Tổng hợp kiến thức

về Kế toán, Tài chính & Quản trị

Chia sẻ kiến thức

Tri thức là sức mạnh, là nền tảng để dẫn đến thành công

Quản trị tài chính

Chia sẻ kiến thức về Kế toán quản trị, Quản trị tài chính và kế toán

Kinh doanh

Cập nhật các kiến thức và tin tức về kinh doanh và quản lý doanh nghiệp

Tư vấn khoá học

Tư vấn các khoá học nghề nghiệp chuyên nghiệp quốc tế mang tính thực tiễn cao

Chương trình nghề nghiệp

Các khoá học được đào tạo tại Việt Nam, bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, giúp học viên nâng cao kiến thức và hoàn thiện kỹ năng về Kế toán, Kiểm toán, Tài chính và Quản trị

Bài viết mới cập nhật

Sau đây là những bài viết mới cập nhật về tin tức, kiến thực, chia sẻ tài liệu liên quan đến kế toán, tài chính và quản trị

Những truy vấn phổ biến của cơ quan thuế

Blogkienthuckinhte xin chia sẻ đến các anh/chị thuộc bộ phần Tài chính Kế toán về những truy vấn phổ biến của cơ quan thuế (trích nguồn từ Công ty TNHHH Deloitte Việt Nam) sau đây:

1. Các vấn đề chung:

STTHạng mụcCác truy vấn thường gặp
1Ưu đãiƯu đãi đối với thu nhập khác phát sinh ngoài địa bàn / lĩnh vực ưu đãi
2Doanh thuCác khoản giảm trừ doanh thu không đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ (điều chỉnh giá, giảm trừ doanh thu, hàng bán trả lại)
3Giá vốnCác khoản điều chỉnh giá không có đầy đủ hồ sơ chứng từ
4Dự phòngTrích lập dự phòng không theo quy định của Thông tư hiện hành (cơ sở trích lập / hồ sơ chứng từ)
5Trích trướcTrích trước chi phí cho người lao động không được thanh toán trước thời điểm quyết toán thuế TNDN
6Lao độngChi phí lương, thưởng, phúc lợi không có đầy đủ hồ sơ chứng từ theo quy định (đặc biệt là đối với chi phí lương, thưởng của chuyên gia nước ngoài)
7Lao độngLương làm thêm giờ vượt mức giới hạn theo quy định (rủi ro tiềm tàng)
8Khấu haoChi phí khấu hao vượt khung theo quy định
9Chi phí chungChi phí trả cho bên liên kết không có hồ sơ chứng từ chứng minh
10Chi phí chungCác chi phí không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí có hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn…

2. Doanh nghiệp sản xuất:

STTHạng mụcCác truy vấn thường gặp
1Ưu đãiƯu đãi đối với các hoạt động / dự án đầu tư mở rộng qua nhiều thời kỳ và việc phân bổ thu nhập giữa các lần mở rộng
2Doanh thuDoanh thu được xác định tại thời điểm bàn giao hàng hoá dịch vụ hay tại thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan?
3Giá vốnGiải trình các bút toán điều chỉnh riêng lẻ
4Giá vốnTruy vấn chi phí hàng lỗi hỏng, chi phí nguyên vật liệu sử dụng vượt định mức
5Giá vốnGiải trình về cách thức hạch toán / phân bổ giá vốn nhằm kiểm tra nguyên tắc chi phí tương ứng với doanh thu
6Khấu haoHồ sơ chứng từ đối với các tài sản cố định gắn liền với đất
7Khấu haoPhân biệt chi phí sửa chửa hay chi phí nâng cấp / cải tạo
8Chi phí chungHồ sơ chứng từ đối với các chi phí chuyển giao khoa học công nghệ, nhượng quyền thương mại
9Thu nhập khácẤn định doanh thu đối với các khoản hàng mẫu, hàng dùng thử, máy móc không cần thanh toán nhận từ bên liên kết

3. Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ:

STTHạng mụcCác truy vấn thường gặp
1Ưu đãiTrường hợp áp dụng theo địa bàn, đánh giá về việc thu nhập phát sinh trên địa bàn nào
2Doanh thuThời điểm ghi nhận doanh thu, có rủi ro về việc ghi nhận doanh thu sau ngày hoàn thành không?
3Doanh thuCác khoản điều chỉnh giảm giá không đủ hồ sơ chứng từ, trích trước chiết khấu thương mại
4Giá vốnNếu theo dõi dự án, có thể yêu cầu tập hợp doanh thu / giá vốn theo từng dự án để đánh giá, đảm bảo nguyên tắc chi phí tương ứng với doanh thu
5Chi phí bán hàngTập trung phân tích kĩ các chi phí bán hàng / chương trình khuyến mại (có thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hay không?)

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Hoặc tham khảo thêm các khoá học về Kế toán quản trị theo các đường dẫn sau đây:

Cập nhật về hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020

Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Sau đây là những cập nhật về hoá đơn điện tử mà các anh chị bộ phận Tài chính Kế toán cần nắm được về việc chuyển tiếp hoá đơn.

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoá đơn, chứng từ 123/2020/NĐ-CP. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

1.Cơ sở pháp lý về hoá đơn điện tử:

Cơ sở pháp lý về hoá đơn điện tử (Nguồn: Công ty TNHH Tư vấn Thuế Deloitte Việt Nam)

Nghị định 123/2020 chính thức gia hạn thời điểm bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử đến 01/07/2022. Quy trình hoá đơn hiện tại có thể được áp dụng đến 30/06/2022.

2. Một số lưu ý về hoá đơn điện tử:

Ngoại trừ một vài nội dung cụ thể được bãi bỏ bởi Nghị định 123, phần lớn các quy định hiện hành về hoá đơn, chứng từ vẫn có hiệu lực tới 30/6/2022

  • Chính thức gia hạn thời điểm bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử: Doanh nghiệp được phép tiếp tục sử dụng “hoá đơn giấy” và hoá đơn điện tử đã đăng ký theo quy định trước đây cho tới 30/06/2022
  • Thời điểm xuất hoá đơn: Trong trường hợp ngày xuất hoá đơn điện tử khác với ngày ký hoá đơn điện tử, thời điểm kê khai thuế là ngày xuất hoá đơn
  • Sử dụng hoá đơn điện tử: Hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế được áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không rơi vào trường hợp bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
  • Xử lý hoá đơn có sai sót: Trong trường hợp sai sót liên quan tới mã số thuế, giá trị hoá đơn, thuế suất, số thuế, nội dung, người bán có thể:
    • Lập hoá đơn điện tử điều chỉnh đối với hoá đơn đã lập; hoặc
    • Xuất hoá đơn điện tử mới thay thế hoá đơn bị sai sót
  • Tra cứu thông tin hoá đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hoá lưu thông trên thị trường:
    • Cơ qian có thẩm quyền không yêu cầu cung cấp hoá đơn giấy chuyển đổi từ hoá đơn điện tử
    • Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gâu ảnh hướng đến không thể truy cập mạng internet, người có thẩm quyền thực hiện tra cứu thông tin hoá đơn điện tử theo hình thức nhắn tin
  • Các điểm lưu ý khác:
    • Phải lập hoá đơn cho trường hợp cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá
    • Hướng dẫn mới về uỷ quyền cho một bên thứ 3 xuất hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ
    • Cho phép doanh nghiệp trực tiếp gửi dữ liệu hoá đơn điện tử cho Cơ quan thuế mà không cần đơn vị cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử

Nếu bạn cần tư vấn về các khoá học liên quan đến kế toán tài chính và kế toán quản trị, vui lòng liên hệ Tình:

  • Điện thoại: 0934 128 486 (Zalo, Viber…)
  • Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn

Hoặc tham khảo thêm các khoá học về Kế toán quản trị theo các đường dẫn sau đây:

4 điều cần biết để áp dụng hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020

Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực vào 1/7/2022 sau khi Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP hết hiệu lực. Để tăng tính chủ động cho kế toán và doanh nghiệp trong việc áp dụng hóa đơn điện tử, blodkienthuckinhte sẽ nêu 4 điều cần biết để áp dụng hoá đơn điện tử theo quy định như sau:

  1. Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022 và được Chính Phủ, Tổng cục Thuế và các cơn quan thuế khuyến khích áp dụng trước thời hạn, sử dụng sớm để nhận được lợi ích lâu dài. Theo quy định, quy trình hoá đơn hiện tại có thể áp dụng đến hết 30/6/2022
  2. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”
  3. Xử lý hóa đơn giấy đã đặt in, phát hành trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử thì sẽ tiếp tục được sử dụng đồng thời cả 02 hình thức hóa đơn này đến 30/6/2022.
  4. Cục Thuế đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng sau:
    • Trong trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sau đây sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in:
      • Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
      • Doanh nghiệp vừa và nhỏ khác theo quy định.
    • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố (theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 123/2020)

Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng. Đồng thời, cơ quan thuế có giải pháp để doanh nghiệp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế theo quy định.