cập nhật, đúng sự thật, đúng với chứng từ kế toán, rõ ràng rành mạch.

Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán: Kiểm tra việc phân công, phân nhiệm, lề lối làm việc của bộ máy kế toán. Yêu cầu trong tổ chức bộ máy kế toán là phải hết sức gọn nhẹ nhưng đảm bảo được chất lượng công việc theo yêu cầu quản lý.

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán: Kết quả của công tác kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và kế họach hoá đúng đắn của công tác kiểm tra.

Trong mỗi đơn vị kế toán, thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra công việc kế toán trong đơn vị mình theo đúng qui định của chế độ kiểm tra kế toán. Để giúp cơ quan lãnh đạo các ngành, các cấp, để giúp thủ trưởng và kế toán trưởng làm nhiệm vụ kiểm tra kế toán thì:

Mỗi bộ hoặc tổng cục thành lập phòng kiểm tra kế toán trực thuộc vụ kế toán – tài vụ.

Ở các sở phải tổ chức bộ phận chuyên trách kiểm tra kế toán.

Ở mỗi đơn vị kế toán phải phân công 1 hoặc 2 cán bộ chuyên trách kiểm tra kế toán.

Đối với tổ chức liên hiệp các doanh nghiệp và những đơn vị có nhiều đơn vị trực thuộc thì tổ chức nhóm hoặc tổ kiểm tra kế toán cũng như kế toán trưởng đều phải có kế hoạch kiểm tra kế toán.

Nguyên tắc lập kế hoạch kiểm tra kế toán:

Đảm bảo kiểm tra được tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị có yêu cầu kiểm tra.

Tổ chức trình tự tiến hành các cuộc kiểm tra một cách đúng đắn.

Sử dụng hợp lý thời gian lao động của cán bộ kiểm tra. Xác định số cán bộ kiểm tra cần thiết cho mỗi cuộc kiểm tra.

Trong kế hoạch kiểm tra cần ghi rõ nội dung cụ thể, hình thức kiểm tra và kỳ hạn kiểm tra. Kỳ hạn kiểm tra bắt đầu từ ngày kết thúc của kỳ hạn kiểm tra lần trước, không để thời gian cách quãng không được kiểm tra.

Kiểm toán nội bộ:

Để thực hiện yêu cầu kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động tài chính – kế toán nói riêng thì kiểm toán nội bộ được xác định như là một công cụ hết sức cần thiết và có môt ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thông qua kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản trị có được những căn cứ có tính xác thực và có đủ độ tin cậy để xem xét, đánh giá các hoạt động trong nội bộ, tính đúng đúng đắn của các quyết định cũng như tình hình chấp hành và thực hiện các quyết định đã được ban hành với các bộ phận và cá nhân thừa hành.

Kiểm toán nội bộ được xác định là một hệ thống được dùng trong việc kiểm tra, đo lường và đánh giá tính chính xác thực của các thông tin tài chính và tính khả thi của các quyết định quản lý nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ không chỉ tiến hành đối với hoạt động tài chính – kế toán đơn thuần, mà đối tượng của nó còn được mở rộng với hầu hết các hoạt động khác nhau thuộc các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp nhưng dù sau thì khía cạnh cần nhất mạnh vẫn là các hoạt động tài chính – kế toán.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ hướng đến các vấn đề: Xem xét, kiểm tra tính tuân thủ của các bộ phận nhằm hướng các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp phù hợp với chính sách khác nhau đã được doanh nghiệp ban hành; xác định độ tin cậy và tính xác thực của các thông tin tài chính để phục vụ cho yêu cầu ra quyết định và đánh giá tính hiệu quả của các quyết định.

Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo qui trình chung: Lập kế hoạch kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán để thực hiện các công việc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán trình bày các kết quả và ý kiến.

Để thực hiện kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần tổ chức một bộ phận độc lập trực thuộc giám đốc hoặc hội đồng quản trị nhằm tạo cho bộ phận này có được sức mạnh cần thiết để thực hiện và phát huy được chức năng giám sát của mình. Bộ phận này có thể bao gồm một vài người hoặc đông hơn tuỳ theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Nói chung với một hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức chu đáo, có quy chế hoạt được xác lập hợp lý và khoa học sẽ là cơ sở vững chắc để thực hiện chức năng kiểm tra có đủ uy lực và hiệu quả.
Theo Ketoanthucte.com

Mạng xã hội ‘móc ví’ người dùng ra sao?

 
Mạng xã hội ngày càng nở rộ và có vẻ như đang thống lĩnh không gian Internet khi cung cấp cho người dùng một môi trường miễn phí để chia sẻ, kết nối với bạn bè… Nhưng miễn phí cho người dùng thì mạng xã hội lấy tiền đâu để hoạt động và vẫn tạo ra lợi nhuận kếch xù?
Facebook
Từ nhà đầu tư
Sự bùng nổ các trang mạng xã hội đã vượt quá mức tưởng tượng của mọi nhà đầu tư tài chính. Mặc dù họ là những người đầu tiên tài trợ các trang web như Facebook và Twitter, hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm có thể không mơ ước các trang web này đạt được sự phổ biến trên toàn thế giới.
Tất cả các công ty đều cần tiền để trang trải chi phí hoạt động. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà đầu tư, Twitter có thể phải đóng cửa cách đây 1 năm. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của Twitter và quyết định gắn bó với công ty.
Quảng cáo trực tiếp
Đây là cách thức kiếm tiền thực sự “ngon ăn”. Các trang mạng xã hội thiết kế một số ý tưởng thực sự thông minh để giúp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp và cá nhân. Cách thức của chúng tương tự như tiếp thị trên truyền hình hoặc đài phát thanh.
Bạn nghĩ các kênh truyền hình kiếm tiền bằng cách nào? Họ tính phí cho mỗi khung thời gian phát quảng cáo nhất định. Còn trên các mạng xã hội, bạn nhận được một khoảng không cho một số lần xuất hiện nhất định. Đây đơn giản là mối quan hệ cho và nhận. Các trang web cần tiền để hoạt động, quản lý, phát triển và nghiên cứu để tạo ra các dịch vụ và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Tạo ra những lựa chọn cao cấp
Thêm các thẻ tag “cao cấp” là phương pháp phổ biến trong ngành công nghiệp dịch vụ và các mạng xã hội như LinkedIn và Google+đã sử dụng chiêu thức này một cách khôn ngoan. Họ cung cấp cho bạn các tùy chọn để nâng cấp tài khoản và sau đó bạn có thể tiếp thị sản phẩm của mình với các dịch vụ cao cấp mà những người dùng bình thường không có được.
Có nhiều mức dịch vụ khác nhau với cấp độ cao nhất là nhiều chức năng nhất. Họ cung cấp cho người dùng công cụ để tối ưu các kỹ thuật tiếp thị và tiếp cận với những đối tượng người dùng mà bạn muốn nhắm tới. Những tùy chọn bổ sung như hồ sơ chi tiết về người ghé thăm trang web, phân chia nhân khẩu học và các tùy chọn không giới hạn được làm sẵn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Kiếm tiền từ dữ liệu
Bạn có tin hay không khi có nhiều báo cáo cho rằng, các công ty như Facebook đang kinh doanh dữ liệu của người dùng để kiếm tiền. Các câu hỏi đặt ra ở đây là ai sẽ mua dữ liệu của bạn? Những công ty lớn thực sự cần dữ liệu để liên hệ với các cá nhân và doanh nghiệp khác.
Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu một trang kinh doanh trên Facebook về salon cắt tóc, chắc chắn những công ty lớn liên quan tới lĩnh vực này sẽ sẵn sàng trả tiền cho dữ liệu đó. Họ có thể liên hệ với bạn để bán các sản phẩm thẩm mỹ viện hoặc họ có thể tối ưu các quảng cáo để nhiều người biết đến.
Cho dù Facebook nói rằng, họ duy trì quan hệ hợp tác với các công ty khai thác dữ liệu chỉ để nâng cao kinh nghiệm quảng cáo, nhưng các chuyên gia nghi ngờ về tuyên bố này.
 
Thương mại điện tử và nhận làm chi nhánh tiếp thị
Bán sản phẩm và dịch vụ cũng kiếm được một số lượng tiền lớn cho các mạng xã hội. Chẳng hạn, một đường dẫn trên một mạng xã hội dẫn dắt trực tiếp tới một trang mua hàng, công ty sẽ phải trả một khoản tiền nhất định cho mạng xã hội để giúp họ bán được hàng.
Phương thức này khá khác với quảng cáo nhưng chỉ cần tượng tượng lợi nhuận bạn có thể tạo ra từ việc bán 1000 sản phẩm mỗi ngày. Bây giờ nghĩ rằng hàng nghìn sản phẩm bán ra trên thế giới. Do đó, thương mại điện tử tạo ra nguồn doanh thu lớn cho các mạng xã hội.
Các kỹ thuật khác
Như đã đề cập, tiếp thị và quảng cáo mang lại nguồn lợi tài chính cho các mạng xã hội. Cũng có rất nhiều cách khác nhau và các trang web này có thể kiếm được tiền. Một trong những cách này là chơi game trên mạng xã hội.
Người dùng đã nghe nói tới các trò chơi nổi tiếng như Angry Birds, Farmville, Sims, Cafeville, Pokes… Mặc dù các trò chơi thường cho phép người dùng chơi miễn phí, nhưng bạn cũng có tùy chọn mua thẻ tiền mặt. Các thẻ tiền mặt này cung cấp cho các game thủ nhiều tính năng đặc biệt, sức mạnh…
Hơn nữa, người dùng sử dụng các ứng dụng xem tử vi, mua sắm và công việc có thể mua và truy cập vào các tính năng cao cấp. Các mạng xã hội nhận được một khoản tiền nhất định từ các nguồn tài nguyên đó.
Nguồn :  VnMedia.vn
 

Bạn đang lãng phí hàng triệu đô la của mình

Một bài học trong giá trị thời gian của tiền

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tài chính là khái niệm rằng $ 1 ngày hôm nay là có giá trị hơn $ 1 một năm sau. Có hai lý do chính. Đầu tiên, một đồng đô la có thể sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn trong tương lai do tác động của lạm phát. Thứ hai, nếu tôi có đồng đô la trong tay của tôi hôm nay, tôi có thể đầu tư nó và kiếm được lợi tức trong các hình thức cổ tức, lãi suất hoặc lãi trên vốn.

Chìa khóa cho sự thịnh vượng tài chính là nhận ra được giá trị tiềm năng của mỗi đô la hiện tại có trong tay của bạn. Trong thực tế, tôi nghĩ rằng tiền mặt như một hạt giống – bạn có thể ăn nó (chi tiêu) hoặc đầu tư nó (gieo nó).
images (6)

Để giúp minh họa điểm này, chúng ta hãy giả sử bạn tìm thấy một tờ 20 đô la trên lề đường. Bạn đang phải đối mặt với hai ứng dụng tiềm năng: bạn có thể đưa tiền trong tài khoản hưu trí được miễn thuế hoặc đưa mình ra ngoài ăn tối. “Đó chỉ là hai mươi đô la!” Bạn nói với chính mình và lựa chọn cho bữa ăn tối. Trong thực tế, bạn đang chi tiêu xa xỉ hơn rất nhiều. Sử dụng công thưc giá trị thời gian của tiền, chúng ta có thể tính toán chi phí kinh tế thực sự của việc không đầu tư tiền mặt.

FV = Pmt x (1 + i)n
FV = Giá trị tương lai
Pmt = Payment ( Khoản tiền hiện tại )
I = Lợi nhuận của bạn có thể thu được
n = Số năm

Để thực hiện các tính toán, chúng ta phải thực hiện một vài giả định. Đầu tiên, hãy giả sử bạn là 30 tuổi (và do đó 35 năm nữa nghỉ hưu ở tuổi 65). Chúng ta sẽ thay thế 35 cho “n” trong phương trình.

Tiếp theo, chúng ta phải thiết lập tỷ lệ lợi tức dự kiến. Giả định tỉ lệ lợi tức dự kiến trên thị trường cổ phiếu là 12%. Nếu bạn muốn đầu tư vào trái phiếu, lợi nhuận của bạn sẽ thấp hơn. Giả sử rằng bạn đầu tư vào cả hai và hy vọng sẽ kiếm được một tỷ lệ lợi tức dự kiến 10% . Con số này sẽ thay thế cho “i” biến trong phương trình trên

“Pmt”, hoặc Payment, là giá trị của số tiền mà bạn muốn đầu tư (trong trường hợp này $ 20). Bây giờ chúng ta đã tìm ra các biến, và có công thức  như sau: FV = $ 20 x (1 + 0,10) 35

Nhập 1.10 vào máy tính của bạn ( là tổng của 1 + 0,10). Lũy thừa với số mũ 35. Kết quả là 28,1024. Nhân 28,1024 với  pmt là $ 20. Kết quả ($ 562 ) là chi phí thực sự chi tiêu $20 hiện nay (nếu bạn điều chỉnh $ 562 cho lạm phát, nó có thể tương đương với $ 140 đô la hiện tại. Đó có nghĩa là sức mua thực tế của bạn sẽ tăng khoảng 7 lần) .

images (7)
Rõ ràng, điều này là đủ để mua một “entry” tại một nhà hàng năm sao! Trang bị kiến ​​thức này, bạn có thể tự do đưa ra quyết định kinh tế, cụ thể là, bạn muốn ăn một bữa ăn $20  hôm nay hay một bữa ăn $ 140 trong tương lai. Câu trả lời là hoàn toàn mang tính cá nhân. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu khái niệm này,sẽ thật buồn khi biết rằng các mặt hàng xa xỉ  nhỏ mà bạn nghĩ chẳng có giá trị lớn sẽ có giá trị hàng triệu đô la trong tương lai .

Dịch từ : www.beginnersinvest.about.com

“ Khủng hoảng sáng tạo” đối với sự đổi mới

Sáng tạo là trung tâm của tinh thần kinh doanh và đổi mới. Nhưng báo cáo gần đây cho rằng sự sáng tạo đang bị suy giảm trong giới trẻ, liệu rằng điều này có ảnh hưởng đến cộng đồng kinh doanh?
creative
Một bài báo Newsweek gần đây có tựa đề “ Khủng hoảng sáng tạo” báo cáo rằng sự sáng tạo ở trẻ em – được đo bằng một bài kiểm tra 90 phút – đã giảm kể từ năm 1980. “Đây là mối đe dọa tiềm tàng cho chúng ta”,  báo cáo viết . Sự cần thiết của sự khéo léo của con người là không thể tranh cãi. Một cuộc thăm dò gần đây của IBM của 1.500 giám đốc điều hành đã  xác định sáng tạo là năng lực lãnh đạo số 1 trong kinh doanh ở tương lai.

Tin tức đáng lo ngại này có thể dẫn đến những mối quan tâm về tác động suy giảm tính sáng tạo trong  kinh doanh và khởi nghiệp. Nhưng theo một khảo sát của các cơ quan chuyên môn cho thấy có rất ít hậu quả liên quan đến xu hướng này,đồng thời cho rằng sáng tạo không phải là nhân tố duy nhất ảnh ảnh hưởng đến sự đổi mới.

Phương trình sáng tạo

“Liệu sáng tạo là một phần của phương trình?  Đúng thế,” Charles Hofer, một giáo sư tại  Đại học Kinh doanh  Kennesaw  cho biết. “Nhưng tôi không nghĩ rằng nó  đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.”

“Có không ít các ý tưởng sáng tạo trong một ngày nhất định”, ông Gregg Fairbrothers, giám đốc sáng lập mạng Entrepreneurial, Đại học Dartmouth cho biết. “Nhưng việc làm tất cả các công việc khó khăn để thực hiện ý tưởng đó mới thực sự quan trọng.”

images (5)

Học tập sáng tạo thông qua kinh nghiệm

Sự sáng tạo cũng không nên phủ nhận lên giá trị của kinh nghiệm trong việc xác định và thực hiện thông qua một ý tưởng cho một doanh nghiệp làm việc thực tế.  Hofer cho biết thêm, kinh nghiệm có thể có nhiều hình thức.
“Bạn có thể tận dụng nhiều năm kinh nghiệm làm việc của mình trong phát triển kinh doanh”, ông nói. “Kinh nghiệm cũng có thể hiểu đơn giản là một đứa trẻ với 10 năm tiếp xúc  với một máy tính hoặc Internet.”

Những người khác lưu ý rằng bản chất của doanh nghiệp là một nhiệm vụ cấp độ khác nhau của sự sáng tạo và tháo vát không được chia sẻ bởi các doanh nghiệp lớn. Như Angelo Mastrangelo,Giáo sư  tại Đại học Binghamton đã chỉ ra : các công ty lớn không nhất thiết phải có  quá nhiều sự sáng tạo để phát triển.

“Các công ty nhỏ luôn cần các nhà sáng tạo”, ông nói. “Nhưng đối với các công ty lớn, đâu là động lực để thay đổi? Họ không có giới hạn trong cuộc chơi.” Nói cách khác, nhà doanh nghiệp do bản chất của nó đòi hỏi tư duy sáng tạo cho sự phát triển. Nhưng liệu rằng việc sáng tạo đó có thể được học thông qua kinh nghiệm?

David Greenberg, người sáng lập ra Parliament Tutors- Công ty tư vấn có trụ sở tại New York  nghĩ như vậy. Ông lưu ý rằng một nền kinh tế đầy thách thức cần  khuyến khích suy nghĩ mới mẻ của rất  nhiều người có thể chưa bao giờ nghĩ mình là đặc biệt sáng tạo.

” Khi tôi tốt nghiệp đại học vào năm 2009 với bằng thạc sĩ kinh tế của Đại học New York, giống như nhiều đồng nghiệp của tôi, tôi đã không thể đảm bảo một công việc” ,Greenberg nói. “Khi các công ty ngừng tuyển dụng, nhiều nhân viên tiềm năng của họ – trong đó có tôi – đã buộc phải xem xét lựa chọn thay thế sự bất lợi, điều này tạo ra tính linh hoạt,và  tính linh hoạt nuôi dưỡng sự sáng tạo.”

“Chúng ta có thể  học rất nhiều về sáng tạo – chủ yếu thông qua học tập kinh nghiệm,” Fairbrothers cho biết. “Nhưng điều quan trọng là không nên đánh giá quá cao giá trị của sự sáng tạo so với kinh nghiệm trong kinh doanh.

Dịch từ www.entrepreneur.com

6 cách để phụ nữ tăng sức mạnh cho doanh nghiệp

Một nữ doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp thì phải mở rộng quan hệ. Điều này có nghĩa là họ phải thoát ra khỏi “lớp vỏ” bẽn lẽn thường thấy ở phụ nữ. Cần phải can đảm lên, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái như hiện nay.

Có 6 cách để giúp bạn trở thành một phụ nữ tự tin trong môi trường kinh doanh:

Muốn thành công trong kinh doanh, phụ nữ cần ra khỏi “lớp vỏ” bẽn lẽn

1. Loại bỏ điểm yếu

Các nghiên cứu cho ra kết luận rằng những doanh nhân có mạng lưới quan hệ càng rộng thì càng dễ dàng phát triển doanh nghiệp của mình. Tuy phụ nữ là những người giao tiếp và những cộng tác viên tốt, họ chưa phải là những người mở rộng các mối quen biết hiệu quả.

Theo Kelly Hoey, người đồng sáng lập của WIM (Women Innovate Mobile), một nguyên nhân của trở ngại này là phụ nữ thường thích xây dựng mạng lưới quan hệ hẹp nhưng sâu, trong khi mạng lưới quan hệ của “giới mày râu” thì rộng hơn nhưng không sâu sắc bằng. Mạng lưới rộng là một điểm tựa để các ý tưởng hay, thông tin và cơ hội có thể chảy vào, vì thế phụ nữ nên tập trung vào xây dựng mạng lưới càng rộng càng tốt.

Jeanne M. Sullivan, nhà điều hành của một doanh nghiệp liên doanh cho rằng phụ nữ không biết xây dựng và sử dụng mạng lưới quan hệ trong kinh doanh. Đàn ông biết tận dụng cơ hội để xây dựng quan hệ lúc họ chơi thể thao, lúc đi ăn, ngay cả trong lúc tụ tập bạn bè “nhậu nhẹt”. Phụ nữ thường rất ngại làm những điều này. Họ cần vượt qua chính mình.

Ingrid Vanderveldt, CEO của một công ty năng lượng nói rằng bạn có thể đang bắt đầu thành lập doanh nghiệp, tìm nguồn vốn, hay mở rộng kinh doanh, điều quan trọng là các mối quen biết sẽ giúp bạn thúc đẩy công việc kinh doanh của bạn lên một tầm cao mới. Nhờ mối quan hệ tạo dựng được với tổ chức DWEN (Dell Women’s Entrepreneur Network), Ingrid Vanderveldt đã tìm được đối tác cho doanh nghiệp của mình.

2. Quen biết, quan biết và quen biết

Người ta thường nói, điều quan trọng không phải là bạn biết những gì mà là bạn quen những ai. Jane P. Newton, nhà điều hành của một công ty tư vấn đầu tư “nhất trí cao” với câu nói này. Bà cho rằng giống như giá trị của bất động sản dựa vào 3 yếu tố “vị trị, vị trí và vị trí”; khả năng thành công của phụ nữ cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố: quen biết, quen biết và quen biết.

Jane Newton cũng là người tổ chức của Wall Street Women, một forum tập hợp những phụ nữ cấp cao điều hành các doanh nghiệp tài chính. Những người này khi nói về thành công thú nhận rằng họ cũng phải vượt qua những thách thức trong tạo lập mối quen biết để có thể lên được vị trí cao như hiện nay.

3. Nuôi dưỡng mối quan hệ

Nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ như bạn làm với khu vườn của mình vậy. Giống như phân bón sẽ giúp hoa nở, tham gia vào một câu lạc bộ kinh doanh nào đó sẽ giúp bạn thúc đẩy công cuộc tạo các mối quen biết.

Không khu vườn nào có thể phát triển nếu không có nước. Hãy là “nguồn nước” cho đối phương trong quá trình tạo lập mối quan hệ, và bạn nên làm việc này bằng cách biết lắng nghe họ.

4. Tạo bề rộng và chiều sâu cho mạng lưới quan hệ

Phương tiện truyền thông là một cách cực kỳ hữu hiệu nếu như muốn tuyên truyền, kết nối thông điệp của bạn với những người khác. Các trang mạng xã hội là mảnh đất tốt để bạn gieo trồng “hạt giống” này.

5. Người khác giới chiếm phần quan trọng

Có một thực tế là đàn ông chiếm phần lớn trong các vị trí lãnh đạo. Bạn cần có chiến thuật khi tiếp cận và gây ấn tượng với những người có thể giúp bạn trong công việc kinh doanh như tìm nguồn vốn, thị trường, khách hàng, nhân viên…

6. Học tính bền bỉ

Sẽ có rất nhiều người ngoài kia có thể giúp đỡ bạn, điều quan trọng là bạn phải cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ. Bạn phải gửi đi thông điệp của mình một cách rõ ràng thì mọi người mới biết bạn đang cần giúp đỡ cái gì.

Nói đến xây dựng mạng lưới quan hệ, tính bền bỉ rất quan trọng. Những người thành công có mạng lưới quan hệ rất rộng. Vì thế, nếu bạn muốn gặp và kết nối với họ, bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ và chịu bỏ thời gian.

KRISTEN NGUYEN (theo Forbes)
Doanh nhân Saigon Online

CEO và thương hiệu

Khi nào một CEO nên bước ra từ phòng họp để vào studio, đứng trước máy quay và khởi động một chiến dịch truyền thông nhằm tạo dựng hình ảnh cho công ty?

Một người hùng trong phòng họp có thể là một chú hề trước máy quay. Một hình tượng doanh nhân thành công trên thương trường có thể bị nhạt nhòa trước màn hình vô tuyến khi bị hàng triệu người xem bình phẩm.

CEO là hình ảnh đại diện cho công ty, đó là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, không phải CEO nào cũng thành công ở vai trò đại diện cho thương hiệu. Đó là một thực tế.

Vậy một CEO cần phải có phẩm chất như thế nào để có thể trở thành người phát ngôn hoàn hảo và là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp? Hãy xem thử từ những giá trị marketing một CEO có thể đem lại cho doanh nghiệp:

Tính nguyên bản

Tính nguyên bản luôn được đánh giá cao bậc nhất trong tâm trí người tiêu dùng. Những CEO đồng thời là những nhà sáng lập ra doanh nghiệp luôn là những hình tượng đại diện xác đáng nhất. Sự gắn bó giữa nhà sáng lập/CEO và doanh nghiệp sẽ khiến cho phát ngôn của CEO trở nên hoàn toàn có sức nặng trước công chúng. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ luôn có sự liên tưởng mạnh mẽ giữa CEO và thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Hãy điểm qua một vài gương mặt như vậy: Michael Dell, cha đẻ của hãng máy tính Dell với phương thức bán hàng trực tiếp đến khách hàng và thu nhập gần 200.000 USD/tháng khi chỉ mới là một chàng sinh viên năm thứ 3.

Bill Gates, sáng lập viên/cựu CEO của Microsoft, người đã thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp phần mềm trên toàn thế giới.

Steve Jobs, sáng lập viên/cố CEO của Apple, con người của chủ nghĩa hoàn hảo với những sản phẩm công nghệ đỉnh cao khiến người tiêu dùng năm châu khao khát.

Ở nước ta, những doanh nhân có sức liên tưởng mạnh mẽ đến thương hiệu doanh nghiệp ở dạng người sáng lập/CEO có thể kể đến: Trương Gia Bình và FPT, Đoàn Nguyên Đức với Hoàng Anh Gia Lai v.v…

Ông Trương Gia Bình

Tính tương thích
Phải nói rằng nhiều người có tính tương thích cao với giới truyền thông so với những người khác. Một CEO giỏi phải là một người biết tận dụng lợi thế của truyền thông, có khả năng thuyết phục được giới truyền thông.

Ngày nay, khi truyền thông được đánh giá là quyền lực thứ 4, là một vũ khí tối thượng, dĩ nhiên không ai muốn truyền thông chống lại mình, đặc biệt là doanh nghiệp.

Sự thân thiện, tương thích với truyền thông là điều đặc biệt cần thiết. Nhiều sáng lập viên của doanh nghiệp lại thiếu khả năng này. Khi đó, những CEO có khả năng sẽ đảm nhận vị trí người phát ngôn một cách lý tưởng.
Lee Iaccoca, cựu CEO của Ford; cựu CEO Eric Schmidt của Google hoặc Marissa Ann Mayer, đương kim CEO của Yahoo là những nhân vật có tính tương thích mạnh mẽ với giới truyền thông
.

Bà Marissa Ann Mayer – đương kim CEO của Yahoo
Ở Việt Nam, không thể không nhắc tới những CEO có khả năng truyền cảm hứng mạnh như Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên, Chris Harvey của VietnamWorks và Navigos.
Diện mạo phù hợp

Tỷ phú Donald Trump
Một người đáng mến và một người có khả năng chuyển hóa sự đáng mến của mình lên trên màn ảnh là hai điều hoàn toàn khác biệt. Một CEO có thể trở thành đại diện thương hiệu với điều kiện họ phải có diện mạo “ăn khách”.

Không ít CEO tuyệt hảo trên thế giới còn trang bị cho mình một chút kỹ năng diễn xuất. Nói cho cùng, nếu một doanh nghiệp thực sự coi trọng marketing cũng như những chiến dịch truyền thông nhằm đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng một cách thấu đáo nhất thì kỹ năng này của CEO không kém phần quan trọng so với những kỹ năng quản trị khác.

Hãy xem thử trường hợp của Donald Trump. Ông trùm bất động sản này ăn khách không kém gì so với bất cứ một ngôi sao hàng đầu nào. Richard Brandson cũng là một người vô cùng đáng mến và cuốn hút mỗi khi xuất hiện trước truyền thông.

Nổi tiếng

Sự nổi tiếng là một điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ CEO thành danh nào. Nổi tiếng có thể tạo nên sự phiền toái nhưng là điều cần thiết để một CEO nâng bước thương hiệu doanh nghiệp. Ở nhiều góc độ, thương hiệu của một CEO không kém phần quan trọng so với thương hiệu của doanh nghiệp.

Để xây dựng được một thương hiệu cá nhân, đòi hỏi CEO phải tuân theo những quy luật xây dựng thương hiệu cơ bản. Dieter Zetsche là Chủ tịch của DaimlerChrysler và thành viên BGĐ của thương hiệu xe hơi hạng sang Mercedes-Benz? Không mấy người biết và không mấy người cảm thấy cần phải nhớ một cái tên phức tạp như vậy.


Chủ tịch Dieter Zetsche của DaimlerChrysler

Dieter Zetsche đã đổi tên thành Dr. Z trong chiến dịch truyền thông “Hãy hỏi Dr. Z” (Ask Dr.Z). Chiến dịch nhằm giải thích tất cả những thắc mắc của khách hàng về các vấn đề của xe hơi cũng như giải thích tại sao những kỹ sư hàng đầu của Đức lại chế tạo ra những bộ phận khác biệt trong những nhãn hiệu xe hàng đầu. Dr. Z sau đó đã thực sự trở thành một biểu tượng truyền thông. Người ta biết nhiều hơn đến Dr. Z mặc dù Dieter Zetsche sau đó đã được báo chí Đức năm 2008 bình chọn ông là “Doanh nhân của năm”.

Một thương hiệu cá nhân tốt của người phát ngôn góp phần không nhỏ tạo nên một thương hiệu tốt. Dĩ nhiên, phải phân biệt sự nổi tiếng đó đến từ đâu. Nổi tiếng từ việc sở hữu dàn xe khủng hay những bữa tiệc với các chân dài trong bối cảnh doanh nghiệp của mình làm ăn bết bát sẽ không thể tạo nên hiệu ứng tốt cho doanh nghiệp.

Có một câu chuyện hay

Những CEO bậc thầy đều có những câu chuyện để kể với giới truyền thông, về mình, về thương hiệu mà mình đang đảm trách. Những câu chuyện hay, có ý nghĩa là những thông điệp marketing tuyệt vời nhất, chạm tới tình cảm của khách hàng một cách sâu sắc nhất. Những câu chuyện như vậy sẽ tạo thành sự gắn kết bền chặt giữa thương hiệu và khách hàng.

Anita Roddick – nhà sáng lập The Body Shop

Câu chuyện khi Steve Jobs bị đuổi ra khỏi Apple rồi quay trở lại tạo nên phép màu biến quả táo thành thương hiệu lớn nhất toàn cầu đã trở thành huyền thoại, được ghi nhớ và là chất xúc tác mạnh mẽ khi khách hàng quyết định sở hữu một chiếc iPhone hay iPad.

Hay Anita Roddick bằng những câu chuyện về hành trình tìm kiếm những chất thảo dược từ thiên nhiên tốt nhất đã gây dựng nên chuỗi cửa hàng mỹ phẩm hàng đầu thế giới The Body Shop.

Câu chuyện khởi nghiệp đầy cay đắng, gian truân nhưng thấm đẫm khát khao vươn lên của Đặng Lê Nguyên Vũ đã và sẽ là tài sản vô hình cực lớn của café Trung Nguyên.


Người sáng lập / CEO của Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ

Cuốn sách “Trí tuệ kinh doanh của người Do Thái” đã viết: “Người ta có thể quên những báo cáo tài chính nhưng không thể quên những câu chuyện cảm hứng”. Chính vì vậy, mỗi công ty nên và cần có một người phát ngôn đại diện cho thương hiệu. Lý tưởng nhất, đó chính là CEO của doanh nghiệp. Lý tưởng hơn nữa, đó là người sáng lập doanh nghiệp, chứ không phải là những nhân vật nổi tiếng nhưng xa lạ với việc kinh doanh và vướng nhiều scandal.

Theo doanhnhan360